K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2017

Nhắc đến mùa xuân thì chúng ta thường nghĩ ngay đến Tết. Tết đến trăm hoa đua nở, loài hoa nào cũng đẹp, cũng thơm, cũng mang trẽn mình một màu sắc rực rỡ để đón mừng năm mới. Miền Bẳc xuân về với cành đào tươi thắm còn đối với miền Nam thì cây mai là một loài hoa Tết không thể thiếu được ở mọi nhà. Vậy các bạn có biết vì sao cây mai lại được ưa chuộng và trỏ thành một loài cây ngày Tết không? Để  các bạn có thể hiểu thêm về cây mai cũng như có thể giải đáp những câu hỏi trên thì tôi xin được thuyết minh về cây mai để bạn được rõ.

Cây mai đã có từ rất lâu đời từ một loại mai rừng ở đồi núi với dáng vẻ giản dị độc đáo. Và người xưa đã đem về trồng để bây giờ nó có thể mang đậm sắc màu Tết của miền Nam nước ta. Dần dần mai đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Với những kĩ thuật trong nông nghiệp như chiết cành, ghép cành... mai đã được chia làm nhiều loại khác nhau. Dựa vào màu sắc gồm: Hoàng mai (mai vàng), Bạch mai (mai trắng), Thanh mai (mai xanh), Hồng mai (mai hồng, mai đỏ ). Còn dựa vào đặc điểm thì mai gồm có: mai Chiếu Thuỷ, mai Tứ Quý,... Nhung ca vào những dịp Tết đến thì người miền Nam vẫn yêu chuộng Hoàng mai nhất.

Cây mai cũng có những đặc sắc riêng nhất là về hình dạng. Thân mai nhỏ, cành gầy, mỏng manh tạo nên vẻ duyên dáng của người con gái trong tà áo dài trang nhã và đài các. Lá mai màu xanh, nhỏ như lá chanh. Nụ mai thì nhỏ, có màu xanh, thuôn dài mọc thành chùm từ bảy đến mười cái. Khi nở, hoa mai có năm cánh khoác trên mình một bộ đồ màu vàng rực rỡ mà ai công thích. Cánh mai mịn màng, mỏng manh làm cho người ta cảm thấy ấm áp lạ thường. Có thể nói cả cây mai đều  có màu vàng chỉ riêng lá màu xanh và phấn hoa thì có màu nâu đỏ. Đặc biệt có những cành mai ghép, hoa nở ra thường có sáu đến mười hai cánh.

Cây mai rất dễ trồng nhưng cũng rất khó đổi với người không chuyên chơi mai.  Mai nở vào Tết nên người ta sẽ ngắt sạch lá trước Tết khoảng nửa tháng, thường là  vào mười lăm âm lịch. Nếu muốn mai ra hoa đẹp, cây chắc khoẻ thì phải biết cách chăm sóc nó. Mai có thể chết nếu bị úng hoặc quá rợp. Vì vậy khi tưới cây chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ và để mai ngoài nắng. Nêu chăm sóc kĩ thì chắc clhắn mai sẽ cho ra hoa đẹp, cánh dày. Hiện nay, trên thị trường đã hình thành nhiều chỗ bán mai nhưng nổi tiếng nhât vẫn là làng mai Bình Chánh, Bình Triệu. Tuy đường xa nhưng người thành phố vẫn ồ ạt đi mua. Có những cây mai lên đến cả trăm triệu nhưng cũng có người mua về nhà, vì họ không chỉ yêu thích vẻ đẹp giản dị thanh cao của nó mà còn vì ý nghĩa của cây mai trong ngày Tết.

Quà thât là vậy, cây mai lúc nào cũng hiện diện trong nhà của mỗi người cũng giống như  mâm ngũ quà không thể thiếu trong ngày Tết. Ý nghĩa của cây mai là luôn mang lại may mắn cho mọi nhà. Không những thế, mai còn biểu thị cho đức tính trung thực, cho sự lịch lãm, thanh khiết của con người. Người xưa nói quả không sai, chỉ khi gặp hoạn nạn, khó  khăn thì mới biết đâu là bạn thật, đâu là bạn giả. Cây mai cũng vây, dù nắng mưa bão bùng, thì mai vẫn ngời ngời một sức sống dai dẳng. Điều đó cũng cho thấy được cây mai cũng rất kiên cường, rất chịu khó dù trong hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó cây mai còn là nguồn khai thácc vô tânlà một đề tài đặc sắc cho các nhà vân, nhà thơ Việt Nam. Cây mai đã đi vào lòng người dân Viêt Nam bằng nét đep giản dị, thanh tao và dịu dàng. Cũng vì ý nghîa của nó nên cây mai trong ngày Têt đã trở thành một truyền thống đặc sắc của miền Nam nước ta để nó luôn mang lại sự an lành, hanh phúc và niềm may mắn cho mọi nhà.

