K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn ơi tham khảo mạng đi chứ đánh máy thì đến bao giờ mới xong?

26 tháng 1

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng khi ăn quả, chúng ta là người hưởng thụ; còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó.

Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã mất. Dân tộc ta còn có ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27 tháng 7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh hạnh phúc, hy sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20 tháng 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27 tháng 2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

Là học sinh cần hiểu được câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để sống sao cho đúng. Đối với cha mẹ, chúng ta cần hết lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa.

Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người. Sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiêng liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

26 tháng 1

Đạo lí của dân tộc ta đề cao tình nghĩa thủy chung. Trong đó, lòng biết ơn là một trong những bài học về tình nghĩa ăn, ở mà ông bà, cha mẹ ta rất quan tâm nhắc nhở, dạy bảo con cháu. Lòng biết ơn đã được nhân dân ta đúc kết, gửi gắm vào ca dao, tục ngữ với bao lời hay, ý đẹp. Một trong những câu tiêu biểu là câu tục ngữ:

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

"Quả" trong câu tục ngữ trên là trái ngọt, quả ngọt, là bông lúa thơm, trái cam ngọt,... là thành quả lao động, do công sức, mồ hôi của trồng cây", của bà con nông dân "cuốc bẫm cày sâu", "một nắng hai sương"... làm nên.

Hương vị của "quả" chứa đựng biết bao sức người và tình đời. Cho nên được "ăn quả", được hưởng thụ thơm trái ngọt ở đời, lương tâm luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải trân trọng và biết ơn những "kẻ trồng cây" trong xã hội, những con người đã lao động vất vả đã làm ra "quả" cho ta được ấm no, hạnh phúc.

Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" còn hàm chứa một ý nghĩa rộng lớn và sâu sắc. "Quả" không chỉ là những thứ vật chất như cơm ăn mặc, áo mặc, hoa quả ngọt thơm... mà còn là những thành quả, những giá trị tinh thần khác trong cuộc sống rộng lớn của nhân dân ta từ xưa tới nay.

Được nuôi nấng chăm sóc, được học hành nên người, được chạy chữa thuốc men lúc ốm đau bệnh tật, được sống trong một đất nước đẹp tươi, thanh bình độc lập yên vui,... những "quả" ấy được người trồng cây là Bác Hồ vĩ đại và triệu triệu nhân dân làm nên, bằng mồ hôi và xương máu, bằng tài trí và tình thương. Do đó, được "ăn quả", chúng ta phải "nhớ"; phải ghi lòng tạc dạ công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên; không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng của thầy cô giáo, nhân dân, từ người dân cày lam lũ đến người thợ trong nhà máy, người lính ngoài mặt trận, Bác Hồ đã đi xa...

Tóm lại, câu tục ngữ nêu lên bài học về lòng biết ơn giáo dục mọi người cách sống cho phải đạo, biết ăn, ở thủy chung. Con người ta phải có lương tâm. Được ơn thì phải biết đáp nghĩa. Được ơn, chịu ơn người thì phải có nghĩa vụ ghi nhớ, đền đáp. Người làm ơn ít ai nghĩ rằng sẽ chờ người trả ơn. Lương tâm luôn luôn thầm nhắc chúng ta hành động, tìm cách báo đáp công ơn người. Hướng theo đạo lí của dân tộc, ai cũng muốn vươn tới cái đẹp: tình nghĩa thủy chung.

Mỗi chúng ta là con em của một dân tộc có nền văn hiến lâu đời. Sống trong cộng đồng, mỗi một thành viên đều có mối quan hệ vật chất hoặc tinh thần, là tình đời, tình người sâu nặng lắm. Ai có thể sống biệt lập mà hạnh phúc? Cuộc nhân sinh đầy vất vả, khó khăn, thiên tai, địch họa, đói rét cơ hàn, ốm đau, bệnh tật, lúc "tắt lửa tối đèn"... Bởi vậy, con người ngoài nghĩa vụ tương thân tương ái để sống hạnh phúc lại phải có ý thức "có vay có trả" tình đời, nghĩa đời, phải biết đền ơn đáp nghĩa.

Con người phải luôn luôn hướng thiện. Lòng biết ơn làm cho chúng ta trở nên cao thượng, biết trau dồi nhân cách, tạo dựng tâm hồn đẹp, sống nhân hậu yêu thương, thủy chung. Trở thành một người con hiếu thảo, một người học trò tốt, một người bạn tốt, một người công dân tốt... sống nhân hậu thủy chung là điều ai cũng mong muốn. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cảm hóa con người sâu sắc lắm!

