Viết thông điệp gửi đến một người lớn về thế giới chúng ta sinh sống
Nhanh mk tick cho 3 tick
Chú ý: ko chép mạng tất cả phải tự nghĩ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Xác lập luận điểm
Đề bài Chớ nên tự phụ là luận điểm chính nêu lên tư tưởng, thái độ với thói tự phụ:
- Tự phụ là một thói xấu của con người.
- Tác hại của tính tự phụ.
- Đưa ra lời khuyên.
2. Tìm luận cứ
Những điều có hại do tự phụ :
- Với chính người đó : Tự mình nhận thức sai về bản thân, trở nên kiêu ngạo.
- Với mọi người : Bị mọi người khinh ghét, các mối quan hệ dễ bị phá vỡ.
3. Xây dựng lập luận
Nên bắt đầu bằng cách nêu định nghĩa tự phụ là gì, biểu hiện, tác hại, liên hệ đời sống và cuối cùng khẳng định luận điểm với lời khuyên.
- Tìm hiểu đề :
+ Vấn đề nghị luận : khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của sách với đời sống.
+ Yêu cầu : Phân tích tác dụng của sách với nhận thức, với đời sống tinh thần của con người. Từ đó khẳng định sách là người bạn không thể thiếu và đưa ra lời khuyên nên đọc sách.
- Lập ý :
+ Giới thiệu về sách.
+ Sách đem đến một thế giới mới, đưa ta đi vào miền đất hiểu biết và khám phá.
+ Sách giúp ta tích lũy kinh nghiệm.
+ Sách thân thiết như người bạn : thư giãn, giúp ta cảm nhận được cái đẹp.
+ Lời khuyên : biết trân trọng, yêu quý và đọc sách nhiều hơn.
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
a. Tất cả các đề đưa ra đều có thể xem là đầu đề (đề bài) của một văn bản, bài viết.
b. Đặc điểm căn cứ để xác định là đề văn nghị luận :
- Có vấn đề để trao đổi, bàn bạc.
- Yêu cầu người viêt có ý kiến riêng về vấn đề.
c. Ý nghĩa của tính chất đề văn với việc làm văn :
- Biết viết đúng chủ đề.
- Đòi hỏi kĩ năng viết mạch lạc, đúng đắn đối với người viết.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
a. Với đề văn Chớ nên tự phụ
- Đề nêu vấn đề : không nên tự phụ.
- Đối tượng và phạm vi nghị luận : tính tự phụ của con người trong cuộc sống.
- Khuynh hướng tư tưởng là phủ định, khuyên can, nhắc nhở.
- Đòi hỏi ở người viết : phải có thái độ đúng mực về tính tự phụ, về tính tự cao, phải biết khiêm tốn học hỏi.
b. Để làm tốt một đề văn, cần tìm hiểu về :
- Xác định đúng vấn đề, đúng trọng tâm cần nghị luận.
- Xác định đúng tính chất nghị luận.
Viết đoạn văn:
Lòng hiếu thảo là truyền thống đạo lí tốt đẹp từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Cha mẹ đã không quản ngại khó khăn để nuôi nấng, chăm sóc ta nên người vì vậy phụng dưỡng cha mẹ là trách nhiệm của mỗi người con. Không nhất thiết phải mua cho cha mẹ những món đồ đắt tiền, đưa cho cha mẹ nhiều của cải giàu sang mới là báo hiếu. Bằng những hành động nhỏ hay những lời nói quan tâm hàng ngày đến cha mẹ đã là biểu hiện của lòng hiếu thảo. Chỉ cần bạn yêu thương chân thành và quan tâm bằng cả tấm lòng đã khiến cha mẹ vui và tự hào vè bạn. Đừng để mẹ cha phải buồn vì những phút vô tâm của chúng ta, bạn nhé!