Cây mai đã trở thành biểu tượng cho cái Tết miền Nam với vẻ đẹp giản dị và màu vàng rực rỡ của nó. Vì vậy ta phải biết nâng niu và trân trọng cây mai để nó luôn điểm tô mùa xuân cho ngày nay, cho ngày mai và cho muôn đời sau.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/thuyet-minh-ve-mot-loai-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-viet-nam-hoa-mai-c35a21525.html#ixzz511SbJA6o

12 tháng 12 2017

ỞViệt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ởtừ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới.

Không rõ loài hoa mai xuất hiện vào khi nào, có người cho rằng có lẽ nó xuất hiện từ lâu lắm. Mai là một loài hoa có sức chịu dẻo dai. Hoa mai có năm cánh nó kết thành vòng tròn, người ta có thể xem đó là biểu tượng ánh thái dương lan tỏa của tiết trời ấm áp, nắng ấm toả xuống chan hoà cho trái đất hồi sinh và nhân gian được vui vẻ, nhất là vào buổi sáng của những ngày đầu xuân. Có lẽ vì nên nó mới được gọi là Hoa Mai.

Phương Nam - một vùng đất mới với hầu hết là dân lưu cư, mở đất, cùng sống chan hòa trên một vùng đất sông nối sông, đồng nối đồng, nương tựa vào nhau giữa "thâm lâm cùng cốc” ở một vùng đất đai, sông nước đầy chướngkhí, mong sao gia đình sum vầy, làng xóm quây quần. Trên bước đường mởđất, có phải chăng những tiền hiền, khai cơ đã bắt gặp một loài hoa đẹp nởrộ đúng vào mỗi độ Xuân về mà mai vàng đã trởthành “sứ giả", biểu tượng cho mùa Xuân phương Nam. Có phải vì vậy mà người dân phương Nam khi nhắc đến Tết là nhắc đến Mai vàng.

Loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh. Tên khoa học của loại Mai vàng này là Dohna Harman, nó thuộc họ Hoàng Mai Ochnaceae. Mai vàng không có mùi thơm, còn trái của nó thì chỉ nhỏ bé bằng hạt đậu, khi còn tươi có màu xanh. Được biết các giống mai đều chịu đựng được các thời tiết đổi thay, dù cho ấm áp hay giá buốt, thường vào mùa Xuân về Tết đến, mai luôn ngạo nghễ nở hoa, để chào đón Xuân, trong phút giây giao mùa. Bởi vì mai có bản sắc đó nên nó đã lôi cuốn nhiều người kể cả nghệ nhân vào cuộc chơi với mai vì mai chính là hiện thân của hàng kẻ sĩ, của các đấng trượng phu, anh hùng mã thượng, tượng trưng cho sức chịu đựng tất cả tang thương dâu biển của cuộc đời, bất chấp cả cuồng phong bão táp cốt sao đạt cho được mục đích cuối cùng đó là ích nước, lợi dân, làm đẹp cho xã hội loài người. Và chỉ có mai mới đủ làm biểu tượng cho lớp người có chí anh hùng, đấng trượng phu, coi thường danh lợi và phú quý coi như tất cả là phù vân. Giống như hoa đào, hoa mai cũng được các văn nhân thi sĩ dùng làm cảm hứng để diễn tả nét đài trang, thanh nhã của những người đàn bà đẹp mọi thời đại. Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã tả sắc đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thuý Vân qua hình ảnh mai:

k cho mk nha Trần Thị Huyền Trang A xinh gái

12 tháng 12 2017

Mình mới có lớp 6, nên không biết bơ - men là gì :

BÀI VĂN THAM KHẢO

Môn văn là môn học mà mình yêu thích nhất. Trong các môn học như môn toán, địa lý, lịch sử,.... thì môn văn là môn học đem lại cho mình nhiều hứng thú nhất. Cô Lan - cô giáo chủ nhiệm của mình là một cô giáo dạy văn rất giỏi. Cô chính là người đã kèm cặp và dạy dỗ mình. Ngày từ những ngày đầu bước chân vào lớp học mình đã cô chỉ bảo rất nhiều. Hằng ngày học bài trên lớp, cô chỉ bảo từng nét chữ, từng dấu chấm câu. Cách truyền đạt của cô thật hập dẫn, mỗi giờ học mình như được lạc vào một thế giới khác. Môn văn giúp mình có nhiều cảm nhận về thiên nhiên về con người, giúp mình biết yêu thương mọi người hơn, yêu quê hương hơn. Lớn lên mình có mơ ước trở thành một nhà văn thật vĩ đại.