Có thể tự hào khẳng định, ân nghĩa thủy chung là một nét rất đẹp của tâm hồn người Việt Nam được hun đúc nên qua hàng ngàn năm lịch sử.

Con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, "thương người như thể thương thân". Vì thương người mà biết làm ơn giúp người, xem như một việc nghĩa, vô tư, trong sáng. Cũng vì thế mà lòng biết ơn trở thành một nét đẹp trong đạo lí của nhân dân ta. Ân nghĩa thủy chung là thước đo đạo đức, là biểu hiện nhân cách, phẩm giá của mỗi người.

Con cháu biết hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nén hương thơm thắp trong ngày giỗ tết, trước bàn thờ là biểu thị về lòng tưởng nhớ, biết ơn... của con cháu đối với gia tiên, qua tháng năm đã trở thành thuần phong mĩ tục. Học trò biết kính trọng thầy cô giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. Nhân dân biết ơn thương binh liệt sĩ, đời đời nhớ ơn Bác... là ân nghĩa đạo lí ở đời. Những mái nhà tình nghĩa mọc lên sau chiến tranh khắp mọi miền quê là biểu tượng tuyệt đẹp "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", là lòng biết ơn của toàn xã hội đối với thương binh, liệt sĩ.

Trong xã hội, thời gian nào cũng vậy, không thiếu những kẻ vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn, "ăn cháo đá bát". Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị cảnh tỉnh và giáo dục sâu sắc.

Vì trọng ân nghĩa thủy chung nên nhân dân ta từ ngày xưa đã truyền lại bao câu ca, bài hát về lòng biết ơn. Đọc những vần thơ dân gian ấy, ta thấy tâm hồn thêm trong sáng, đẹp đẽ: "Uống nước nhớ nguồn" hoặc:

"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước áo"

Câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một bài học luân lí sâu sắc. Nó giáo dục chúng ta đạo lí làm người, sống có tình nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta về đạo lí làm con, đạo thầy trò, nghĩa vụ của người công dân đối với Tổ quốc. Lòng biết ơn phải được khắc sâu vào tâm hồn, phải được biểu hiện bằng những việc làm tốt cụ thể.

Mùa xuân đến cùng là khi ngày tết lại về trên khắp các nẻo đường của quê hương. Thời tiết ấm áp hơn. Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Trong vườn nhà em, những bông hoa đua nhau khoe sắc thắm. Từng đàn bướm từ đâu bay đến khiến khu vườn thêm rực rỡ. Tiếng chim hót ríu rít trên những tán cây nghe thật vui tai. Khắp nơi, mọi người háo hức đi sắm sửa để đón Tết. Đường phố được trang hoàng lộng lẫy. Cả gia đình em cùng nhau dọn dẹp nhà cửa để đón chào một năm mới sắp đến. Đêm giao thừa, mọi người trong gia đình cùng nhau ăn bữa cơm tất niên. Người lớn ôn lại về một năm cũ đã qua, trẻ em vui đùa cười nói. Ai cũng mong chờ đến giây phút giao thừa. Mọi nhà đều tràn ngập trong không gian đầm ấm, sum vầy của ngày tết. Em yêu ngày tết của đất nước mình biết bao nhiêu.

 

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy. Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu. Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy. Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc.

 

26 tháng 1

Mùa xuân đến cùng là khi ngày tết lại về trên khắp các nẻo đường của quê hương. Thời tiết ấm áp hơn. Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Trong vườn nhà em, những bông hoa đua nhau khoe sắc thắm. Từng đàn bướm từ đâu bay đến khiến khu vườn thêm rực rỡ. Tiếng chim hót ríu rít trên những tán cây nghe thật vui tai. Khắp nơi, mọi người háo hức đi sắm sửa để đón Tết. Đường phố được trang hoàng lộng lẫy. Cả gia đình em cùng nhau dọn dẹp nhà cửa để đón chào một năm mới sắp đến. Đêm giao thừa, mọi người trong gia đình cùng nhau ăn bữa cơm tất niên. Người lớn ôn lại về một năm cũ đã qua, trẻ em vui đùa cười nói. Ai cũng mong chờ đến giây phút giao thừa. Mọi nhà đều tràn ngập trong không gian đầm ấm, sum vầy của ngày tết. Em yêu ngày tết của đất nước mình biết bao nhiêu.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy. Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu. Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy. Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc.

