K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
15 tháng 4 2020

Cho nó lên câu hỏi hay đi em

15 tháng 4 2020

Ngài đang tập tag kiểu đó à hiha

14 tháng 4 2020

Được tin cuộc khởi nghĩa của bà Triệu lan nhanh, vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm Thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.

Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.

Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm, sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.

14 tháng 4 2020

Do nhà Ngô cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân ⇒ ⇒Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp ⇒ ⇒Thất bại.

15 tháng 4 2020

Bạn có thể nêu rõ địa điểm của các cuộc khởi nghĩa đc k?

14 tháng 4 2020

12 tháng 4 2020

Việc Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua có ý nghĩa : Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược.

Đất nước giải phóng, Hai Bà thu quân về thành Phong Châu. Trưng Trắc lên ngôi Vương, đứng đầu bộ máy nhà nước độc lập tự chủ. Tiến hành phong thưởng thứ bậc công thần cho các tướng sĩ. Cắt cử một số tướng sĩ trở về nơi căn cứ cũ của mình xây dựng doanh điện phòng vệ làm hậu cứ cho triều đình.

Ở trung ương, xây dựng bộ máy nhà nước vương triều gồm có 2 ban ''văn- võ''. Tất cả đều có chữ ''tiết ché' (nghĩa là ''chỉ huyết), đặt quan chia chức đảm nhận công việc Nhà nước. Lại xây dựng 1 ''Sở hành cung'' ở xứ đầu voi làng Hạ Lôi làm nơi ''Sở thiết triều'' (nơi bàn việc nước lưu động).
Phía sau xây thành bảo vệ, đời sau gọi là ''thành ống''. Đồng thời bà Trưng Nhị dựng hai luỹ ở Cư An, đắp thành Đền, tất cả đều nằm ở phía Tây Bắc ''hành cung'' Hạ Lôi trưng sự bố phòng bảo vệ.

Việc Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua có ý nghĩa : Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược.

12 tháng 4 2020

Câu 1. Sau khi Trưng Trắc lên ngôi vua đã tiến hành làm những việc gì?

- Bà phong chức tước cho những người có công, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán

Câu 2. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

Diễn biến:

- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.

- Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Chỉ theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.

- Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

- Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.

- Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.

Kết quả: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán bị thất bại.

Ý nghĩa: Cuộc kháng chiến mặc dù thất bại nhưng vẫn thể hiện được ý chí quật cường của dân tộc ta.

11 tháng 4 2020

Câu 1:

Những biến chuyển về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I - VI

THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC

THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ

Vua

Quan lại đô hộ

Quý tộc

Hào trưởng Việt - Địa chủ Hán

Nông dân công xã

Nông dân công xã - Nông dân lệ thuộc

Nô tì

Nô tì

11 tháng 4 2020

mình thấy bạn trả lời câu này ở CAO NHƯ NGỌC RỒI VÀ CHO MÌNH CẢM ƠN NHIỀU LẮM

[KẾT QUẢ CUỘC THI "EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM"] Xin chân thành cảm ơn các bạn đã tham gia nhiệt tình cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”. Xin cảm ơn Hoc24.vn đã tạo điều kiện cho tôi tổ chức cuộc thi này. Chào các bạn, tích cực hướng tới Ngày giỗ Hùng Vương - lễ của người Kinh nhằm tưởng nhớ đến công lập quốc của Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch) và Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh...
Đọc tiếp

[KẾT QUẢ CUỘC THI "EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM"]

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã tham gia nhiệt tình cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”.
Xin cảm ơn Hoc24.vn đã tạo điều kiện cho tôi tổ chức cuộc thi này.
Chào các bạn, tích cực hướng tới Ngày giỗ Hùng Vương - lễ của người Kinh nhằm tưởng nhớ đến công lập quốc của Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch) và Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Tôi đã tổ chức cuộc thi này với mục đích tạo sân chơi và học hỏi kinh nghiệm giữa mỗi người chúng ta. Qua đó, cũng ghi nhớ đến công ơn với những người đã hy sinh mình cho Tổ quốc.
Để đạt được những thành tích như hôm nay, đó là sự nổ lực và tìm hiểu không ngừng của các thí sinh chúng ta. Từ đó, các bạn đã rút được cho mình một số bài học quý báu và bản thân tôi cũng được điều đó.
Như đã thông qua, cuộc thi có 3 giải:
- 1 giải nhất: Thẻ cào 50K + 15GP.
- 1 giải nhì: Thẻ cào 30K + 10GP.
- 1 giải ba: Thẻ cào 20K + 5GP.