11 tháng 12 2017

                  Cái gì bao phủ khắp nơi

         Không mùi, không sắc mà ai cũng cần ?

không khí

11 tháng 12 2017

Không khí

Ai k mình thì mình k lại cho !

11 tháng 12 2017

Bạn có thể dựa vào dàn bài này để làm.

Thuyết minh về áo dài Việt Nam.

Mở bài: Nêu quốc phục của mỗi quốc gia.

Vd: Mỗi quốc gia đều có 1 trang phục truyền thống riêng. Nhật Bản có Kimono, Hàn Quốc có Hanbok, .......còn đất nước Việt Nam ta nổi tiếng với trang phục áo dài . Cho dù trải qua không ít thăng trầm của lịch sử nhưng giá trị của áo dài vẫn không bị phai mờ trong lòng nhân dân Việt Nam.Aó dài đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Thân bài:

1/ Nguồn gốc và quá trình phát triển

- Chiếc áo dài có từ rất xa xưa , k ai biết thời điểm chính xác từ khi nào , chỉ có thể biết rằng nó được bắt nguồn từ chiếc áo tứ thân đã có từ lâu đời.

- có giả định cho rằng áo dài VN xuất xứ từ phương Bắc năm 1744, do chúa Nguyển Phúc Khoát ở Đàng Trong xưng vương đã ra sắc lệnh về trang phục trong đó có sự định hình cơ bản về chiếc áo dài. Trang sử của áo dài được khắc họa rõ nét từ đây.

-Từ xa xưa ,người phụ nữ VN đã mặc váy nhưng đến năm 1828, vua Minh Mạng ra chiếu cấm chỉ phụ nữ k được mặc váy mà phải mặc quần 2 ống.

-Từ thế kỉ XX, chiếc áo dài về cơ bản đã có hình dáng gần giống như ngày nay. Mảnh đất phồn thịnh nhất của áo dài là Cố đô Huế (thủ phủ).

2 /Cấu tạo , hình dáng , chất liệu:

-cổ áo : áo dài truyền thống là áo dài cổ cao , khoảng 3 phân, tạo nên vẻ kín đáo cho người phụ nữ. Tuy nhiên, ngày nay, cổ áo đã được cách tân rất nhiều :cổ tròn ,cổ thuyền ,cổ tim,......

- thân áo (thân trên) ôm sát cơ thể làm tôn lên những đường cong của người phụ nữ. Vì thế, áo dài vừa kín đáo ,vừa quyến rũ, tôn lên vóc dáng của người mặc.

-tay áo :tay ngắn , tay dài ,tay lỡ ..........tùy thuộc vào sở thích của người mặc.

-tà áo : có 2 tà, tà trước và tà sau, được may chiều dài bằng nhau. trải qua từng thời gian, ở mỗi thời đại người ta chuộng tà áo dài hoặc ngắn. áo dài bắt buộc phải mặc với quần ống rộng màu sắc cần hài hòa để tôn dáng vẻ mềm mại ,duyên dáng , thướt tha.

- chất liệu để may áo dài : chất liệu mềm, nhẹ và phù hợp nhất chính là lụa tơ tằm.

3/ công dụng

-làm tôn lên vẻ kín đáo , dịu dàng , thướt tha của phụ nữ

- chính là niềm tự hào của dân tộc VN với bạn bè quốc tế

-UNESSCO đã công nhận áo dài là 1 di sản văn hóa phi vật thể

-Trong các cuộc thi hoa hậu ở VN luôn có phần thi trang phục áo dài

4/ cách sử dụng

khi dùng áo dài hết sức nâng niu , giặt bằng tay, trước khi mặc phải ủi cho thật phẳng phiu.

-khi mặc áo tránh những hoạt động mạnh

áo dài được mặc trong ngày lễ ,Tết ,những sự kiện trọng đại.

Kết bài

chiếc áo dài mãi mãi là h/a đẹp kết nối quá khứ , hiện tại với tương lai. Áo dài luôn là niềm hãnh diện của phụ nữ VNvà là niềm tự hào của dân tộc VN với bạn bè thế giới. (quốc tế).

