K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2022

Tham khảo:

- Công lao của Lê Lợi :

+ Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược

+ Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà minh

+ Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng

+ Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đanh

+ Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm

+ Trong công cuộc xây dựng lại đất nước, với thời gian trị vì quá ngắn ngủi (5 năm), Lê Lợi chưa làm được nhiều việc lắm. Nhưng những hoạt động với cương vị hoàng đế đầu tiên của triều Lê đó đã đặt cơ sở vững vàng cho việc khẳng định nền độc lập - thống nhất quốc gia, công cuộc phục hưng đất nước và một bước phát triển mới của chế độ phong kiến.

23 tháng 5 2022

 

Tham khảo:

- Công lao của Lê Lợi :

+ Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược

+ Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà minh

+ Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng

+ Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đanh

+ Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm

+ Trong công cuộc xây dựng lại đất nước, với thời gian trị vì quá ngắn ngủi (5 năm), Lê Lợi chưa làm được nhiều việc lắm. Nhưng những hoạt động với cương vị hoàng đế đầu tiên của triều Lê đó đã đặt cơ sở vững vàng cho việc khẳng định nền độc lập - thống nhất quốc gia, công cuộc phục hưng đất nước và một bước phát triển mới của chế độ phong kiến.

23 tháng 5 2022

Tham khảo:

Cách đánh của nghĩa quân tây sơn là :

+Gỉa thua rút dần về phía Mỹ Tho , nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục của nghĩa quân

+Khi địch lọt vào trận địa thì nghĩa quân tây sơn bắn pháo xối xả vào địch 

+Khóa chặt 2 đầu dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan"

+Bên cạnh đó , hỏa hổ ở 2 bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình khiến quân xiêm rối loạn , tinh thần hoang mang và bỏ chạy 

+Cùng lúc đó , 1 đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy nổ lao thẳng vào thuyền quân Xiêm khiến 1 số thuyền bị chìm , bị cháy

+Cánh quân bộ Xiêm La đã bị nghĩa quân tây sơn chặn đánh ko cho cứu viện 

23 tháng 5 2022

Tham khảo:

Cách đánh của nghĩa quân tây sơn là :

+Gỉa thua rút dần về phía Mỹ Tho , nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục của nghĩa quân

+Khi địch lọt vào trận địa thì nghĩa quân tây sơn bắn pháo xối xả vào địch 

+Khóa chặt 2 đầu dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan"

+Bên cạnh đó , hỏa hổ ở 2 bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình khiến quân xiêm rối loạn , tinh thần hoang mang và bỏ chạy 

+Cùng lúc đó , 1 đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy nổ lao thẳng vào thuyền quân Xiêm khiến 1 số thuyền bị chìm , bị cháy

+Cánh quân bộ Xiêm La đã bị nghĩa quân tây sơn chặn đánh ko cho cứu viện 

23 tháng 5 2022

Tham khảo

- Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.

- Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao "đóng cửa", khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây. => Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.


 

23 tháng 5 2022

tham khảo

- Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.

- Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao "đóng cửa", khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây. => Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.

23 tháng 5 2022

Thời gian 

Thắng lợi tiêu biểu 

Tháng 9-1773 

Chiếm được phủ thành Quy Nhơn 

Năm 1777 

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. 

Tháng 1-1785 

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm. 

Tháng 6-1786 

Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong 

Ngày 21-7-1786 

Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. 

Năm 1789 

Quang Trung đại phá quân Thanh. 

23 tháng 5 2022

ơ câu lịch sử:<

24 tháng 5 2022

Quá độ là thời kỳ chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đoạn trung gian. Thời kỳ quá độ (TKQĐ) lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ lĩnh vực đời sống xã hội, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước cho tới khi tạo ra được những cơ sở của CNXH trên lĩnh vực đời sống xã hội. Có 2 kiểu quá độ tùy thuộc vào điểm đi lên CNXH của các nước: 

- Quá độ trực tiếp: Từ TBCN lên XHCN

- Quá độ gián tiếp: Từ xã hội tiền TBCN lên CNXH, bỏ qua TBCN 

     Đặc điểm của thời kỳ quá độ: Các nhân tố xã hội thời kỳ mới đan xen với thời kỳ chế độ cũ, đồng thời đấu tranh với nhau trên từng lĩnh vực đời sống chính trị, văn hóa, tư tưởng, tập quán.