Mùa xuân đang trôi qua một cách âm thầm, lặng lẽ. Từng giây, từng phút trôi qua sao nhanh chóng quá! Bạn bè ơi, xa mái trường rồi có còn nhớ nó không?Tiếng gọi thân thương của mùa hè như vang lên trên từng cành cây, từng bụi cỏ . Thế là mùa hè mến yêu đã đến, làm học sinh nôn nao không muốn xa trường, xa từng cây bang và cả cây phượng già thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời đây. Thật chẳng muốn xa chút nào đâu!
Ôi! Không khí thật nóng bức quá! Các loài cây như chìm trong giấc ngủ của mùa hè oi bức. Riêng cây phượng già ở góc sân thì như vươn tay đón lấy ánh nắng mặt trời sáng chói. Đừng ngạc nhiên vì cây phượng chính là đặc trưng của mùa hè mà! Suốt bao tháng nay, phượng vẫn nằm im ở góc sân chứng kiến nhiều trò chơi, lắng nghe nhiều lời tâm sự của học sinh nhưng nay phượng đã tỉnh dậy, xòe tán rộng như muốn vươn tay lấy hết ánh mặt trời về cho mình. Nhìn từ xa, phượng đỏ rực cả góc sân. Không ai có thể ngờ được cách đây mấy ngày, phượng chỉ là một cây già không hoa, không lá. Nhưng chỉ sau mấy ngày phượng đã chi chit nào hoa là hoatòan một màu đỏ rực của ánh mặt trời và của sắc màu tự nhiên của loài cây mùa hè: cây phượng, điểm xuyết vào đó là màu xanh hạnh phúc của lá như bao cây khác. Từng lá phượng, từng hoa phượng như một sự sống mới của cây phượng già, của một mùa hè đầy sức sống. Gốc phượng to, rễ phượng bò lên trên mặt mặt đất như những con rắn khổng lồ vui đùa với nhau và cùng nhau mừng rỡ đón mùa hè đến. Các bạn biết không? Hoa phượng mà nở thì khỏi chê nhé! Màu hoa phượng đỏ thắm như máu, như màu máu của biết bao đồng bào dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc mến yêu. Màu máu đó như đã hòa quyện với màu phượng, để nhắc nhở chúng em phải nhớ đến những chiến sĩ, những đồng bào của dân tộc mà cố gắng học giỏi, thật giỏi để mai sau xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Hoa phượng đỏ rực là thế mà sao lại hiền dịu quá! Khi một luồng gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống mặt đất. Nhưng không vì thế mà phượng buồn bã, cứ hàng ngày phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò. Và rồi, cuối cùng những bông hoa phượng cũng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp.
Mỗi lần nhắc đến mùa hè, đến cây phượng đỏ rực thì mọi người lại nhắc đến sinh vật tuyệt diệu của tạo hóa, của thiên nhiên: loài ve mùa hè. Đến mùa hè, ve lại thi nhau hát vang râm ran cả một góc trường. Tiếng ve không hay như tiếng hót của chị Sơn Ca, chị Họa Mi mà đơn giản tiếng ve chính là lời ca của mùa hè. Tiếng ve vang lên khắp nơi: ở góc trường, ở trong từng lùm cây, từng bụi cỏ, và cả ở những cái cửa sổ của lớp học. Tiếng ve như nhắc chúng em không những chỉ có tiếng hót của các loài chim, mà còn có cả tiếng ve gọi hè về. Tiếng ve như mang một ý nghĩa sâu kín mà người lớn không thể nào hiểu được, chỉ có tụi học trò này mới có thể hiểu được vì tiếng ve có biệt danh rất dễ thương là "lời ca học trò" mà. Đã là lời ca của học trò thì phải rất gắn bó với học trò chứ. Vậy cho nên từ trước đến nay tiếng ve như một người bạn thân của các anh, các chị học trò. Tiếng ve báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện: nào là hè đã đến, đến lúc phải nghỉ ngơi sau một học kỳ, một năm học căng thẳng, đến lúc để vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng nhất là tiếng ve báo hiệu đã đến lúc xa trường, xa bạn bè, xa thầy cô. Nhưng dù có xa cách mấy, nó vẫn luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi học trò.