11 tháng 12 2017

Bút chì là một sản phẩm quen thuộc được tạo ra để phục vụ đời sống con người, nhất là trong học tập và đối với học sinh chúng ta. Có thể nói, chiếc bút chì đã trở thành một người bạn thân thiết theo ta đã lâu, có lẽ từ lúc vào lớp một chúng ta đã được làm quen và kết bạn.

Đã từ lâu, bút chì xuất hiện với con người mang theo rất nhiều công dụng. Đơn giản, dễ dùng. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi. Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó. đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.

Hàng trăm năm trôi qua, một thời gian khá dài, chiếc bút chì vẫn là thứ công cụ đơn giản nhưng được làm ra với hình dáng công phu hơn. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ bên ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phang hơn, gỗ tốt, khó gãy. Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn, ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn ra như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút dược gắn vào một cục tẩy nhỏ. Chiếc bút chì của chúng ta cũng khá đơn giản đúng không nào.

Hiện nay, bút mực, bút bi được ưa chuộng nhiều nhưng vẫn không ai bỏ quên được cây bút chì quen thuộc. Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Bạn có nghĩ rằng, bút chì đã trở thành một người bạn tri kỉ của chúng ta? Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng đã để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy. Ngoài ra, chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được tái hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh, chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng. Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay vẽ không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được. Điều đó góp phần làm cho chiếc bút chì có nhiều công dụng và nét đặc sắc hơn, giúp cho mọi người không bao giờ quên nó.

Tuy chiếc bút chì được biết đến và được nhiều người yêu quí nhưng vẫn có bạn vô tâm bỏ quên nó, vứt nó và thậm chí còn bẻ gãy nó. Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nỏ có rất nhiều công dụng và có ích. Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em. Nhưng tôi nghĩ, một chiếc bút chì truyền thống lại gần gũi với con người hơn.

Các bạn có từng nghĩ rằng, chiếc bút chì được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn. Khi chúng ta tặng cho bạn mình những chiếc bút đó, nó sẽ giúp cho người bạn ghi bài, vẽ những bức tranh thật đẹp hay trưng ở một góc nào đó, để khi nhìn thấy chiếc bút, người bạn ấy sẽ nhớ về chúng ta. Thật không may nếu chúng ta đánh mất chiếc bút chì thân yêu, rồi đến khi mình cần đến nó thì nó đã không còn nữa. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn chiếc bút cho cẩn thận bạn nhé, chiếc bút rất ý nghĩa đối với học sinh. Tuy nhiên, một số bạn dùng chiếc bút không đúng mục đích, các bạn đã viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường nhà trường, như vậy là không đúng. Hãy làm sao cho chiếc bút chì trở thành một chiếc bút đầy hữu dụng và sử dụng đúng mục đích.

Tóm lại, chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành thì rẻ. Chiếc bút chì thật ý nghĩa phải không nào, hãy giữ gìn nó cẩn thận và nếu có thể, hãy cố gắng phát huy thêm công dụng của chiếc bút để chiếc bút chì luôn là đồ vật và là người bạn cần thiết của học sinh chúng ta. 

10 tháng 12 2017
Duy tân minh trị là tháng 1 nặn 1868
10 tháng 12 2017
giúp mk đi mai thi r không bit lam
10 tháng 12 2017

“Chiếc lá cuối cùng”là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn O. Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thời trẻ, để kiếm sông ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh O. Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mĩ lập một giải thưởng mang tên O. Hen-ri để tặng cho các truyện ngắn hay hằng năm.
“Chiếc lá cuối cùng”là“bức thông điệp màu xanh” tác giả gửi đến người đọc để cangợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác, nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của Thần Chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... và chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, cùng chia sẻ gian nan, hoạn nạn với bạn. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại mang tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá thường xuân cuối cùng của cái cây bên kia cửa sổ rụng xuống.
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, bác Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại cuộc sống. Bằng tài năng, bác đã vẽ nên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuốicùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh lặng thầm của Bơ-men, tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quýcủa nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, bác Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngòi bút của tác giả chạm tới tà áo của Nàng Nghệ thuật, nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho mọi người, bác đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ Bơ-men trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người, sự sống của một tài năng.
Cốt truyện của “Chiếc lá cuối cùng” thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc họa nhân vật đầy tài năng của tác giả. Về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho Thần Chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu: “Khi chiếc lá lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời”. Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng “chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay ra khỏi tất cả những thứ em còn đang nắm và lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó”. Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục, ởđoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn về những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa sáng mãi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bác Bơ-men có hình dáng như người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.