26 tháng 1

bye mn cô và các bạn

26 tháng 1

  Trước đây, em vô tình nghe được một câu chuyện cảm động. Sau này, khi nhìn thấy những đóa hoa cúc trắng, em đều không thể không nhớ đến câu chuyện này. Đó chính là Sự tích bông hoa cúc trắng của một nhà văn người Nhật. Đặc biệt, hình ảnh người con gái trong truyện được tác giả xây dựng rất vừa thán phục, vừa cảm động.

  Mở đầu câu chuyện, gia cảnh của cô bé đã được tác giả thể hiện rõ qua những câu văn. Nơi cô bé ở thưa người, bố mất sớm và chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Gia cảnh không có gì khấm khá, thậm chí còn được coi là khó khăn. Vậy nên, người mẹ mới làm việc chăm chỉ và vất vả qua ngày. Cuối cùng, mẹ kiệt sức nên bị ốm. Qua sự kiện này, tính cách của cô gái nhỏ được thể hiện rõ ràng. 

  Đầu tiên, có bé là một người con ngoan ngoãn và nghe lời. Tuy tuổi còn nhỏ, cô bé không ham chơi hay nghịch ngợm. Thấy mẹ ốm, cô nghe lời đi tìm thầy thuốc. Tính cách này còn được thể hiện khi gặp thầy thuốc, em dù vội vàng nhưng vẫn vô cùng lễ phép. Chắc hẳn, mẹ rất yêu thương và dạy dỗ cô bé cẩn thận.

  Tiếp theo, thứ mà chúng ta cảm nhận được chính là lòng hiếu thảo của người con. Từ việc đi tìm thầy thuốc hay đi lấy hoa chữa bệnh cho mẹ, cô bé đều không ngại khổ. Ngoài trời lạnh giá, tay chân rét lạnh nhưng cô bé vẫn đi một quãng đường rất xa. Ở tầm tuổi nhỏ như vậy, hiếm có ai chịu khó được giá lạnh cả. Nhưng vì tình thương với mẹ, cô bé đã rất dũng cảm.

  Cuối cùng, thông qua chi tiết em xé từng cánh hoa nhỏ hơn để mẹ được sống lâu, ta có thể biết đây chính là một cô bé vô cùng thông minh. Vốn dĩ, em có thể cầm bông hoa đó về. Nhưng cô bé có thể nghĩ ra được việc xé từng cánh hoa ra nhỏ hơn. Em thực sự là một cô bé vô cùng thông minh.

  Lòng hiếu thảo và thông minh của cô bé trong truyện Sự tích bông hoa cúc trắng là thứ mà không phải ai cũng có được. Thông qua đó, ta cũng cảm nhận được tình cảm gia đình tha thiết, là tình thân không thể chia lìa. 

??????????????????????????????????????????????????????????????

không học mà cứ nhắn linh ting

25 tháng 1

Oh yeah , chính xác rồi 

Ta cần tình bạn sao ?

Đương nhiên, tại sao không !

Bố mẹ bỏ thì sao ?

Anh chị em thì sao ? 

Tất cả chìm nỗ đau 

Thật buồn bã , chán nàn

Đau inh ỏi ,vào tim 

Oh yeah , ta cần bạn 

Vui buồn có nhau , Hey 

Không sao đâu , cô đơn 

Sẽ có 1 người bạn 

Người ấy sẽ bù đắp 

Tình thương cho bạn nha 

Xuân cũng sắp về rồi 

Aó mới đã có chưa 

Bạn bè cùng sẻ chia 

Bao niềm vui họ có 

Yo .. yo yo , Yeah ha 

Ta cũng phải có bạn 

Tình bạn là chân lý 

Lý tưởng bạn và tôi 

Thắp sáng tình yêu thương 

Tôi có , nhưng bạn không 

Hãy bù đắp lại nhé !

 

 

Yooh , bạn yêu tôi ơi 

Tôi rất quý bạn nhé 

Bạn xinh và dễ thương 

Chúng ta bù đắp gì ?

Ta hãy cùng nhau làm 

Để tình bạn gắp kết 

 

26 tháng 1

định rap hay sao mà sao dài thế

 

25 tháng 1

Tri thức có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ giúp chúng ta đối nhân xử thế đúng cách mà nó còn là thước đo đánh giá con người. Đồng thời, nó giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân từ việc khắc phục sai lầm của bản thân đến biết cách phân biệt đâu là cái tốt, cái xấu trong xã hội.

