K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2018

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN và Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có đóng góp quan trọng trong việc tham gia chỉ đạo, tổ chức tiến hành CTND bằng sức mạnh tổng hợp của đất nước: chiến tranh toàn dân, toàn diện. Bước vào mùa khô năm 1953-1954, so sánh về số lượng quân chủ lực của địch vượt khá xa lực lượng của ta. Tuy nhiên, bên cạnh bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, trên cả nước ta đã có khoảng 02 triệu dân quân, du kích để tiến hành CTND. Lực lượng này đã làm cho địch phải phân tán đối phó trên khắp các chiến trường. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với bộ đội chủ lực, chúng ta còn huy động khoảng 20 vạn dân công tham gia Chiến dịch bằng gánh gồng, xe đạp thồ, kết hợp với cơ giới để đảm bảo hậu cần cho Chiến dịch. Các nhà quân sự Pháp không thể ngờ rằng, bằng đôi chân đi bộ, đôi vai và chiếc xe đạp thồ, nhân dân Việt Nam đã chuyên chở hàng chục ngàn tấn lương thực và phương tiện cần thiết, đáp ứng nhu cầu của Chiến dịch. Để có được chiến thắng ở Điện Biên Phủ, không ai có thể quên được “một quyết định có tính lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với tư duy của một nhà cầm quân lớn, mặc dù các đơn vị đều sẵn sàng tiến công, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định hoãn trận đánh để thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc” bằng sức mạnh tổng hợp và cách đánh của CTND Việt Nam. Sau này, khi tổng kết về chiến thắng của “Việt Minh” tại Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh và các nhà nghiên cứu nước ngoài đều thống nhất nhận định: nguyên nhân chính làm nên chiến thắng của “Việt Minh” là đã tiến hành cuộc CTND toàn dân, toàn diện. Năm 1954, sau khi thất bại trở về Pháp, tướng Đờ Cát-tơ-ri (De Castries) đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng rằng: người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc.

20 tháng 3 2018

Câu 1:

Nguyên nhân thắng lợi

a. Nguyên nhân khách quan:

Chiến thắng của đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng đức và Nhật của Liên Xô, đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơđể nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.

b. Nguyên nhân chủ quan:

- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi đảng Cộng sản đông Dương, Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.

Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.

- Đảng có quá trình chuẩn bịsuốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939 và thoái trào cách mạng 1932 – 1935, đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại, nhất là quá trình xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.

- Toàn đảng, toàn dân nhất trí, quyết tâm giành độc lập tự do, linh họat, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Ý nghĩa lịch sử

a. Đối với dân tộc Việt Nam :

- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầukỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

b. Đối với thế giới :

- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Miên và Lào.

Câu 2:

-Ta kí Hiệp Định Sơ bộ với Pháp Vì:
--Tránh được 1 cuộc chiến đấu bất lợi
--Đẩy quân đội Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta
--Có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp
*Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích, tạo nên căng thẳng giữa ta và Pháp. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Nội dung


Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ tại Hà Nội với nội dung:

+ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.

+ Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thayquân Trung Hoa Dân Quốc giải giáp quân Nhật , và số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.

+ Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam, tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức


c. Tác dụng :

- Ta tránh được việc phải đương đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta.

- Có thêm thời gian hòa bình để củng cố, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài chống Pháp câu 3:

Diễn biến:

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.

Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.

Kết quả:

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch

Ý nghĩa:

a- Đối với nhân dân ta

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng Tháng Tám; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

b- Đi với thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành luỹ của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi; đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

20 tháng 3 2018

dài vậy bạn :::ngắn thui

11 tháng 11 2018

Lập bảng so sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở VN

Cuộc khai thác lần thứ nhất

Cuộc khai thác lần thứ hai

Hoàn cảnh

Sau khi thực hiện xong việc bình định về quân sự, thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ nhất(1897-1914).

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918), thực dân Pháp tiếp tục khai thác thuộc địa lần thứ hai.

Mục đích

Khai thác nguồn tài nguyên phong phú.

Bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt

Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hành hóa của Pháp.

Tương tự.

Nội dung

Nông nghiệp: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: Cướp đoạn ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, bóc lột địa tô, ban hành chế độ sưu thuế nặng nề.