10 tháng 12 2017

Cách đây 86 năm, trên bầu trời văn học nước Mĩ, một ngôi sao sáng đã lặn. Ngôi sao ấy là o. Hen-ri. Sự ra đi của ông quả thật, đã để lại cho nhân dân nước Mĩ nhiều tiếc nuối. Thế nhưng, đúng như có người đã nói: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Mặc dù ngôi sáng ấy lặn khá lâu rồi song dư quang của nó vẫn lâp lánh toả sáng trên những trang văn mà ông o. Hen-ri để lại cho đời. Sự nghiệp sáng tác của ông không đồ sộ như M.Gorđki, L.Tônxlôi nhưng hầu hết các tác phẩm mà nhà văn viết ra đều có giá trị lớn. Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm như thế.

Tiếp xúc với thiên truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, ta sẽ được nhà văn đưa đến phía Tây công viên Oa-sinh-tơn của nước Mĩ. Đó là một địa điểm nhỏ, phố xá nhằng nhịt không có lối ra rõ ràng. Hầu như khu công viên nhỏ này bị một màn xám bao phủ, vây quanh. Nó đã làm cho cuộc sống của những con người như Xiu, Giôn-xi và bác Ba-men thiếu sinh khí: “Hãy tưởng tượng một tay thu ngàn nào đó mang hoá đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này, đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nự không thu một xu nhỏ”. Cách nói rất hình ảnh của tác giả đã cho ta cảm nhận được cái nghèo nàn, đạm bạc của những con người ở đây. ở đây hầu hết là giới nghệ sĩ chung sống với nhau. Họ phải bỏ tiền ra thuê những căn phòng tối om và vẽ những bức vẽ bình thường đổ kiêm sống. Họ chăm chỉ làm ăn là thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo, thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn. Ta tưởng như họ sống trong hôm nay mà chẳng đến hết ngày mai. Những hoạ sĩ (Giôn-xi, Xiu, Bơ-men) trong ý thức họ vẫn muốn hẹn một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai xán lạn. Thế nhưng cơ hội lại chưa mỉm cười với họ. Thành ra họ chỉ còn biết chờ đợi với tình cảm mông lung, huyễn tưởng. Rõ ràng ta nhận thấy o. Hen-ri không thi vị hoá cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về hiện thực, tái hiện chân thực những cảnh đời đói khổ.

Nhưng, để tránh hiểu lầm, có lẽ cũng cần phải nói thêm: nhà văn phản ánh hiện thực không chỉ để phản ánh, để phơi bày hiện thực mà cái chính là qua bức ảnh chụp đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ đối với con người. Dù chỉ là một góc phố nhỏ thôi - nhà văn cũng lách ngọn bút vào để tìm tòi khám phá. Những tâm tư, tình cảm của Bơ-men, Xiu, Giôn-xi đều được nhà văn chăm chú lắng nghe để rồi khơi lên trong lòng độc giả những tia nước nguồn thương. Nguồn thương của tác giả rung lên khi nhân vật gặp tình huống éo le. Ông tỏ ra rất quan tâm tới số phận của những con người này. Ông thương cảm cho Giôn-xi, một “phụ nữ nhỏ bé”, thiếu máu vì những cơn gió hiu hiu, bị mắc chứng bệnh viêm phổi. Ông đồng tình với ước mơ chính đáng của bác Bơ-men: muốn có một kiệt tác để lại cho đời. Với Bơ-men, tác giả thấy con người này thật đáng thương. Ông đã “ngoài sáu mươi ”, đã “múa cây bút vẽ bốn mươi năm” mà vẫn không “vơi tới được gấu áo vị nữ thần của mình”. Nói chung, cuộc đời cơ cực nào cũng chiếm được trái tim nhân đạo của nhà văn. Ông đã viết về họ như viết về chính mình, cho nên dễ hiểu, dễ đọc, dễ làm xúc động lòng người. Cái dễ làm xúc động lòng người ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Ta thấy trong thực tế, cuộc đời của tác giả cũng gặp nhiều nỗi gieo neo. Ông đã từng trải nghiệm qua rất nhiều nghề để kiếm sống, cảnh đời thật đã cho ông yêu sống phong phú. Khi viết truyện, ông đặt cái tâm nóng hồi của mình lên trang giấy. Từ bác Bơ-mcn đến Giôn-xi, Xiu, hầu hết đều có sự hoá thân của tác giả...

Cuộc sống sao mà đắng cay đến thế! Nhưng càng trong sự đắng cay, đen tối tâm hồn con người càng toả sáng và ngát hương. Nhà văn đã phát hiện ra trên đầm bùn, trên thảo nguyên hoang dại bỗng rực cháy sáng lên “ngọn lửa Đan- cô” ngọn lửa của tình thương yêu của con người với con người.