     Đặc điểm cụ thể: 

 - Chính trị: Bản chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ quá độ chuyển tiếp về mặt chính trị do nhà nứớc chuyên chính vô sản và ngày càng được cũng cố hòan thiện.

 - Kinh tế: Đặc trưng của TKQĐ là nền kinh tế nhiều thành phần, tập trung là thành phần kinh tế nhà nứơc. Các thành phần kinh tế vừa hỗ trợ vừa cạnh tranh lẫn nhau.

 - Xã hội: Đây là thế mạnh của TKQĐ, đã gần như loại bỏ sự hằn thù của sự đấu tranh giai cấp. Tương ứng với từng lọai thành phần kinh tế có những cơ cấu giai cấp - tầng lớp khác nhau, vừa mang tính đối kháng, vừa hỗ trợ nhau. 

 -Văn hóa,tư tửởng: Tồn tại nhiều loại tư tưởng, văn hóa tinh thần khác nhau, có xen lẫn sự đối lập nhưng vẫn họat động trên phương châm: ”tốt đạo, đẹp đời “ 

2. Tính tất yếu chung

     Vận dụng lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen vào công cuộc xậy dựng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga trước đây, V.I.Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan đối với mọi nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đối với những nước có lực lượng sản xuất phát triển cao thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể ngắn hơn so với những nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ nền kinh tế kém phát triển.

     Theo V.I.Lênin, sự cần thiết khách quan phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định.

     Quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đều dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Do vậy, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể ra đời từ trong lòng xã hội phong kiến. Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đến một trình độ nhất định, sẽ làm sâu sắc them mâu thuẫn của xã hội phong kiến, cách mạng tư sản sẽ nổ ra. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản chủ yếu chỉ là giải quyết về mặt chính quyền nhà nước, làm cho kiếm trúc thượng tầng thích ứng với cơ sở hạ tầng của nó.

     Cách mạng vô sản có điểm khác biệt căn bản với cách mạng tư sản. Do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, còn quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nên chủ nghĩa xã hội không thể ra đời từ trong lòng xã hội tư sản. Phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa ra đời sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp vô sản giành được chính quyền và bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội – giai đoạn đầu của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

     Hơn nữa, sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ lâu dài, không thể ngay một lúc có thể hoàn thiện được. Để phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xây dựng kiểu xã hội mới, cần phải  có thời gian. Nói cách khác, tính tất yếu phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ sự phân tích như vậy, V.I.Lênin cho rằng cách mạng vô sản thắng lợi mới chỉ là sự khởi đầu cho thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội.

     Phân tích bối cảnh hiện thực ở Châu Âu trong nhũng năm 80-90 của thế kỷ XIX ,và triển vọng của cuộc CMXH do giai cấp công nhân và chính đảng CM của nó lãnh đạo, .Engel cho rằng: đã đến lúc chính đảng của giai cấp công nhân phải nắm lấy quyền quản lý đất nước, tiếp thu những thành quả kinh tế, xã hội do giai cấp tư sản tạo ra và lấy đó làm tiền đề vật chất để “tạo lập ra chế độ XH mới cũng như sinh ra những con người mà chỉ có họ mới đủ sức mạnh, ý chí nghị lực, có năng lực sáng tạo lý luận và họat động thực tiễn, luôn nhạy bén với sự biến đổi của hiện thực lịch sử là 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng CM “. Bởi tiếp theo thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản sẽ là một TKQĐ lâu dài, hết sức phức tạp và khó khăn. Coi thời kỳ quá độ này là một cuộc đấu tranh lâu dài ác liệt, Engel cho rằng: “cuộc đấu tranh này chỉ đi đến thắng lợi cuối cùng khi chính đảng Cách mạng của giai cấp công nhân có được đội ngũ những ngừời công nhân sáng suốt về chính trị, kiên trì nhẫn nại nhất trí, có kỉ luật, những phẩm chất mà nhờ đó họ thu được những thành công rực rỡ”.Bời vì họ là những người đang nắm trong tay “tính tất yếu của lịch sử” của cuộc đấu tranh này

3. Tính tất yếu đối với Việt Nam

     Như đã biết, xã hội có áp bức ắt hẳn có đấu tranh, và nhân dân ta đã lấy đấu tranh để chống lại áp bức bóc lột của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, từ ngàn đời khát khao về một xã hội công bằng tốt đẹp thể hiện qua những cuộc đấu tranh chống ngọai xâm và ước mơ giải phóng dân tộc, dân ta phải đấu tranh với kẻ thù đàn áp .Đó là tính tất yếu của xã hội. Nhưng vì sao chúng ta lựa chọn con đường đi lên XHCN, bỏ qua TBCN? Có thể thấy những nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã từng lựa chọn con đường cách mạng tư sản để đấu tranh nhưng không thành công. Điều đó cho thấy con đường đấu tranh bằng cách mạng Tư sản không phù hợp với thực trạng nước ta bấy giờ . 