Công nghiệp: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp tập trung vào khai thác mỏ, xây dựng 1 số cơ sở công nghiệp phục vụ cho đời sống của bọn thực dân như điện, nước, bưu điện….Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, công nghiệp khai thác được đẩy mạnh đầu tư them và mở rộng hơn. Công nghiệp chế biến và dịch vụ được đẩy mạnh phát triển như xay xát, rượu, dệt….

Giao thông - vận tải: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp mở mạng giao thông, xây dựng đường xá, bến cảng nhằm phục vụ cho lợi ích kinh tế và quân sự Pháp.

Thương nghiệp: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nhập từ nước ngoài vào nhưng lại ưu tiên hàng nhập của Pháp.

Còn trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai để khai thác tối đa cho sự phục hồi kinh tế chính quốc sau chiến tranh thế giới, Pháp tăng cường mở rộng việc chiếm đoạt đất đai của nông dân để lập đồn điền trồng cà phê,…đặc biệt là cao su. Chính vì việc chiếm đoạt đất đai lập đồn điền trong cao su, cho lên nhiều công ty mới ra đời như công ty Misolanh - nắm độc quyền toàn bộ cao su ở Đông Dương.

Công ngiệp:trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, công nghiệp khai thác được đẩy mạnh đầu tư them và mở rộng hơn. Công nghiệp chế biến và dịch vụ được đẩy mạnh phát triển như xay xát, rượu, dệt….

Giao thông vận tải: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, Pháp cũng đầu tư thêm để phát triển, phục vụ cho khai thác nguyên liệu, lưu thông hàng hóa

Thuowng nghiệp: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I. Ngoài ra, Pháp còn lập ngân hàng Đông Dương và ngân hàng này trở thành 1 thế lực nắm độc quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Việt Nam., quân sự.

Hệ quả

Làm cho kinh tế VN bị kiệt quệ, ngày càng lệ thuộc vào chính quốc.

Càng làm cho kinh tế nước ta cột chặt vào kinh tế nước Pháp. Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.

Tác động

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu du nhập vafoVN tồn tại cùng với phương thức sản xuất phong kiến.

Xã hội Việt Nam bắt đầu phân chia gia cấp.

Phuowng thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiếp tục du nhập vào việt nam. Hifnh thái kinh tế chuyển đỏi rõ rệt từ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.

xã hội việt Nam đã có sư phân hóa giai cấp rõ rệt.

14 tháng 2 2019

Câu 1:

nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử dân tộc vì Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

Câu 2:

lý do gồm có 2 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân chủ quan

+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.

+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.

+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.

Nguyên nhân khách quan

: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.

19 tháng 3 2018

tại sao trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta lại chọn đồi Him-lam làm nơi tấn công đầu tiên? | Yahoo Hỏi & Đáp