Trước hết, ông muốn bày tỏ thái độ ca ngợi về nét đẹp trung trinh của Xiu và Giôn-xi. Với ông, ở họ có một tình hạn rất đẹp đẽ, trong sáng và rất đáng trân trọng. Cuộc sống nghèo khổ, sở thích tương đồng, tình cờ đã giúp họ xích lại gần nhau. Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không lãnh đạm, không thờ ơ, không bỏ mặc bạn. Ngược lại, cô chăm nom, săn sóc Giôn-xi rất chu đáo. Cô mời bác sĩ về chữa bệnh cho bạn. Tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi thật là gắn bó, thật là cảm động. Nghe bác sĩ nói bệnh tình của Giôn-xi “mười phần chỉ còn hi vọng được một” thì Xiu đã vào phòng làm việc và “khóc đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Giọt nước mắt ấy là giọt nước mắt của tình thương. Trái tim cô không hề “chai sạn” mà luôn rung lên những nhịp đập đớn đau khi nghĩ đến cảnh: chỉ vài ngày nữa thôi cô bé sẽ mất đi một người bạn yêu quý. Thương thì thương vậy đấy, thế nhưng cô vẫn muốn kìm nén nỗi đau, cố chạy trên thực tại phũ phàng (“thản nhiên”) để Giôn-xi yên tâm. Rồi cô tỏ ra thực sự “lo lắng” khi phải chứng kiến ý nghĩ “kỳ quái” của bạn mình. Xiu luôn muốn được ở “bên cạnh” bạn để săn sóc, luôn tìm cách động viên an ủi Giôn-xi: “Ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng hình phục thôi (...) khả năng khỏe là mười phần chắc chín". Thực ra, đây là một lời nói dối. Nhưng sự nói dối của Xiu, trong hoàn cảnh này không hề có tội. Sự nói dối của cô chẳng qua chỉ là sự bất đắc dĩ, xuất phát từ tình yêu thương bạn, muôn giúp bạn bứt lo lắng và có niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống. Tình yêu thương của Xiu không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn biểu lộ qua việc làm cụ thể. Cô nấu cháo cho bạn ăn. Cô dồn tâm sức để vẽ nhiều tranh ảnh để kiếm tiền chăm sóc cho Giôn-xi. Tình cảm của Xiu là tình cảm chân thành. Tình cảm ây làm ta rưng rưng cảm động. Trong thâm tâm Xiu, Giôn-xi là một người em ruột. Cô đã chăm bẵm bạn theo cấp độ tình cảm máu thịt, chân tình ấy.

Bơ-men, người hoạ sĩ già, cũng là nhân vật được tác giả Chiếc lá cuối cùng dành cho những dòng văn ưu ái, trân trọng. Như đã nói, cuộc đời ông thất bại trong nghệ thuật và nghèo khổ trong cuộc sống. Do chí riêng không thoả, cuộc sông tẻ nhạt mà ông thưc ng hay cáu gắt với mọi người. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta đã mất hết tình người. Ông tự nhận là “con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng trên”. Khi nghe Xiu kể chuyện, Bơ-men đã quái lo: “Sao trên đời này lại có những người ngớ ngẩn” vậy. “Lời nói của ông đích thực là một lời coi thường, một tiếng chửi. Thế nhưng trong lời chửi “độc mồm” ấy vẫn tiềm ẩn lòng thương con người “Chà, tội nghiệp cô bé Giôn-xi”.