     Đến với con đường đấu tranh của HCM, Người đã chọn hình thức đấu tranh vô sản, do giai câp công nhân, nông dân lãnh đạo, và đã giành được thắng lợi thể hiện ở CMT8 thành công, miền Bắc đi lên xây dựng XHCN, cuộc cách mạng này chứng minh sự lựa chọn của Đảng và nhân dân ta là đúng đắn, phù hợp với thực tế VN. 

     Đồng thời ,theo lý luận của khoa học của Lê Nin thì : 

a) CNXH có thể diễn ra ở các nước thuộc địa. 

b) Giữa 2 giai đọan của chế độ CNXH ko có vách ngăn phù hợp, vì vậy miền Bắc đi lên CNXH trước miền Nam.

c) “Quá độ bỏ qua” chế độ TBCN trong thời đại hịên nay chỉ là sự vận dụng đúng lịch sử của nhân lọai đã có như Nga Đức Pháp Mỹ... từ chế độ nô lệ bỏ qua chết độ phong kiến lên TBCN 

     Tóm lại, có thể trả lời câu hỏi:”Vì sao Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua TBCN ?” qua các lý so sau:

-Phù hợp với chí ý nguyện vọng của nhân dân 

-Phù hợp với hiện thực Việt Nam 

-Phù hợp với cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

     Đây chính là cơ sở lý luận mang tính tất yếu của thời kỳ qúa độ lâu dài ở VN. Vậy tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam là gì? 

1. Đây chính là quy luật phù hợp với sự chuyển đổi đối với các nước đi lên XHCN trong thời đại ngày nay, hay nói cách khác đấy chính là sự phù hợp với lý luận cách mạng ko ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN ở miền Bắc, nước ta chuyển ngay sang cách mạng XHCN, vừa xây dựng XHCN ở miền Bắc, vừa đấu tranh chống Đế Quốc Mỹ ở miền Nam, đồng thời đấy cũng là sự phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay: CNTB với những mâu thuẫn ngày càng gay gắt và sâu sắc chắc chắn sẽ bị thay thế bởi hệ thống XHCN trên phạm vi tòan thế giới. CNTB không phải là tương lai của loài người. Đây là xu hướng khách quan thích hợp với lịch sử. 

2. Đây là sự phù hợp với lịch sử của Việt Nam thể hiện ở sự phù hợp TKQĐ ở nước ta với lý luận chung về tính chất tất yếu của TKQĐ, cụ thể là: 

- Nhà nứớc ta đã thực hiện rõ điều này trên quan điểm: ”Bỏ qua CNTB tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN nhưng hấp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới thời TBCN.” 

- Đất nước ta còn yếu kém, nhìều tàn dư của chế độ xã hội cũ và chiến tranh để lại. Công cuộc đi lên CNXH là một công việc khó khăn phức tạp do đó cần phải có thời gian để cải tạo xã hội, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho CNXH.

- Và sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nứoc ta đã có đủ điều kiện quá độ lên TBCN, đó là những điều kịên: 

+ Nhân dân đoàn kết tin tưởng vào chế độ XHCN 

+ Chính quyền thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng CS 

+ Có sự giúp đỡ của các nước tiên tiến, các nước XHCN anh em và phong trào cách mạng tiến bộ của thế giới 

     Tóm lại, thời kỳ qúa độ lên CNXH bỏ qua thời kỳ TBCN là tính tất yếu, là sự lựa chọn sáng suốt của Đảng và nhân dân ta. 

23 tháng 5 2022

Nước Văn Lang được ra đời vào năm 700 TCN ở khu vực sông Hồng, cách ngày nay khoảng 2.700 năm

23 tháng 5 2022

ngo quyen

23 tháng 5 2022

Refer

Khởi nghĩa được nhân dân ửng hộ vì: - Nghĩa quân đem cua bạn nhiều phân tách cho những người nghèo. - Xóa nợ cho dân cày với kho bãi để nhiều sản phẩm thuế. Vì sao khởi nghĩa Tây Sơn tức thì từ đầu được đông đảo các thống trị, tầng lớp quần chúng.