Cứ mỗi lần nhìn thấy cây phượng, nghe tiếng ve kêu thì lòng học trò sao nao nức quá. Chính và vậy mà cây phượng và tiếng ve luôn là kí ức tươi đẹp mà học trò còn giữ lại. Phương, ve ơi, tụi này sẽ không quên các bạn đâu! Nhờ các bạn mà tụi này đã hiểu được mùa hè thú vị đến dường nào. Mùa hè đã mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Dù có xa ngôi trường tụi mình vẫn sẽ nhớ đến mái trường, thầy cô, bạn bè và cả cây phượng, tiếng ve thân thiết của tụi học trò này nữa.
Bài Mẫu Số 1: Hãy Viết Bài Văn Miêu Tả Hàng Phượng Vĩ Và Tiếng Ve Vào Một Ngày Hè
Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.
Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.
Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.
Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu thêm Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích hay phần Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi về ngôi trường thân yêu của mình.
Trong những ngày giáp tết, người người nô nức đi mua bán, sắm sửa những vật dụng cần thiết cho ngày lễ cổ truyền lớn nhất trong năm. Một trong những loài cây không thể thiếu trong những ngày này, chính là cây mai vàng. Bởi thiếu nó, người ta như thấy Tết đã mất đi một phần phong vị của nó rồi.
28 tháng Chạp, không khí Tết đã rộn ràng lắm rồi, cả nhà ai cũng háo hức mong chờ Tết đến. Em được đi cùng bố ra chợ hoa để lựa một cây mai để chơi vào những ngày này. Chợ hoa trong những ngày giáp Tết rất nhộn nhịp. Người ra người vào, kẻ mua người bán tấp nập. Bố dẫn em đi một vòng quanh chợ để ngắm nghía. Cuối cùng, bố cũng chọn được một cây mai vàng và quyết định mua nó. Đó là một cây mai mới đẹp làm sao! Thân cây khá lớn, màu nâu sẫm, với những cái rễ trồi hẳn lên mặt đất. Bố thường bảo, mua mai không chỉ cần xem thế của cây, rễ cây cũng rất quan trọng. Bởi rễ có khỏe thì cây mới sống lâu được. Chắc vì thế mà bố mới vừa nhìn đã ưng cây mai này rồi.
Từ một thân lớn. cây mai chĩa ta thành ba, bốn thân nhỏ hơn. Nhìn từ xa thân cây mai như một bàn tay người khum khum lại. Trên mỗi nhánh thân ấy, lại chĩa ra rất nhiều những cành cây nhỏ, trông thực khỏe. Từng cành từng cành như những cánh tay vươn ra khắp bốn phía. Trên những nhánh cây ấy, lá mai đã mọc rồi, màu xanh non biếc rờn. Chỉ cần nhìn lá mai thôi, người ta cũng thấy nhựa sống đang cuồn cuộn chảy trong thân cây của nó rồi. Nổi bật nhất trên thân cây chính là từng chùm, từng chùm hoa mai vàng rực rỡ bung nở. Sau một giấc ngủ đông dài dặc, những bông hoa mai nở xòe ra trong tiết trời ấm áp của ngày xuân. Hoa mai mọc thành từng chùm, khoảng 5-7 bông chụm đầu vào nhau, nhìn xa trông giống như những quả cầu tròn xoe. Hoa mai có năm cánh, xếp đối xứng nhau. Khi hoa còn là những nụ thì chúng có màu xanh đậm, khum khum như bàn tay Phật. Hoa sẽ nở từ từ khi trời nắng ấm. Những cánh hoa bao bọc bên trong là nhị với mật ngọt và một mùi thơm nhè nhẹ. Cánh hoa mai không lớn như cánh hoa hồng, cũng không mảnh mai như cánh hoa cúc mà là hình giọt nước, mềm mại như nhung. Đỡ lấy cả cánh hoa là đài hoa xanh ngắt ở phía dưới. Đây chính là bộ phận quan trọng gắn bông hoa mai với thân cây, để hoa nhận được dinh dưỡng từ bộ rễ để bung nở.