Lòng yêu thương ấy dường như là một điểm gợi hứng, là một điểm khơi nguồn để bác Bơ-men sáng tác lên một bức tranh kiệt tác? Có thể là như thế. Sự nguy kịch có liên quan đến sự sống còn của một con người dường như đã thôi thúc trái tim bác phải làn một điều gì đó để giúp họ. Và thế là trong một đêm khủng khiếp, bất chấp cả mưa gió bác Bơ-men đã âm thầm một mình cùng với chiếc đèn, chiếc thang, chiếc bút lông ngồi hí hoáy vẽ chiếc lá thường xuân. Cuối cùng với sự cố’ gắng, với sức mạnh của tình yêu thương, bác đã vẽ xong bức tranh đó. Tiếc thay, khi bác hoàn thành xong tác phẩm cũng là lúc bác phải vĩnh biệt cõi đời. Sự ra đi của bác chỉ là sự ra đi của xác thịt, còn tâm hồn của bác thì chắc chắn sẽ còn kết tủa lại mãi với thời gian. Với nghị lực của mình, trái tim của mình, bác đã cho đời một kiệt tác. Kiệt tác ấy chính là kết quả của sự tích luỹ tổng hoà hơn 40 năm cầm cọ, là sự dồn tụ cao độ của cái tâm và tài trong đời nghệ sĩ. Đốn đây thì ông đã thực hiện được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình từ trước. “Những rìa lá hình răng cưa đã nhuộm vàng úa” tượng trưng cho tuổi tác, sự ra đi về thân xác của Bơ-men. “Cuống lá còn giữ màu xanh sẫm", tượng trưng cho mảnh tâm hồn sáng trong của cả một đời người hoạ sĩ già tích góp được. Kiệt tác của bác có ý nghĩa lớn lao vô cùng. Nó không chỉ là sự mãn nguyện, thoả ước mơ của bác mà nó còn là bức tranh cứu người. Bức tranh đã đem lại sự sống cho Giôn-xi, đã làm cho hồn Giôn-xi sắp chết bỗng được tái sinh. Bức tranh ấy đã đem lại cho Giôn-xi niềm tin vào cuộc sống, giúp cô nhận ra ý nghĩa của đời người: “Mình đã tộ như thế nào, muôn chết là một tội”. Nó chính là điểm cao trào của tình yêu thương con người. Bác Bơ-men đã hi sinh, đã trút cái sức lực còn lại của mình vì sự sống của Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng đúng là điểm sáng toàn truyện. Nó được vẽ giống như thật; nó đã ra đời trong một hoàn cảnh lao động vất vả, nó dũng cảm bất chấp quy luật, vươn lên tất cả để chiến thắng nghèo đói, bệnh tật. Tình người còn lớn hơn cả nghệ thuật, nó làm cho nghệ thuật trở thành sự sống bất tử. Và đó mới là tác phẩm “đáng thờ”, xứng đáng tồn tại với thời gian.

Ai đó đã nói rằng: Văn học nghệ thuật của ngôn từ. Nếu không có bơi chèo nghệ thuật thì chiếc thuyền nội dung sẽ đứng im, bất động. Nó sẽ không chuyển tải đến được tâm hồn bạn đọc những bức thông điệp giá trị nhân văn.

Ở đây, tác phẩm này có giá trị nghệ thuật rất cao.

Nhà văn đã tạo nên trong tác phẩm một hơi thở riêng độc đáo. Đây là một câu chuyện giàu kịch tính. Nhà văn đã khéo léo đặt nhân vật vào các tình huống, các hoàn cảnh mang tính điển hình để khắc hoạ rõ tính cách của nhân vật. Với cách tạo tình huống này, nhà văn tạo nên sự hấp dẫn ở độc giả (các nhân vật sẽ phản ứng như thế nào, giải quyết như thế nào, buộc họ phải theo dõi tiếp). Theo dõi câu chuyện, ta thấy cách giải quyết từng tình huống của nhà văn rất hợp lý: Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không bàng quan mà tìm mọi cách (mời bác sĩ, bán tranh kiếm tiền) để cứu bạn; hoặc khi Giôn-xi có những ý nghĩ kỳ quái, cô tỏ ra lo lắng và cố gắng giảng giải để bạn hiểu ra sai lầm.

Câu chuyện này còn có nhiều chi tiết bất ngờ. Độc giả bị bất ngờ ngay từ lúc Giôn-xi có ý nghĩ kỳ quặc: tại sao cô lại mê tín về điều đó. Tâm trạng lo lắng (Giôn-xi sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống) cứ theo độc giả suốt từ đó đến kết thúc chuyện.

Đỉnh điểm của sự thắt nút là chi tiết: Chiếc lá cuối cùng. Trong vô số những chiếc lá thường xuân, vẫn còn một cái trụ lại trên cành. Mạch cảm xúc, suy đoán của người đọc bị đảo ngược: trong cảnh mưa tuyết như thế sao chiếc lá kia không rụng? Sự hồ nghi này được nhà văn cởi nút ở chi tiết cuối truyện: thì ra chiếc lá ấy chính là bức tranh mà bác Bơ-men vẽ, vẽ giống như thật, đến các nhân vật trong truyện cũng không nhận ra đó là chiếc lá giả.

Nội chừng ấy cũng đã đủ nói lên thành công to lớn của tác phẩm.

Với Chiếc lá cuối cùng, o. Hen-ri đã gởi lại cho thế hệ sau bức thông điệp viết trên màu xanh của lá cây: hãy thương yêu con người, hãy vì sự sống của con người. Đó là lẽ tồn tại cao nhất của nghệ thuật vì con người.