Sau đây, là danh sách các bạn đạt giải:
Giải nhất: Đặng Thị Trâm Anh
Giải nhì: Trịnh Ngọc Hân
Giải ba: Nguyễn Ngọc Lộc

NGUYỄN THÀNH TRƯƠNG | 11/04/2020

12
13 tháng 4 2020

Cảm ơn @Nguyễn Thành Trương đã tổ chức cuộc thi này.

Thầy đã trao thưởng cho các bạn đạt giải.

11 tháng 4 2020

Đặng Thị Trâm Anh Chúc mừng em iu kiếp sau nha =))) Không hổ danh là eiu kiếp sau của t :)) M thấy t nói đúng ko :))

Trịnh Ngọc Hân Chúc mừng bạn :)) (Ko quen biết nên ko nói nhiều)

Nguyễn Ngọc Lộc Chúc mừng cô :)) Hay lắm cô ơi :))

Mình xin chia buồn với mấy bạn rớt và không được nhận giải như mình =))

11 tháng 4 2020

Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đấu thế kỉ XV. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, đặt chế độ thống trị tàn bạo đối với nhân dân ta. Sau kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, tháng 2 năm 1418 Lê Lợi, Nguyến Trãi cùng nhiều tướng lĩnh dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Từ một lượng mỏng manh trong những ngày đầu, nghĩa quân đã phải trải qua những năm tháng cực kì gian khổ. Rồi với lòng yêu nước thiết tha, được sự giúp đỡ của nhân dân, nghĩa quân đã đứng vững, đánh tan các cuộc tấn công của địch và từng bước giành thắng lợi, tháng 11 năm 1426 nghĩa quân đã giành thắng lợi ở Tốt Động - Chúc Động. Sau thất bại này tướng giặc là Vương Thông đã “ sai người đưa thư xin hòa, mong được toàn quân trở về nước”. Với mục tiêu cao cả là đuổi giặc cứu nước giành lại độc lập cho dân tộc. mỗi khi quân địch đã chịu từ bỏ dã tâm xâm lược, xin rút quân về nước thì ta sẵn sàng mở đường cho chúng rút lui, vì vậy sau khi nhận được thư của Vương Thông, Lê Lợi đã mở ra cuộc đấu tranh hòa nghị với địch. Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi đảm đương cuộc hòa nghị này. Sau một thời gian thương lượng, hai bên đã đi đến kết quả: Vương Thông cam kết rút hết quân về nước, quân ta đảm bảo các điều kiện an toàn cho địch rút lui. Tuy nhiên sau đó Vương Thông đã có những hành động gian trá, phản bội lại những điều đã cam kết. Lê Lợi, Nguyễn Trãi cùng với nghĩa quân tiếp tục tìm nhiều mưu kế để chiến đấu chống giặc Minh. Đươc sự ủng hộ của nhân dân cùng với mưu trí tài ba của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân đã làm nên chiến thắng vang dội Chi Lăng – Xương Giang( 11/1427), tướng của giặc Minh là Vương Thông lần này bị thất bại nặng nề, lâm vào cảnh” kế cùng, lực kiệt”, một lần nữa Vương Thông đã cầu xin giảng hòa để rút quân về nước, đó là lí do của Hội thề lịch sử ở phía nam thành Đông Quan. Trong hội thề, Vương Thông cam kết rút quân về nước, trên đường rút quân không được cướp bóc nhân dân. Lê Lợi tha cho quân địch được toàn tính mạng về nước, lại còn cấp cho 500 chiến thuyền, mấy nghìn con ngựa cùng với đầy đủ lương thực và sai sửa sang cầu cống, đường sá để cho chúng rút quân về nước. Quân Minh hết sức cảm động, lạy tạ những người lãnh đạo đầy khoan dung, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn. Đây là bài học giảng hòa trong thế thắng, thể hiện tính nhân văn của dân tộc ta.