Sắc vàng rực của hoa mai trở thành một thứ màu không thể thiếu trong những ngày tết, cũng giống như màu đỏ của pháo,của câu đôi; màu xanh của lấ rong, bánh chưng, màu hồng của hoa đào, màu trắng của thịt mỡ, dưa hành...
Em cùng bố vui vẻ chở cây mai về nhà. Bố trồng cây mai trong chiếc chậu sứ đã mua từ mấy hôm trước rồi cẩn thận đắp đất tưới nước. Cây mai năm nay bố mua hoa nhiều, nụ cũng nhiều. Thân cây vững chắc, thế cũng đẹp khiến cả nhà ai cũng tấm tắc khen. Mọi người đều mong muốn cây mai ấy sẽ mang tới những điều tốt đẹp cho cả nhà trong năm nay.
Em đứng ngắm nhìn cây mai hồi lâu, càng ngắm càng thấy thích. Loài hoa hiền lành, đep đẽ ấy khiến cho nàng xuân trở nên đáng mong đợi hơn biết bao nhiêu. Đúng là sau một mùa đông lạnh giá, vạn vật tích cóp từng chút sức sống để chờ cái nắng ấm áp của mùa xuân mà bung nở, rực rỡ, căng tràn nhựa sống.
Nguồn : gg chorme
Tết đến xuân về trăm hoa đua nở. Dường như hoa mọc ở trăm miền. Đâu đâu cũng rực rỡ các loài hoa. Nhưng loài hoa thường gắn với mùa xuân ở quê em là hoa mai vàng.
Cây mai trong vưòn nhà được bố em trồng cách đây mấy năm rồi. Rễ mai to bằng cổ tay em, trồi lên mặt đất với hình thù kì lạ. Thân cây không mọc khẳng khiu như hoa hồng, hoa huệ,… Dáng mai nhìn từ xa như thác nước đổ. Thân cây quanh năm được bao phủ bởi những chiếc lá xanh non. Đến tháng mười một, hố em tuốt hết lá. Lúc đó thân cây chỉ còn lại trơ trụi những cành. Rồi đến một ngày, những cái chồi xanh mơn mởn nhú lên, mọc chen nhau.
Ngày qua ngày, những nụ hoa tròn xinh như hạt đậu bắt đầu hé nỏ để lộ năm cánh màu vàng tươi. Hoa đậu trên cành như muôn ngàn con bướm thắm. Ai nhìn thấy cũng trầm trồ khen đẹp. Cánh hoa mai thật mỏng manh, chỉ cần một cơn gió thoảng qua, cánh hoa có thể rơi lả tả xuống gốc cây. Có cánh hoa như con chim liệng chao mấy vòng. Có cánh hoa rơi như ngập ngừng luyến tiếc một điều gì… Từ đâu, các cô bướm cậu ong bay về vòng quanh hoa làm cả khu vườn rộn rã hẳn lên.
Hoa mai chẳng bao giờ chịu mọc đơn độc mà mọc thành chùm, thành đoá. Buổi sáng sớm, hoa mai đua nhau vươn mình đón ánh mặt trồi. Đêm đến, những cành hoa khẽ rủ xuống tựa vào nhau để ngủ.
Xuân về, Tết đến, hàng chục loài hoa đẹp, lạ từ khắp nơi đổ về. Nhưng vối gia đình em, hoa mai vẫn đẹp hơn tất cả các loài hoa khác, bởi nó có một vẻ đẹp thật thắm tươi, ấm áp,.,.
Hoa mai luôn là một loài hoa tượng trưng cho sức sống của mùa xuân. Gia đình em có thêm hương vị ngày Tết nhờ cây mai vàng này.