23 tháng 5 2022

Refer:

Khởi nghĩa được nhân dân ửng hộ vì:

- Nghĩa quân đem cua bạn nhiều phân tách cho những người nghèo.

- Xóa nợ cho dân cày với kho bãi để nhiều sản phẩm thuế. 

Tham khảo:)

A. Những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.

Các dẫn liệu cổ sinh học cũng như sinh học phân tử đã chứng minh rằng loài người được phát sinh từ tổ tiên chung với vượn người (thuộc bộ Linh trưởng, lớp thú) và tiến hóa theo kiểu phân nhánh trải qua các giai đoạn chính: vượn người hóa thạch, người vượn hóa thạch (người tối cổ), người cổ và người hiện đại.

1. Các dạng vượng người hóa thạch.

Dạng vượn người hóa thạch cổ có liên quan đến nguồn gốc loài người là Dryopithecus africanus (còn có tên gọi là Proconsul) được Gocdon phát hiện năm 1927 ở châu Phi, sống cách đây khoảng 18 triệu năm. Từ Dryopithecus africanus tiến hóa thành người qua trung gian người vượn đã tuyệt diệt là Australopithecus.

2. Các dạng người vượn hóa thạch (người tối cổ).

- Australopithecus là dạng người vượn sống ở cuối kỉ Đệ tam, cách đây khoảng 2-8 triệu năm. Chúng đã chuyển từ lối sống trên cây xuống sống ở mặt đất, đi lại bằng 2 chân, thân hơi khom về phía trước. Chúng có chiều cao 120 – 140 cm, nặng 20 – 40 kg, có hộp sọ 450 – 750 cm3. Chúng đã biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công. Hóa thạch của Australopithecus được phát hiện lần đầu tiên năm 1924 ở Nam Phi và được đặt tên là Australopithecus africanus.

- Từ đó về sau, các nhà cổ sinh học đã phát hiện nhiều mẫu hóa thạch người vượn Australopithecus ở Nam Phi, Đông Phi, thuộc ít nhất 7 loài khác nhau, có niên đại 2-6 triệu năm. Chúng giống với người ở nhiều đặc điểm (đi bằng 2 chân, biết sử dụng công cụ…) và chúng là mắt xích trung gian giữa tổ tiên xa xôi của loài người với dòng người hiện đại.

3. Người cổ Homo.

Người cổ Homo là các dạng người thuộc chi Homo đã tuyệt diệt, sống cách đây 35.000 năm – 2 triệu năm.

a. Homo habilis (người khéo léo).

Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở Onduvai (Tanzania) năm 1961 – 1964 do vợ chồng Leakeys và được đặt tên là Homo habilis. Người khéo léo là những người đầu tiên sống cách đây khoảng 1,6 – 2 triệu năm, cao khoảng 1 – 1,5 mét, nặng 25-50 kg, có hộp sọ 600-800 cm3. Họ sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.

b. Homop erectus (người đứng thẳng):

Người đứng thẳng là loài người cổ tiếp theo người khéo léo, sống cách đây 35.000 năm – 1,6 triệu năm. Hóa thạch của họ được tìm thấy không chỉ ở châu Phi mà ở cả châu Âu, châu Á và châu Đại dương.

- Người cổ Java (người Pitecantrop) được Dubois phát hiện ở Java (Indonexia) năm 1891. Người cổ Java sống cách đây 80 vạn – 1 triệu năm, cao 1,7m, hộp sọ 900-950 cm3, đi thẳng đứng, biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá.

- Người cổ Bắc Kinh (người cổ Xinatrop) được phát hiện năm 1927 ở Chu Khẩu Điếm gần Bắc Kinh (Trung Quốc). Người cổ Bắc Kinh sống cách đây 50-70 vạn năm, có hộp sọ 1000 cm3, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương, biết dùng lửa.

- Người Heidenbec được phát hiện năm 1907 tại Heidenbec (Đức), có lẽ đã tồn tại ở châu Âu cách đây khoảng 500.000 năm cũng thuộc loài Homo erectus.

- Ở Việt Nam, trong những năm 1960-1970 đã phát hiện nhiều di tích khảo cổ (răng, công cụ đá…) chứng minh rằng cưa kia đã từng là nơi sống của người cổ Homo.

c. Homo neanderthalensis (người Neanderthan)

Người cổ Homo erectus đã biến mất cách đây khoảng 200.000 – 35.000 năm nhường chỗ chi người Neanderthan (Homo neanderthalensis). Hóa thạch của người Neanderthan được phát hiên đầu tiên năm 1856 ở Neandec (Đức), về sau được tìm thấy cả ở khắp châu Âu, Á, Phi. Người Neanderthan có tầm thước trung bình (1,55 – 1,66m), hộp sọ 1400 cm3, xương hàm gần giống với người, có lồi cằm (có thể đã có tiếng nói), sống thành đàn 50-100 người, chủ yếu trong các hang. Họ đã biết dùng lửa thông thạo, sống săn bắn và hái lượm, công cụ của họ khá phong phú, chủ yếu được chế tác từ đá silic thành dao sắc, rìu mũi nhọn, đã bước đầu có đời sống văn hóa. Người Neanderthan tồn tại cách đây 30.000-150.000 năm và đã tuyệt diệt. Người Neanderthan không phải là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại mà là 1 nhánh phát triển trong chi Homo cùng tồn tại trong 1 thời gian dài, sau đó biến mất nhường chỗ cho người hiện đại.

4. Người hiện đại (Homo sapiens).

- Hóa thạch người đầu tiên được tìm thấy ở làm Cromanhon (Pháp) năm 1868, về sau còn được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc châu Âu và châu Á. Người Cromanhon sống cách đây 35.000 – 50.000 năm, cao 1,8m, nặng 70kg, hộp sọ 1700 cm3, hàm dưới có lồi cằm chứng tỏ tiếng nói đã phát triển. Họ giống hệt người hiện đại ngày nay, chỉ khác là răng to khỏe. Họ đã chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng như rìu có lỗ để tra cán, lao nhọn có ngạnh, kim khâu và móc câu bằng xương. Họ sống thành bộ lạc, đã có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.

- Người Cromanhon kết thúc thời đại đồ đá cũ (3,5 vạn – 2 triệu năm), sau đó là thời đại đồ đá giữa (1,5 – 2 vạn năm) rồi đến thời đồ đá mới (7 – 10 nghìn năm), tiếp theo là thời đại đồ đồng, đồ sắt… Trồng trọt và chăn nuôi đã có cách đây khoảng 10.000 năm.

- Qua quá trình phát triển lâu dài, loài người đã phân hóa thành 1 số chủng tộc, phân bố khắp các châu lục. Các chủng tộc da vàng (chủ yếu sống ở châu Á), chủng tộc da trắng (chủ yếu sống ở châu Âu), chủng tộc da đen (chủ yếu sống ở châu Phi) tuy khác nhau về nhiều đặc điểm (như: hình thái cơ thể, màu da, màu tóc, màu mắt, ngôn ngữ, phong tục tập quán…) nhưng đều có chung nguồn gốc và thuộc 1 loài là loài người (Homo sapiens). Theo tiến trình phát triển của khoa học và công nghệ, sự cách li địa lí giữa các chủng tộc bị phá vỡ, các chủng tộc khác nhau có điều kiện giao lưu, hòa đồng tạo nên hỗn hợp chủng tộc đa dạng, phong phú của loài người hiện nay.

B. Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người.

Loài người (Homo sapiens) được phát sinh và tiến hóa dưới tác động của các nhân tố tự nhiên (nhân tố sinh học) và xã hội (nhân tố văn hóa).

1. Tiến hóa sinh học.

Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn tiến hóa của người vượn hóa thạch và người cổ. Những biến đổi trên cơ thể người vượn hóa thạch (đi bằng 2 chân, sống trên mặt đất…) cũng như của người cổ (bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động…) là kết quả của quá trình tích lũy các biến dị di truyền (đột biến trong hệ gen và bộ NST) kết hợp với chọn lọc tự nhiên (những thay đổi trên vỏ Trái Đất, hoạt động của núi lửa, động đất, gia tăng nền phóng xạ, thay đổi lục địa…).

2. Tiến hóa xã hội.

Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm của xã hội. Từ giai đoạn con người sinh học được hình thành ( đi thẳng đứng bằng 2 chân, tay được giải phóng, bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động) chuyển sang giai đoạn con người xã hội (sống thành xã hội, có ngôn ngữ để giao tiếp, có đời sống văn hóa…), tuy các nhân tố chọn lọc tự nhiên vẫn còn có tác động nhưng các nhân tố văn hóa, xã hội (cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội…) đã trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển của con người và xã hội loài người.