K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

: Bài Bàn luận về phép học:1. Nêu thông tin khái quát: tác giả, xuất xứ, thể loại, kiểu văn bản, bố cục, phương thức biểu đạt chính.2. Trình bày khái quát hệ thống luận điểm, luận cứ trong bài.3. Trong bài viết, tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?4. Bài viết, tác giả có bàn về phép học, đó là những phép học nào? Theo tác giả, những phép học đó có tác...
Đọc tiếp

: Bài Bàn luận về phép học:

1. Nêu thông tin khái quát: tác giả, xuất xứ, thể loại, kiểu văn bản, bố cục, phương thức biểu đạt chính.

2. Trình bày khái quát hệ thống luận điểm, luận cứ trong bài.

3. Trong bài viết, tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?

4. Bài viết, tác giả có bàn về phép học, đó là những phép học nào? Theo tác giả, những phép học đó có tác dụng và ý nghĩa gì? Từ thực tế học tập của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao?

5. Nêu tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong các câu:

- Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ tại ấy.

- Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử.

- Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.

- Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

6. Chỉ ra các từ ngữ xưng hô được tác giả sử dụng trong bài viết. Qua việc sử dụng từ ngữ xưng hô đó, cùng với hiểu biết về văn bản, em cảm nhận tác giả là người như thế nào?

7. Kể tên văn bản (kèm tác giả) thuộc nhóm văn bản nghị luận cổ được học trong chương trình Ngữ văn 8.

0
3 tháng 5 2022

bài đôi bàn chân của mẹ ạ

 

3 tháng 5 2022

bài j thế ạ

 

Bài Hịch tướng sĩ:1. Nêu thông tin khái quát: tác giả, xuất xứ, thể loại, kiểu văn bản, bố cục, phương thức biểu đạt chính.2. Phân tích trình tự kết cấu được thể hiện trong văn bản “Hịch tướng sĩ”.3. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật ở bài Hịch tướng sĩ.4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng...
Đọc tiếp

Bài Hịch tướng sĩ:

1. Nêu thông tin khái quát: tác giả, xuất xứ, thể loại, kiểu văn bản, bố cục, phương thức biểu đạt chính.

2. Phân tích trình tự kết cấu được thể hiện trong văn bản “Hịch tướng sĩ”.

3. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật ở bài Hịch tướng sĩ.

4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán sai trái và khẳng định những hành động đúng, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?

5. Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài "Hịch tướng sĩ". Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.

6. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". (Ngữ văn 8, Tập 2, trang 57)

a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản. Trình bày những đặc điểm của thể loại đó?

0
3 tháng 5 2022

tham khảo

Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông.

1. Cho câu thơ: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa a. Em hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ. Nêu tên bài thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ em vừa chép.b.  Câu thứ hai trong nguyên tác: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” có gì khác về kiểu câu so với bản dịch thơ? Sự khác nhau có ý nghĩa như thế nào?c. Xét về mặt kết cấu, hai câu thơ 3 và 4 có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra hiệu quả...
Đọc tiếp

1. Cho câu thơ: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

a. Em hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ. Nêu tên bài thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ em vừa chép.

b.  Câu thứ hai trong nguyên tác: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” có gì khác về kiểu câu so với bản dịch thơ? Sự khác nhau có ý nghĩa như thế nào?

c. Xét về mặt kết cấu, hai câu thơ 3 và 4 có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của kết cấu đó.
 

2. Cho câu thơ sau: Trong tù không rượu cũng không hoa

a. Hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ. Cho biết thể thơ của bài thơ em vừa chép? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

b. Hai câu đầu bài thơ Ngắm trăng cho em hiểu điều gì về tâm hồn Bác?

c. Trong câu thơ đầu, tác giả khéo léo sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó trong việc thể hiện nội dung.

d. Có người nói rằng “Vọng nguyệt” là bài thơ thể hiện sự hài hòa giữa chất thép và chất trữ tình”. Chỉ ra chất thép và chất tình được thể hiện trong bài thơ.

3. Bài thơ Ngắm trăng mở đầu là “ngục trung”, kết thúc là “thi gia”. Chi tiết này nói lên điều gì?

4. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ. Chép những dòng thơ (bài thơ khác) trong chương trình Ngữ văn 8 kỳ 2, cũng có sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc giống như vậy. Nêu tên bài thơ và tên tác giả.

0
3 tháng 5 2022
BÀI VĂN THAM KHẢO

Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương còn có những giá trị tinh thần nào khác?

Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề,… Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thượng ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.

Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ, vất vả của những người xung quanh mình. Họ bỏ mặc, họ không hề quan tâm và thờ ơ với tất cả. Những con người này cần phải bị xã hội lên án kịch liệt. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đau thương đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp.

Tóm lại, có lòng yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.

3 tháng 5 2022

TK

Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.