K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2017

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình càng hạnh phúc, xã hội càng văn minh. Sở hữu một gia đình hạnh phúc là niềm khát khao mong mỏi của mỗi con người trong xã hội.

Thế nào là gia đình hạnh phúc? Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống. Hạnh phúc gia đình là niềm vui sướng mãn nguyện của con người trong cuộc sống gia đình, là động lực tinh thần to lớn cho mỗi thành viên trong gia đình, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Hạnh phúc gia đình biểu hiện như thế nào? Biểu hiện đầu tiên là các thành viên trong gia đình phải thương yêu, thấu hiểu và thông cảm cho nhau; tình cảm thiêng liêng ấy là chất keo gắn kết các thành viên thành một khối bền chặt. Biểu hiện thứ hai đó là gia đình ấy phải là điểm tựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi thành viên, nhất là khi ta phải đương đầu với những sóng gió cuộc đời.

Và biểu hiện cuối cùng là gia đình ấy phải có đời sống vật chất phù hợp; đây không phải điều kiện quan trọng nhất nhưng lại rất cần thiết để một gia đình có được hạnh phúc trọn vẹn. Những biểu hiện trên có thể mang tính trừu tượng cao, trên thực tế, hạnh phúc gia đình được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên trong gia đình, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong cuộc sống đời thường.

Hạnh phúc gia đình có vai trò rất to lớn. Gia đình là không gian sống thân thuộc của mỗi người, là nơi sinh ra, lớn lên, và là cái nôi hình thành phát triển nhân cách con người. Những hành vi ứng xử của ta chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nếp sống, nếp sinh hoạt của gia đình. Gia đình hạnh phúc là nguyên nhân, động lực để con người học tập, lao động, là cái đích cuối cùng của cuộc đời mà người người vẫn hằng vươn tới.

Hạnh phúc gia đình có vai trò to lớn nhường ấy, vậy mà hiện nay một bộ phận con người nhất là giới trẻ, có suy nghĩ sai lệch về vấn đề này. Họ kết hôn một cách quá dễ dãi, li hôn quá bừa bãi, và cuộc sống gia đình thì bị chi phối chủ yếu bởi đồng tiền..., như vậy gia đình sao có thể hạnh phúc, sao có thể thực hiện được những vai trò thiêng liêng vốn có của nó? Những hậu quả ấy đang gây ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội ngày nay.

Như vậy, việc xây dựng gia đình hạnh phúc là một việc làm vô cùng quan trọng, đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ - những nền tảng của gia đình, của xã hội tương lai.

29 tháng 12 2017

Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1945 – 1973

  • Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế để triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu”:
    • Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH.
    • Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
    • Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
  • Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới (Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).
  • Tháng 2-1972 TT Ních xơn thăm Trung Quôc, năm 1979 thiết lập quan hệ Mỹ - Trung Quốc; tháng 5/1972 thăm Liên Xô.
  • Thưc hiện chiến lược hòa hoãn để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc.

Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1973 – 1991

  • Sau khi thất bại ở Việt Nam (1975), Mĩ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi “ chiến tranh lạnh”. tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới.
  • Tháng 12 năm 1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố “chiến tranh lạnh”.

Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1991 – 2000

  • Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”:
    • Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
    • Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
    • Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
  • Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc , trật tự hai cực I-an-ta (Yalta) sụp đổ, Mỹ có tham vọng chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được.
  • Với sức mạnh kinh tế , khoa học - kỹ thuật Mỹ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, nhưng thế giới không chấp nhận “
  • Vụ khủng bố ngày 11/09/2001 cho thấy bản thân nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố làm cho Mỹ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại ở thế kỷ XXI.
2 tháng 1 2018

► Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất
- Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.
Năm 1765 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.
- Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
- Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
- Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.
- Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.
- Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ.
- Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
- Kepler đã đưa ra 3 định luật về sự chuyển động của các thiên thể.
- Galileo Galilei, một nhà thiên văn học người Ý đã chế tạo ra kính thiên văn để quan sát bầu trời.
- Isaac Newton : 3 định luật mang tên ông mà nổi bật là định luật Vạn vật hấp dẫn.
- Về hóa học, Joseph Priestley là một luật sư người Anh đã khám phá ra ôxy.
- Một phát minh vĩ đại về mặt hóa học là Bảng hệ thống tuần hoàn năm 1869 của Dmitri Mendeleev, một nhà hóa học Nga.
- Y học cũng có nhiều tiến bộ. Adreas Vesalius, một nhà khoa học người Bỉ đã cho in cuốn sách về cấu trúc cơ thể người.
- Năm 1860 James Clerk Maxwell, một nhà khoa học người Scotland, đã đưa ra lí thuyết giải thích ánh sáng bản chất cũng là một dạng của sóng điện từ mà trong khoảng mắt người nhìn thấy được. - Tới năm 1885, Heinrich Hertz đã chứng minh được tốc độ khác nhau của các loại sóng điện từ khác nhau. Sau này người ta lấy tên Hertz để đặt cho đơn vị đo chu kì.
- Năm 1895, một nhà khoa học người Đức khác là Wilhelm Röntgen đã tạo ra một loại tia có thể đâm xuyên qua các vật thể rắn, ánh sáng không thể xuyên qua được. Ông gọi đó là tia X.
- Năm 1898, hai ông bà Pierre Curie và Marie Curie đã tinh chế được chất radium và phát hiện ra tính phóng xạ của nó.
- Về mặt thông tin, phát minh quan trọng phải kể tới là năm 1876 Alexander Graham Bell đã phát minh ra máy điện thoại đầu tiên. 1879 Thomas A. Edison đã làm cho điện phát sáng để phục vụ cuộc sống.
.....
Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.

4 tháng 1 2018

Đéo Biết ! Đang tìm câu trả lời gặp bà. Tui bó giò.

28 tháng 12 2017

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

Câu 1: Trình bày những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70?

Gợi ý trả lời:

a. Bối cảnh lịch sử

  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy là nước thắng trận, nhưng Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề về người và của... bên cạnh đó còn phải làm nhiệm vụ giúp đỡ các nước XHCN anh em và phong trào cách mạng thế giới. Bên ngoài, các nước đế quốc - đứng đầu là Mỹ tiến hành bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, phát động "chiến tranh lạnh", chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt liên Xô và các nước XHCN.
  • Tuy vậy, Liên Xô có thuận lợi: Có được sự lãnh đạo của ĐCS và Nhà nước Liên Xô, nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước.

b. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX, Liên Xô đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, cụ thể:

* Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950):

  • Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945 - 1950) trong 4 năm 3 tháng. Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch.
  • Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
  • Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
  • Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng CSVC - KT của CNXH và đã thu được nhiều thành tựu to lớn:
    • Về công nghiệp: Bình quân công nghiệp tăng hàng năm là 9,6%. Tới những năm 50, 60 của TK XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới. Một số ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: Vũ trụ, điện, nguyên tử...
    • Về nông nghiệp: Có nhiều tiến bộ vượt bậc.
    • Về khoa học - kĩ thuật: Phát triển mạnh, đạt nhiều thành công vang dội: Năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961 Liên Xô lại là nước đầu tiên phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất.
    • Về Quân sự: Từ năm 1972 qua một số hiệp ước, hiệp định về hạn chế vũ khí chiến lược, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung, hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây.
    • Về Đối ngoại: Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa.

=> Sau khoảng 30 năm tiến hành khôi phục kinh tế, đất nước Liên Xô có nhiều biến đổi, đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội ổn định, trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.

c. Ý nghĩa

  • Uy tín và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao, Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
  • Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ và đồng minh của chúng.

Câu 2: Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô?

Gợi ý trả lời:

  • Nguyên nhân xụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
    • Đã xây dựng mô hình CNXH chứa đựng nhiều khuyết tật và sai sót, không phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, thiếu dân chủ, thiếu công bằng.
    • Chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới. Khi sửa chữa, thay đổi thì lại mắc những sai lầm nghiêm trọng: rời bỏ nguyên lý đứng đắn của CN Mác-Lênin.
    • Những sai lầm, tha hoá về phẩm chất chính trị, đạo đức của một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở một số nước XHCN đã làm biến dạng CNXH, làm mất lòng tin, gây bất mãn trong nhân dân.
    • Hoạt động chống phá CNXH của các thế lực thù định trong và ngoài nước.
  • Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn, là một bước lùi của CNXH chứ không phải là sự sụp đổ của lý tưởng XHCN của loài người. Ngọn cờ của CNXH đã từng tung bay trên khoảng trời rộng lớn, từ bên bờ sông En-bơ đến bờ biển Nam Hải rồi vượt trùng dương rộng lớn đến tận hòn đảo Cu-Ba nhỏ bé anh hùng. Ngọn cờ ấy tuy có dừng tung bay ở bầu trời Liên Xô và một số nước Đông Âu nhưng dồi sẽ lại tung bay trên nhiều khoảng trời mênh mông xa lạ: Bầu trời Đông Nam Á, bầu trời châu Phi, Mỹ La-tinh và ngay cả trên cái nôi ồn ào, náo nhiệt của CNTB phương Tây... Đó là ước mơ của nhân loại tiến bộ và đó cũng là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người.

Câu 3: Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau năm 1945 và một số sự kiện tiêu biểu của mỗi giai đoạn?

Gợi ý trả lời:

* Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX

  • Đặc điểm: Đấu tranh nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của Chủ nghĩa đế quốc.
  • Sự kiện tiêu biểu:
    • ĐNA: Các nước In-đô-nê-xia, Việt nam, Lào tuyên bố độc lập trong năm 1945.
    • Ngày 1-1-1959, cách mạng Cu Ba thắng lợi.
    • Năm 1960: 17 nước tuyên bố độc lập, thế giới gọi là "Năm châu Phi"

=> Tới giữa những năm 60 của TK XX, hệ thống thuộc địa của CNTD cơ bản sụp đổ.

* Giai đoạn từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

  • Đặc điểm: Đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của TD Bồ Đào Nha của nhân dân ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao.
  • Sự kiện tiêu biểu: Phong trào đấu tranh vũ trang ở ba nước này bùng nổ => Năm 1974, ách thống trị của TD Bồ Đào Nha bị lật đổ.

* Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX

  • Đặc điểm: Đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở Cộng hoà Nam Phi, Dim-ba-bu-ờ và Na-mi-bi-a
  • Sự kiện tiêu biểu: Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ: Rô-đê-di-a năm 1980 (nay là Cộng hoà Dim-ba-bu-ê), Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a) và Cộng hoà Nam Phi năm 1993.

Câu 4: Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa?

Gợi ý trả lời:

  • Sau cuộc kháng chiến chống Nhật thắng lợi, Trung Quốc lâm vào cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.
  • Sau một thời gian nhường đất để phát triển lực lượng, giữa năm 1949 Đảng Cộng sản tổ chức phản công trên toàn mặt trận. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch liên tiếp thất bại, bỏ chạy ra đảo Đài Loan, Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi.
  • Ngày 1 tháng 10 năm 1949, trước Quảng trường Thiên An Môn, Mao Trạch Đông đọc bản tuyên ngôn khai sinh nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
  • Ý nghĩa: Kết thúc 100 năm đô hộ của đế quốc và 1000 nô dịch của phong kiến, đưa đất nước Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đối với thế giới, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời đã tăng cường cho phe XHCN và làm cho hệ thống CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

Câu 5: Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay? Ý nghĩa của những thành tựu đó?

Gợi ý trả lời:

* Bối cảnh lịch sử: Từ năm 1959 - 1978, đất nước Trung Quốc lâm vào thời kì biến động toàn diện. Chính điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước Trung Quốc phải đổi mới để đưa đất nước đi lên. Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách - mở cửa: Chủ trương xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa.

* Thành tựu

  • Kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 9,6%).
  • Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
  • Chính trị - xã hội: Ổn định, uy tín, địa vị quốc tế của TQ được nâng cao.
  • Đối ngoại: Bình thường hoá quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, thu hồi Hồng Công, Ma Cao.
  • Đạt nhiều thành tựu trong phát triển khoa học kỹ thuật, phóng tàu, đưa người lên vũ trụ để nghiên cứu KHKT (Là nước thứ 3 trên thế giới)
  • Có quan hệ tốt với Việt Nam, các vị nguyên thủ quốc gia đã đến thăm 2 nước, thực hiện 16 chữ vàng: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"

* Ý nghĩa: Khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Trung Quốc, góp phần củng cố sức mạnh và địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho Trung Quốc hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và ngược lại, thế giới có cơ hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.

Câu 6: Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?

Gợi ý trả lời: Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-líp-pin và Đông Ti-mo.

a. Hoàn cảnh

  • Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh khu vực và thế giới đang quốc tế hoá cao độ.
  • Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
  • Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô Băng Cốc - Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

b. Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế - văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

c. Nguyên tắc hoạt động

  • Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.
  • Hợp tác cùng phát triển.

* Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển tiến bộ, khắc phục được khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; Hàng hoá Việt Nam có cơ hội xâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á và thị trường thế giới; Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới và cách thức quản lý mới.

Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Nếu Việt Nam không bắt kịp được với các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế; Có điều kiện hoà nhập với thế giới về mọi mặt nhưng rễ bị hoà tan nếu như không giữ được bản sắc dân tộc.

28 tháng 12 2017

3

  • Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản.
  • Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD…
  • Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, vượt qua Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới.
  • Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%…
  • Về nông nghiệp, trong những năm 1967-1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước…..
  • Kết quả là từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới
28 tháng 12 2017

2 Vì nhân dân CuBa anh hùng dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô đã đứng lên lật đổ chế độ BaTixta và đánh bại cuộc xâm lược của Mĩ tại bờ biển Hi Rôn. Cu Ba trở thành nước theo Chủ Nghĩa Xã Hội đầu tiên ở Tây Bán Cầu sát ngay bên cạnh kẻ đế quốc đầu sỏ Thế giới là Mỹ. Mỹ tiến hành bao vậy, cấm vận đeo đẳng và kéo dài chống Cuba, chính thức kéo dài 50 năm nhằm làm cho đất nước CuBa “sống dở, chết dở”. Bất chấp sự bao vây, cấm vận kéo dài và tàn bạo của Mỹ, Cuba - hòn đảo XHCN vẫn hiên ngang tồn tại, phát triển. Điều này khẳng định Cuba là hòn đảo anh hùng.

1 tháng 1 2018

Nếu chỉ so sánh tương quan thì khó có thể tưởng tượng lực lượng và phương tiện tác chiến của ta có thể đánh bại một chiến dịch đường không mà Mỹ đã huy động tới 1.077 máy bay các loại, trong đó có những loại máy bay hiện đại như cường kích, tiêm kích, không người lái, tàng hình… Đặc biệt là Mỹ đã huy động hầu hết các pháo đài bay chiến lược B-52 hiện có, với 197 chiếc để đánh phá Thủ đô Hà Nội.

Có gì bổ sung giúp mình nha!Chúc bạn học tốt.

27 tháng 12 2017

Năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi” trong lịch sử thế giới với việc 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập: Đông Camorun (1-1-1960), Togo (27-4-1960), Madagaxca (26-6-1960), Xomali (1-7-1960), Đahômây (1-8-1960), Nigie (3-8-1960)…

27 tháng 12 2017

Năm 1960, với 17 nước ở Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi giành được độc lập dân tộc, đã được lịch sử ghi nhận là “ Năm của châu Phi”, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Những thắng lợi này có ý nghĩa to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng trong giai đoạn này đã thắng lợi của nhân dân Angiêri, sau hơn 7 năm kháng chiến, đã đánh bại nền độc lập của Angiêri ( tháng 3 – 1962), thắng lợi của cách mạng của Êtiôpi (1974), cách mạng Môdămbich ( 1975) và cách mạng Angôla thành lập và thực dân Bồ Đào Nha hạ cờ, rút tên lính cuối cùng ra khỏi Angôla sau năm thế kỉ thống trị thống trị nước này , được coi như mốc sụp đổ về căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.

1 tháng 1 2018

nếu có sgk bạn lật sách giúp mình nêu những ý chính sau

-Mục đích:

Sau chiến tranh TG1, Pháp tuy thắng trận, nhưng phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế-tài chính. Chiến tranh phá huỷ nhiều nhà máy, đường sá, cầu cống, làng mạc của Pháp; nhiều ngành sản xuất công nghiệp ,..

+Trong hoàn cảnh trên, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, chính phủ Pháp một mặt ra sức khôi phục kinh tế trong nước, một mặt tăng cường đầu tư, khai thác thuộc địa, trước hết và chủ yếu tại Đông Dương và châu Phi.

-Thời gian: đợt khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp chính thức được triển khai từ sau Đại chiến TG1 và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế TG 1929-1933, tức là trong khoảng 10 năm.

Tốc độ và quy mô đầu tư của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 ồ ạt và rộng hơn nhiều lần so với đợt khai thác lần 1. Số vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm; riêng năm 1920 đầu tư đạt 225 tỉ Phơ-răng. Nếu giai đoạn 1888-1918 Pháp mới đầu tư khoảng 1 tỉ Phơ-răng vào toàn Đông Dương(chủ yếu ở VN), thì chỉ trong giai đoạn 1924-1929 số vốn đầu tư đã lên đến 4.000 triệu Phơ-răng. Từ 1931 dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế TG, tư bản Pháp vẫn tiếp tục đầu tư vốn vào VN.

– Về hướng(lĩnh vực) đầu tư trong đợt KTTĐL2 cũng khác với KTTĐL1. Nếu đợt KTTĐL1 tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vào khai mỏ và giao thông vận tải; thì KTTĐL2 tư bản Pháp đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác khoáng sản.

=> Chính sách tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa trên đây của thực dân Pháp đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu và trình độ phát triển của các ngành kinh tế VN sau CTTG thứ nhất.

Bạn có thể thêm trong sách giáo khoa.Nhưng lưu ý bài này mình mới thi hk xong có rất nhiều bạn mắc lỗi là nêu lần 1 nhưng ko cần thiết nha bạn chúng ta chỉ cần nói khác ra là đầy đủ.Nếu có thêm gì thì comment cho mình nhá.Chúc bạn làm bài tốt.

7 tháng 12 2018

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp

– Sau chiến tranh TG1, Pháp tuy thắng trận, nhưng phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế-tài chính. Chiến tranh phá huỷ nhiều nhà máy, đường sá, cầu cống, làng mạc của Pháp; nhiều ngành sản xuất công nghiệp bị đình trệ; thương mại giảm sút; nước Pháp trở thành con nợ lớn, nhất là của Mĩ, năm 1920 nợ 300 tỉ Phơ-răng. Chiến tranh tiêu huỷ hang triệu Phơ-răng đầu tư của Pháp ở nước ngoài, điển hình cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã làm mất thị trường đầu tư lớn nhất của Pháp tại châu Âu. Các vấn đề lạm phát, tăng giá và đời sống khó khăn của các tầng lớp lao động đã làm trỗi dậy các phong trào đấu tranh chống chính phủ.

– Trong hoàn cảnh trên, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, chính phủ Pháp một mặt ra sức khôi phục kinh tế trong nước, một mặt tăng cường đầu tư, khai thác thuộc địa, trước hết và chủ yếu tại Đông Dương và châu Phi.

– Về thời gian, đợt khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp chính thức được triển khai từ sau Đại chiến TG1 và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế TG 1929-1933, tức là trong khoảng 10 năm.

– Tốc độ và quy mô đầu tư của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 ồ ạt và rộng hơn nhiều lần so với đợt khai thác lần 1. Số vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm; riêng năm 1920 đầu tư đạt 225 tỉ Phơ-răng. Nếu giai đoạn 1888-1918 Pháp mới đầu tư khoảng 1 tỉ Phơ-răng vào toàn Đông Dương(chủ yếu ở VN), thì chỉ trong giai đoạn 1924-1929 số vốn đầu tư đã lên đến 4.000 triệu Phơ-răng. Từ 1931 dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế TG, tư bản Pháp vẫn tiếp tục đầu tư vốn vào VN.

– Về hướng(lĩnh vực) đầu tư trong đợt KTTĐL2 cũng khác với KTTĐL1. Nếu đợt KTTĐL1 tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vào khai mỏ và giao thông vận tải; thì KTTĐL2 tư bản Pháp đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác khoáng sản.

=> Chính sách tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa trên đây của thực dân Pháp đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu và trình độ phát triển của các ngành kinh tế VN sau CTTG thứ nhất.

28 tháng 12 2017

Bạn nên đọc nhiều sách lịch sử.Nhớ những kiến thức ở trên lớp giảng dạy và tìm nhiều câu hỏi nang cao để làm.Đặc biệt cố gắng rèn luyện trí nhớ tốt ,để nhớ những mốc lịch sử .Mình không biết banjhocj lớp mấy -nhưng chúc bạn thi đạt kết quả tốt nhé!

29 tháng 12 2017

dạ lớp 9 ạ