19 tháng 3 2018

Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn ngời sáng, là động lực, nguồn cổ vũ to lớn đối với quân và dân ta trong công cuộc đổi mới nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được thực dân Pháp xây dựng gồm 49 cứ điểm, tổ chức thành tám cụm, được bố phòng chặt chẽ với tổng số quân hơn 16.000. Trong đó có nhiều đơn vị tinh nhuệ, được trang bị phương tiện, vũ khí mới, hỏa lực mạnh. Đây được xem là một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có ở Đông Dương; ngay trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, quân đội Pháp cũng chưa hề dựng được một hệ thống phòng ngự dã chiến mạnh như ở Điện Biên Phủ và coi là pháo đài bất khả xâm phạm
Cùng với Độc Lập (phía Bắc), Bản Kéo (Tây-Bắc); Him Lam là một trong ba trung tâm đề kháng được coi là cửa ngõ tập đoàn cứ điểm. Trong tất cả các vị trí thuộc tập đoàn cứ điểm, Him Lam được quân Pháp xây dựng đầu tiên trên điểm cao gần 500m gồm ba cứ điểm trên ba quả đồi nằm ngay cửa ngõ đông-bắc cánh đồng Mường Thanh, án ngữ con đường Tuần Giáo - Điện Biên, cách phân khu trung tâm 2,5km. Với vị trí ''đầu sóng ngọn gió'' nên Him Lam được xây dựng thành vị trí kiên cố nhất của tập đoàn cứ điểm. Có lưới lửa mạnh bố trí rất cẩn mật vừa yểm hộ lẫn cho nhau, vừa ngăn chặn mọi con đường ta có thể tiến vào; hệ thống công sự phụ gồm dây thép, vật chướng ngại, bãi mìn có nơi rộng tới 100m. Được biết đây là pháo đài do chính tay một cố vấn Mỹ ở chiến trường Triều Tiên về vẽ kiểu và trực tiếp đôn đốc xây dựng tổ hào phòng ngự. Đảm nhận giữ gìn Him Lam là tiểu đoàn 3 thuộc Bán lữ đoàn Lê Dương thứ 13 (III/13è DBLE). Đây là đơn vị có bề dày chiến tích đã được xây dựng gần 100 năm. Lực lượng bảo vệ được trang bị súng có kính ngắm điện tử phát hiện mục tiêu ban đêm. Him Lam được trọng pháo ở Mương Thanh và Hồng Cúm yểm hộ theo một kế hoạch hỏa lực dày đặc. Lực lượng dự bị với xe tăng, pháo binh, không quân chi viện sẵn sàng tiến hành phản kích trong trường hợp Him Lam bị tấn công. Do đó cả tướng Na-va, Cô-nhi và Đờ Cát đều tin rằng trung tâm đề kháng Him Lam (Béatrice) đủ sức đứng vững.
Him Lam được Bộ chỉ huy mặt trận của ta xác định là trận mở màn, để đảm bảo nguyên tắc "trận đầu phải thắng'', quân ta bố trí lực lượng mạnh, có cả dự phòng; kế hoạch phòng pháo, phòng không, phòng địch phản kích, dự kiến các tình huống cơ bản và cách xử lý trong quá trình diễn biến chiến đấu. Đại đoàn 312 được giao nhiệm vụ tấn công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam với sự hỗ trợ hỏa lực trọng pháo của Đại đoàn 351. Đêm 11-3, bộ đội 312 tiến hành đào trận địa xuất phát xung phong. Các chiến hào trước đó nằm ẩn mình dưới đám cây rừng, những chỗ trống đều được ngụy trang cẩn thận, nay đổ xuống cánh đồng đâm thẳng vào cứ điểm địch

19 tháng 3 2018

xin chào bạ, mình xin giải đáp như sau :

* Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ: - Vùng Tây Bắc:

+ Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm; núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông như: Sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn.

+ Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. Phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phông Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này.

+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung.

+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng.

- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), nằm ở giữa vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then - Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, là một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến đường đi Lào, có con sông Nậm Rốm chảy theo hướng Bắc

- Nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ lúc đó có khoảng 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, H’Mông, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xá, Puộc, Hoa, Pú Noi...

Đế quốc Pháp

- Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á” (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập V, Nxb Sự thật, H. 1992. Tr.70). Nó là “ngã tư chiến lược quan trọng”, nó như “cái bàn xoay và có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc” (Na Va. Đông Dương hấp hối. Nxb Plông, Pari, 1958 (tiếng Việt). Nó như “cái chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào, từ đó có thể đánh chiếm lại các vùng đã bị mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 - 1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Đồng thời là một căn cứ không quân - lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam châu Á.

Kế hoạch tác chiến của Nava hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lược, chuyển bại thành thắng... Ngày 3/12/1953 Nava ra huấn lệnh cho quân đội Pháp tập trung lực lượng phòng ngự ở Tây Bắc vào căn cứ không quân - lục quân ở Điện Biên Phủ và quyết giữ căn cứ này với bất cứ giá nào.

- Tây Bắc với địa hình phức tạp rất khó khăn cho hoạt động quân sự của địch nhưng lại rất thuận lợi cho chiến tranh nhân dân của ta. Bởi vậy sau ba chiến dịch, vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, chiến dịch đường số 18 và chiến dịch Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hoá”.

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954 của ta, là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp.

Trong thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 22/12/1953, Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà còn cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.

21 tháng 10 2018

thông qua 2 quyết định quan trọng là xây dựng một thị trường nội địa chung châu âu và 1 liên minh kinh tế

từ đó mở ra hướng đi là xây dựng một liên minh chính trị mở rộng xong liên kết đối ngoại và an ninh tiến hành xây dựng một nhà nuwocs chung châu âu