25 tháng 1

Thiền tịnh

25 tháng 1

Bàn về ngày lễ ở Việt Nam, không thể quên nhắc đến Tết. Nhắc đến Tết không thể quên nồi bánh chưng và cành mai, cành đào. Hình ảnh hoa đào, hoa mai đã trở thành linh hồn của ngày Tết. Nói đến mai là miền Nam rực rỡ sắc vàng, còn đào lại là sắc hồng thắm của miền Bắc. Hoa đào đã trở thành nét riêng của miền Bắc Việt Nam. 

Trước hết, có thể lí giải vì sao hoa đào là nét riêng của miền Bắc. Miền Bắc có khí hậu khá khác so với miền Nam. Miền Bắc vào mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tràn về nên có nền nhiệt thấp, lạnh. Khi sang xuân, thời tiết ấm áp dễ chịu. Xuân sang cũng là lúc đào nở rộ. Cây đào rất kén nhiệt và nơi sinh sống. Đào không chịu được nhiệt độ quá lạnh, cũng không chịu được quá nóng. Đào cần được trồng ở những nơi nhiều ánh nắng và thông thoáng gió. Ở nhiệt độ quá lạnh, đào sẽ không thể nở hoa và phát triển. Chồi hoa bị chết ở nhiệt độ -15 đến -25 độ C. Sau khi hoa tàn, quả đào sẽ phát triển và chỉ chín được vào mùa hè với nhiệt độ lý tưởng là 20 đến 30 độ C. Quả đào là một loại trái cây được yêu thích. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… Nhưng phổ biến nhất vẫn là đào bích. Đào bích có nhiều cánh, cánh hoa màu đỏ thắm. Đào phai có màu sắc nhạt hơn, cánh hoa đã chuyển sang màu hồng. Đúng như tên gọi, đào bạch màu trắng, là loài hoa hiếm và khó trồng nhất. Hoa đào được trồng ở hấu hết các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội.. Được ưa chuộng nhất vẫn là đào Nhật Tân. Nhật Tân là vườn đào nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây nằm ở vùng đất ven sông Hồng ở Hà Nội. Vườn đào này nổi tiếng không chỉ bởi quy mô mà còn cả chủng loại và chất lượng đào. Hoa đào rất thích hợp với loại đất ven sông nhiều phù sa nên chất lượng đào ở Nhật Tân được đánh giá cao là vì thế. Cây đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, được lựa chọn và lai giống để có màu sắc tươi và rực rỡ hơn. 

Cây đào khá kén chăm sóc và tưới bón. Nếu không chăm sóc tốt, tưới tiêu phù hợp, đào sẽ không thể nở hoa đẹp hoặc nở đúng thời kỳ. Ngoài ra cũng còn dựa vào khí hậu thời tiết, đào sẽ ra hoa vào lúc nào. Cũng như mai, đào muốn nở hoa, người trồng đào phải tuốt lá trước khoảng hai tuần để nụ hoa đơm ra, hoa nở đúng mùa vụ. Mỗi năm, hoa đào chỉ nở một lần vào mỗi độ sang xuân. Vào hè quả đào sẽ chín. Quả đào thường có vị chua, là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Lá đào không giống lá mai. Lá đào dài hơn, có vân là răng cưa, màu xanh lá nhạt không đậm, rì như lá cây mai. Cành đào cũng mảnh và mỏng hơn so với cây mai. Cánh đào tương tự cánh mai, mỏng, nhẹ. Hoa đào có nhiều cánh cứ đan xen vào nhau mang màu hồng thắm hoặc nhạt theo từng giống đào. Hoa đào nở rất nhanh, tàn cũng rất nhanh. Trung bình một bông hoa từ lúc thành nụ đến khi tàn là khoảng 2 đến 3 tuần. Khi đào nở bung chuẩn bị tàn, chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa đào cũng sẽ rơi xuống hệt như hoa anh đào của Nhật Bản. Tùy theo chủng loại, tuổi đời và cách chăm bón, cây đào có nhiều kích thước khác nhau. Có thể rất nhỏ hoặc rất lớn. Rễ cây đào là rễ cọc, luôn có thân giữa cứng cáp to lớn làm trụ.  Trung bình một cây đào cao khoảng 1 mét trở lên. Cây đào có nhiều cành, cành mềm dẻo dễ uốn nắn. Vì thể mà người trồng đào có thể uốn nắn theo từng hình dáng, tướng tá khác nhau. phù hợp với thị yếu của người mua. 

 

 

Hoa đào mang rất nhiều ý nghĩa. Trước đây, hoa đào mang tinh thần đuổi ma quỷ trong nhà. Ngày nay, hoa đào mang lại sự ấm cúng cho gia đình, mang lại sự an khang thịnh vượng. Vẻ đẹp đằm thắm, hài hòa và kín đáo của hoa đào mang lại niềm vui, niềm hu vọng mới. Không chỉ thế, hoa đào còn đại diện cho tình bạn thân thiết, của lòng hướng về gia đình. Bởi vậy mà những người con miền Bắc xa quê, những người ban thân đến thăm nhau vào dịp tết thường chọn cành đào làm quà. Hoa đào ngày nay đã trở thành tinh thần ngày tết, hồn dân tộc Việt. Vì thế, nên những người Việt xa quê, đón Tết tại nơi xứ người, luôn muốn tìm một cành đào để trang trí trong nhà, để họ cảm thấy một cái tết Việt Nam. Sắc hồng thắm nhẹ nhàng của đào là hương vị không thể thiếu của người Việt Nam. Thiếu đào, cái hơi thở của Tết chưa thật sự đúng nghĩa. Hoa đào, hoa mai là hình ảnh của Tết, là linh hồn của ngày Tết quê hương. 

Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.

Cho 1 like nha 

25 tháng 1

Bạo lực học đường giờ đây đang trở thành một vấn đề nóng hơn bao giờ hết khi mà lướt qua các mạng xã hội, các trang báo điện tử tràn lan các thông tin về nạn bạo lực học đường. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh. Tuy nhiên sẽ như thế nào khi các em lại cảm thấy sợ hãi hay cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?

Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.

Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này đó chính là do bản thân học sinh, sự thay đổi về mặt tâm sinh lí với một cái tôi cá nhân quá cao .Chỉ cần những tác động, những kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến học sinh học theo, ví dụ như những clip bạo lực trên mạng. Và nguyên nhân chính nữa là do phía gia đình, nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”, bố mẹ ít quan tâm đến con cái hoặc thường xuyên nặng lời quát tháo.

Vấn đề này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, là biểu hiện về việc đạo đức của học sinh ngày càng xuống cấp . Nó khiến cho học sinh trở nên hung hăng hơn, và nạn nhân thì trở nên sợ sệt, không muốn đến trường vì sợ gặp kẻ bắt nạt . Nó làm xấu đi hình ảnh của những học sinh thơ ngây trong mắt cộng đồng, xã hội.

Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp cho vấn đề này.Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường,giáo viên để uốn nắn, tránh phân biệt đối xử.

Như vậy, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của cá nhân trường học mà còn là vấn đề của chính cộng đồng, xã hội. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.

Bài làm mang tính chất tham khảo nha...

Cho tớ 1 like nhé

25 tháng 1

Bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân. Để ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng này, cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Về phía gia đình, cha mẹ cần quan tâm đến con cái hơn, thường xuyên trò chuyện, chia sẻ để hiểu được tâm tư, tình cảm của con. Đồng thời, cha mẹ cần giáo dục con về cách ứng xử văn minh, lịch sự, biết tôn trọng người khác.

Về phía nhà trường, cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giúp các em hiểu rõ hậu quả của bạo lực học đường. Bên cạnh đó, nhà trường cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi bạo lực học đường, nhằm răn đe và giáo dục các em.

Về phía xã hội, cần tạo ra môi trường lành mạnh, văn minh để giáo dục học sinh. Các phương tiện truyền thông cần tích cực tuyên truyền, giáo dục về bạo lực học đường, giúp mọi người nâng cao nhận thức về vấn đề này.

Mỗi cá nhân cần có ý thức đấu tranh chống lại bạo lực học đường. Nếu chứng kiến các hành vi bạo lực học đường, hãy lên tiếng can ngăn, tố cáo kịp thời.

Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực học đường:

  • Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
  • Tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em biết cách ứng xử trong các tình huống.
  • Nâng cao nhận thức của cha mẹ, giáo viên và xã hội về bạo lực học đường.
  • Xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực học đường, nhằm răn đe và giáo dục các em.

Bạo lực học đường là vấn đề cần được giải quyết một cách triệt để, đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội. Hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho tất cả học sinh.

25 tháng 1

what có nữa luôn hả

25 tháng 1

???