Bài 1: Chỉ ra thành phần được rút gọn trong câu in đậm và nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các trường hợp đó:
a. Thương người như thể thương thân.(Tục ngữ)
b. Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Ma-ri-uýt của các cháu. (Nguyễn Ái Quốc)
c. - Lúc nào chúng ta được nghỉ hè?
- Có lẽ hai tuần nữa.
d. - Hằng ngày, ai đưa em đi học?
- Mẹ em ạ.
Bài 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có chứa câu rút gọn? Chỉ rõ thành phần được rút gọn trong những câu đó.
a. Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn. (Nam Cao)
b. Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. (Ca dao)
c. Tóm lại là phải học, phải học tập vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc ta và cả thế giới (Phạm Văn Đồng)
d. Đêm. Thành phố lên đèn như sao xa. (Hà Ánh Minh)
e. Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Cơ chừng tiếc của. Cơ chừng hết sức. Cơ chừng hết hơi. (Nguyễn Công Hoan)
Bài 3: Hãy tìm ít nhất năm câu khẩu hiệu là câu rút gọn. Cho biết vì sao trong khẩu hiệu thường có nhiều câu rút gọn như vậy?
Bài 4: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên, trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn? Vì sao?
a. Mẹ: Con ăn cơm hay ăn phở?
Con: Cơm (1)
b. Nam: An ơi, cho tớ hỏi bức tranh sơn dầu "Hoa mười giờ" là do ai vẽ nhỉ?
An: Họa sĩ Vũ Kim Thanh (2)
c. Cô giáo: Mai đã mời bố mẹ ngày mai đi họp phụ huynh chưa?
Học sinh: Mời rồi (3)
Bài 5: Viết một đoạn văn từ 7-10 câu kêu gọi mọi người phòng chống virus Corona, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn. Cho biết tác dụng của câu rút gọn mà em đã sử dụng trong đoạn văn
(Các bạn làm giúp mình nhá! giúp một bài cũng được)
Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt nghị luận. Vì đoạn văn có nội dung viết về hình ảnh con cò trong ca dao Việt Nam.