11 tháng 4 2020

là phải dựa vào nhân dân, đại đoàn kết dân tộc, phát triển thành cuộc chiến giải phóng dân tộc quy mô cả nước, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh

Tham khảo: Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử gì với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm - Tech12h

Câu 1: Cư dân thuộc văn hoá Đông Sơn là người: A. Lạc Việt B. Chăm pa C. Phù Nam D. Cả A, B, C đều đúng Câu 2: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? A. Thế kỉ IV TCN C. Thế kỉ VI TCN B. Thế kỉ V TCN D. Thế kỉ VII TCN Câu 3: Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội là: A. Đúng B. Sai Câu 4: Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu thời gian nào? A. Năm 207 TCN C. Năm 179 TCN B. Năm 111 TCN D. Cả A, B, C đều...
Đọc tiếp

Câu 1: Cư dân thuộc văn hoá Đông Sơn là người:
A. Lạc Việt B. Chăm pa
C. Phù Nam D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
A. Thế kỉ IV TCN C. Thế kỉ VI TCN
B. Thế kỉ V TCN D. Thế kỉ VII TCN
Câu 3: Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội là:
A. Đúng B. Sai
Câu 4: Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu thời gian nào?
A. Năm 207 TCN C. Năm 179 TCN
B. Năm 111 TCN D. Cả A, B, C đều sai
Câu 5: Đền thờ An Dương Vương được xây dựng tại đâu?
A. Bạch Hạc ( Việt Trì) C. Cổ Loa ( Hà Nội)
B. Phong Châu ( Phú Thọ) D. Cả A, B, C đúng
Câu 6: Các công trình văn hoá tiêu biể thời Văn Lang Âu Lạc
A. Trống đồng C. A, B đúng
B. Thành Cổ Loa D. A, B sai
Câu 7: Thành Cổ Loa được xây dựng ở:
A. Phong Khê ( Đông Anh – Hà Nội) C. Bạch Hạc ( Việt Trì)
B. Mê Linh ( Hà Nội) D. Phong Châu ( Phú Thọ)
Câu 8: Truyện truyền thuyết nào phản ánh truyền thống quật cường chống ngoại
xâm của tổ tiên ta:
A. Sơn Tinh – Thuỷ Tinh C. Thánh Gióng
B. Bánh chưng, bánh giày D. Cả A, B, C đúng
Câu 9: Ngôi sao nhiều cánh giữa mặt trống đồng của cư dân Văn Lang tượng trưng
cho:
A. Thần mặt trời C. Thần mặt trăng
B. Thần đất D. Cả A, B, C đúng
Câu 10: Thời Văn Lang - Âu Lạc để lại cho chúng ta:
A. Tổ quốc, phong tục tập quán
B. Thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa nước
C. Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước
D. Cả A, B, C đúng
Câu 11: Nhà nước đầu tiên Được thành lập vào thời gian nào ?
A. Thế kỉ VII B. Thế kỉ V Trước công nguyên
C. Thế kỉ VII Trước công nguyên D. Thế kỉ V
Câu 12: Ai đứng đầu nhà nước văn Lang ?
A. Hùng Vương B.Thục Phán C .Lạc hầu D.Lạc tướng

Câu 13: Kinh đô nước văn Lang ở đâu ?
A. Phong Khê ( Cổ Loa –Đông Anh –Hà Nội )
B. Phong châu ( Bạch Hạc –Phú Thọ )
C. Thăng Long ( Hà Nội )
D. Sài Gòn
Câu 14 Hãy điền vào ý còn thiếu trong các câu sau.
- Nhà Tần đánh xuống phương Nam để (1) ……………………………...........
- Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc
Việt cùng sống với (2) ………………….
- Người Âu Việt – Lạc Việt tôn (3) …………………… lên làm tướng để đánh
đuổi quân Tần.
- Người Việt đã đại phá quân Tần, giết được (4) …………………………………
Câu 15 Hãy nối sự kiện lịch sử ở cột A với thời gian cột B cho đúng.
Cột A Cột B
1. Nhà Tần đánh xuống phương Nam a/ Năm 218 TCN
2. Triệu Đà đánh xuống Âu Lạc b/ Năm 214 TCN
3. Thục Phán tự xưng là An DươngVương c/ Năm 207 TCN

4. Nước Âu Lạc rơi vào tay của Triệu Đà d/ Năm 179 TCN

1
11 tháng 4 2020

Câu 1: Cư dân thuộc văn hoá Đông Sơn là người:
A. Lạc Việt B. Chăm pa
C. Phù Nam D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
A. Thế kỉ IV TCN C. Thế kỉ VI TCN
B. Thế kỉ V TCN D. Thế kỉ VII TCN
Câu 3: Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội là:
A. Đúng B. Sai
Câu 4: Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu thời gian nào?
A. Năm 207 TCN C. Năm 179 TCN
B. Năm 111 TCN D. Cả A, B, C đều sai
Câu 5: Đền thờ An Dương Vương được xây dựng tại đâu?
A. Bạch Hạc ( Việt Trì) C. Cổ Loa ( Hà Nội)
B. Phong Châu ( Phú Thọ) D. Cả A, B, C đúng
Câu 6: Các công trình văn hoá tiêu biể thời Văn Lang Âu Lạc
A. Trống đồng C. A, B đúng
B. Thành Cổ Loa D. A, B sai
Câu 7: Thành Cổ Loa được xây dựng ở:
A. Phong Khê ( Đông Anh – Hà Nội) C. Bạch Hạc ( Việt Trì)
B. Mê Linh ( Hà Nội) D. Phong Châu ( Phú Thọ)
Câu 8: Truyện truyền thuyết nào phản ánh truyền thống quật cường chống ngoại
xâm của tổ tiên ta:
A. Sơn Tinh – Thuỷ Tinh C. Thánh Gióng
B. Bánh chưng, bánh giày D. Cả A, B, C đúng
Câu 9: Ngôi sao nhiều cánh giữa mặt trống đồng của cư dân Văn Lang tượng trưng
cho:
A. Thần mặt trời C. Thần mặt trăng
B. Thần đất D. Cả A, B, C đúng
Câu 10: Thời Văn Lang - Âu Lạc để lại cho chúng ta:
A. Tổ quốc, phong tục tập quán
B. Thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa nước
C. Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước
D. Cả A, B, C đúng
Câu 11: Nhà nước đầu tiên Được thành lập vào thời gian nào ?
A. Thế kỉ VII B. Thế kỉ V Trước công nguyên
C. Thế kỉ VII Trước công nguyên D. Thế kỉ V
Câu 12: Ai đứng đầu nhà nước văn Lang ?
A. Hùng Vương B.Thục Phán C .Lạc hầu D.Lạc tướng

Câu 13: Kinh đô nước văn Lang ở đâu ?
A. Phong Khê ( Cổ Loa –Đông Anh –Hà Nội )
B. Phong châu ( Bạch Hạc –Phú Thọ )
C. Thăng Long ( Hà Nội )
D. Sài Gòn
Mây câu còn lại mình k nhớ vì lên lớp 7 nên quên hết r, sách để đâu còn k biết nữa là :>>>

10 tháng 4 2020

Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng, vì:

- Vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) có địa thế hiểm yếu: đầm lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ mới vào được.

- Triệu Quang Phục được nhân dân ở đây ủng hộ, gọi ông là Dạ Trạch Vương.

⟹ Vùng Dạ Trạch thuận lợi cho cuộc chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.

10 tháng 4 2020

Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng, vì:

- Vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) có địa thế hiểm yếu: đầm lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ mới vào được.

- Triệu Quang Phục được nhân dân ở đây ủng hộ, gọi ông là Dạ Trạch Vương.

⟹ Vùng Dạ Trạch thuận lợi cho cuộc chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.