 

10 tháng 12 2017

Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Hướng dẫn soạn bài

   Bố cục (đề - thực – luận – kết) :

   - Hai câu đề : khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.

   - Hai câu thực : tự nghiệm về cuộc đời sóng gió.

   - Hai câu luận : hình tượng người anh hùng.

   - Hai câu kết : khẳng định tư tưởng nhà thơ.

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   -“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.

   - “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.

   - “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.

   → Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Giọng thơ bay bổng trầm hùng sang suy tư, phảng buồn đau, bi mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng gián đoạn.

   - Phép đối : khách không nhà – người có tội ; trong bốn biển – giữa năm châu → hình ảnh người có tội trở nên cao đẹp.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.

Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Hai câu cuối có điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Câu thơ cũng là lời thách thức với ngục tù gian khổ.

Luyện tập

   Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.

P/s:Soạn ngắn

10 tháng 12 2017

Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).

- Bằng giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày.

- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Có thể hình dung về cấu trúc như sau:

    + Hai câu đầu diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)

    + Bốn câu giữa chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bản lĩnh, khí phách...

    + Hai câu cuối khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo... của cả bài thơ.

Câu 1: Hai câu 1 – 2 vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục mà khẩu khí cứ như của khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường thiên lí. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.

Câu 2:

Hai câu 3 – 4 , tác giả tự ngẫm về cuộc đời làm cách mạng đầy sóng gió của mình với một giọng trầm, phảng phất buồn đau mà không bi lụy. Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường.

Câu 3: Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Bằng lối nói khoa trương, cặp câu 5 – 6 góp phần khắc hoạ tính chất phi thường trong chân dung, khí phách của người chí sĩ cách mạng, tạo nên âm hưởng chủ đạo của bài thơ.

Câu 4: Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lí tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.

10 tháng 12 2017

Mở bài:
Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.
Thân bài:
1/ Lịch sử chiêc áo dài:
a/ Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 -1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt
b/ Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.
c/ Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, m ặc cùng váy xắn quai cồng tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho ph ụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chi ếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.


Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam


Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.
d/ Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
e/ Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét c ứng c ỏi c ủa áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.
h/ Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động c ủa người phụ nữ ngày nay.

 !-->

2/ Cấu tạo:
a/ Các bộ phận:
– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước c ổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu c ổ áo dài được bi ến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,.
– Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước) làm nổi bậc chiếc eo thon c ủa người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
– Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
– Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi c ổ
tay.
– Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.
b/ Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài:
Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Ch ất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

3/ Công dụng:
Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, h ọc sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

4/ Bảo quản:
Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, gi ặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.
Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc.
Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp.
Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.

Kết bài:
Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu 

10 tháng 12 2017

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh…

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

:D

10 tháng 12 2017

Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng  khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.

k cho mk nha bn

14 tháng 12 2017

Ngôi nhà cấp bốn trong khu tập thể nhà máy Cao su Sao Vàng không được rộng lắm, nhưng bố mẹ vẫn dành cho anh Quỳnh và em hai góc học tập, kê được hai cái bàn bằng gỗ ép và chiếc ghế nhựa xinh xinh.

Trên bàn học, em đặt hai chồng sách, con lợn đất, cái bình hoa nhỏ. Cái đèn đặt sát tường, chiếm vị trí trung tâm trên mặt bàn.

Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền vói đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bố em chỉ cho thắp bóng đèn 25 oắt. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt.

Tối nào, bố mẹ cũng quy định cho em học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ, không cho em thức khuya đọc sách và xem ti-vi triền miên. Nền nếp đó nay đã thành một thói quen tốt đẹp.

Tuổi thơ của em gắn liền vói những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-cai-den-tren-ban-hoc-cua-em-c120a16879.html#ixzz51E05V7bc

Ngôi nhà cấp bốn trong khu tập thể nhà máy Cao su Sao Vàng không được rộng lắm, nhưng bố mẹ vẫn dành cho anh Quỳnh và em hai góc học tập, kê được hai cái bàn bằng gỗ ép và chiếc ghế nhựa xinh xinh.

Trên bàn học, em đặt hai chồng sách, con lợn đất, cái bình hoa nhỏ. Cái đèn đặt sát tường, chiếm vị trí trung tâm trên mặt bàn.

Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền vói đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bố em chỉ cho thắp bóng đèn 25 oắt. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt.

Tối nào, bố mẹ cũng quy định cho em học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ, không cho em thức khuya đọc sách và xem ti-vi triền miên. Nền nếp đó nay đã thành một thói quen tốt đẹp.

Tuổi thơ của em gắn liền vói những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp