K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2020

1. Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương như thế nào? Cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo giành được thắng lợi xuất phát từ những nguyên nhân nào?

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.

- Năm 550, Trung Quốc có loạn, Trần Bá Tiên về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân hết lòng ủng hộ.

- Biệt tận dụng địa thế hiểm trở.

- Cách đánh sáng tạo (đánh du kích)

- Biết chớp thời cơ phản công.

2. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.

Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi.

Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở cổ Loa (Hà Nội).

Năm 603, mười vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cô Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.

4 tháng 5 2020

1. Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương như thế nào? Cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo giành được thắng lợi xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.

- Năm 550, Trung Quốc có loạn, Trần Bá Tiên về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân hết lòng ủng hộ.

- Biệt tận dụng địa thế hiểm trở.

- Cách đánh sáng tạo (đánh du kích)

- Biết chớp thời cơ phản công.

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo bao gồm:

- Cuộc kháng chiến được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng.

- Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.

- Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.

- Nghĩa quân biết chớp thời cơ khi nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước.
2. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.

Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi.

Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở cổ Loa (Hà Nội).

Năm 603, mười vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cô Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.

10 tháng 5 2020

Sự phát triển của giáo dục Việt Nam từ TK X-XV:

- Qua các thời kì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ nhìn chung giáo dục phát triển.

- Thời Lý, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành (1075)

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và nhân tài cho cả nước.

- Thời Lê sơ quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia Tiến sĩ. Hàng loạt trí thức được đào tạo góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng:

- Ghi danh những người có trí thức tài giỏi đỗ đạt trong các kì thi.

- Cổ vũ, khuyến khích hoạt động học tập, thi cử trong nhân dân.



4 tháng 5 2020

Câu này lớp 10 ạ ai trả lời giúp e vs, e cảm ơn ạ

3 tháng 5 2020

"Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta"

Ý nghĩa :

Anh hùng dân tộc Trưng nữ Vương đã lập nên và giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc trong gần 3 năm. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta; thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” trong những năm 40 sau công nguyên.

3 tháng 5 2020

mình cũng chúc bạn học tốt!!!!vui

4 tháng 5 2020

- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Nam Việt thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm lại Âu Lạc và chia làm 3 châu.

- Tổ chức hành chính:

Lý thuyết, Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) | Lý thuyết và trắc nghiệm Lịch Sử 6 chọn lọc có đáp án

- Nhân dân phải nộp các loại thuế và cống nạp các sản vật quý hiếm cho người Hán, đời sống cực khổ.

3 tháng 5 2020

Bạn tham khảo nyaaa ~~

Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.

Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.

~ Shynn ~

Tại vì trên đây ko có môn thể dục nên bạn thông cảm.

3 tháng 5 2020

Bạn đăng câu hỏi nhầm môn rồi

1 tháng 5 2020

- Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương. Ông quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) và chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng.

- Triệu Quang Phục bí mật đem quân đóng trên bãi nổi (giữa đầm Dạ Trạch).

+ Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng.

+ Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.

=> Sự dụng cách đánh du kích ( phục kích, phá hoại, đánh bất ngờ, chớp nhoáng và rút lui nhanh) để gây tổn thất cho quân Lương vì lực lượng ta yếu hơn nhà Lương

- Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả, tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

1 tháng 5 2020

Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.

- Năm 550, Trung Quốc có loạn, Trần Bá Tiên về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân hết lòng ủng hộ.

- Biệt tận dụng địa thế hiểm trở.

- Cách đánh sáng tạo (đánh du kích)

- Biết chớp thời cơ phản công.

1 tháng 5 2020

-Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

-Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

-Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu( nước Âu Lạc cũ).

-Đầu thế kỉ VI, nhà Lương thành lập và đô hộ Giao Châu, chia thành 6 châu: Giao Châu ( vùng đồng bằng & trung du Bắc Bộ), Ái Châu( Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu ( Nghệ An & Hà Tĩnh) & Hoàng Châu (Quảng Ninh).

-Năm 618, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ để cai quản 12 châu, trong đó đất Âu Lạc cũ bị chai thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (Bắc Bộ ngày nay), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu ( Bắc Trung Bộ ngày nay).

-Sau nhiều lần điều chỉnh, năm 866, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ An Nam thành Tĩnh Hải quân. Tên gọi này duy trì qua thời Tự chủ của Việt Nam.

-Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường, người Việt nhiều lần nổi dậy chống nhà Đường. Tiêu biểu nhất là các cuộc nổi dậy của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776-791) và Dương Thanh (819-820), song đều thất bại.

-Đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu nghiêm trọng vì nạn phiên trấn cát cứ (kéo dài từ sau loạn An Sử giữa thế kỷ 8) và quyền thần. Nhân lúc Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị điều đi chưa có người thay năm 905, hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã vào làm chủ thủ phủ Đại La và xác lập quyền tự chủ cho người Việt.

1 tháng 5 2020

Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?

Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.

Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.

1 tháng 5 2020

KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN (722)

Diễn biến:

- Đến thế kỉ VIII, khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu, nghĩa quân nhanh chống chiếm thành Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu hưởng ứng.

- Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam (Nam Đàn – Nghệ An), tự xưng là Mai Hắc Đế. Ông liên kết với dân Giao Châu, Cham-Pa tấn công thành Tống Bình. Viên đơ hộ là Quang Sở Khách phải bỏ thành chạy về nước.

- Năm 722 nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp.

KHỞI NGHĨA PHÙNG HƯNG( 776-791)

Diễn biến:

- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.

- Phùng Hưng kéo quân về vây phủ Tống Bình, sau ***** ông chiếm thành và sắp đặt việc cai trị.

- Bảy năm sau Phùng Hưng mất, Phùng An lên nối nghiệp.

- Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.

=>Các cuộc khởi nghĩa đều thể hiện ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.