Sau khi chủ nghĩa thực dân xâm lược, châu Phi bị chia cắt thành 50 quốc gia. Trên bàn đàm phán tại Hội nghị Berlin năm 1885 các nước lớn như Anh, Pháp, Đức đã dùng bút mực đỏ để phân chia châu Phi theo kinh vĩ tuyến (Ví dụ như: một phần biên giới giữa Ai Cập và Xu Đăng là men theo vĩ tuyến 22oB, biên giới giữa Namibia và Bostwana dài 700 km là theo vĩ tuyến 22oN); có khi dùng đường thẳng hoặc đường cong để phân chia biên giới; cũng có khi biên giới được đánh dấu tự nhiên dựa vào dòng chảy của con sông hay các dãy núi. Theo thống kê: 44% biên giới là được phân chia theo kinh tuyến hoặc vĩ tuyến; 30% là phân theo đường thẳng hoặc đường cong, chỉ có 26% là theo tự nhiên (theo dòng sông, dãy núi). Đây chính là các nguyên nhân tại sao đường biên giới quốc gia ở châu Phi lại thẳng vậy.
Thư gửi những người lớn!
Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.
Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.
Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.
Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.
Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Như vậy "Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng"
Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào?. Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.
Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.
Tham khảo nha bạn !
Thư gửi những người lớn!
Chỉ cần một thao tác nhỏ trên Google chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện nay trên thế giới vẫn còn có hơn 900 triệu người sống ở mức nghèo. Cứ 9 người thì có 1 người không có đủ thức ăn. Mục tiêu của con người trên Trái Đất chúng ta đặt ra là đến năm 2030 sẽ xóa đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.
Thế nhưng, tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở 2 khu vực ở châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh.... Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Có thể thấy, giảm đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua cũng như trong những năm tới. Giảm nghèo đói cũng là một trong tám mục tiêu Thiên niên kỷ mà quốc gia nào cũng dành sự quan tâm đặc biệt.
Trước đó, Ngân hàng thế giới (WB) công bố lạc quan rằng, tỷ lệ nghèo cùng cực trên thế giới có thể sẽ lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 10% trong những năm tới, so với tỷ lệ này là 29% vào năm 1999.
Dù vậy, với tỷ lệ 10% người nghèo đói hiện nay, tức tương đương khoảng 702 triệu người, vẫn là con số không nhỏ và là thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống nghèo đói, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển kinh tế.
Cuộc chiến chống đói nghèo càng trở nên cam go hơn khi những đợt khủng hoảng kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu. Chính những điều đó đang đẩy không ít người vừa thoát nghèo trở lại cảnh bần cùng, khổ sở hơn bao giờ hết.
Có thể thấy bước vào thiên niên kỷ mới, mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ yếu của thời đại, nguy cơ chiến tranh thế giới tạm thời bị đẩy lùi nhưng thế giới vẫn luôn biến động không ngừng, tiếng súng có thể nổ bất kỳ lúc và lúc đó máu cũng có thể chảy ở bất cứ nơi nào.
Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, nội chiến, xung đột tôn giáo, dân tộc vẫn xảy ra ở các điểm nóng khắp hành tinh.
Dù ở những vùng nghèo đói nhất của thế giới, con người vẫn đang mải mê thanh toán lẫn nhau bằng súng đạn vì những lợi ích khác nhau đã đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh cùng khổ.
Trẻ em không được tiếp cận với giáo dục, y tế và thậm chí là cả quần áo tươm tất với họ còn là niềm mơ ước. Ở những nơi ấy cũng chẳng khó để bắt gặp những cụ già với đôi mắt vô hồn, quần áo rách rưới, chân tay run rẩy đi xin ăn từng bữa.
Vậy mà, chi phí quân sự hàng năm của một số nước đã lên mức trên một nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 2,7% GDP toàn cầu (trung bình 180 USD/đầu người).
Châu Phi, châu lục nghèo nhất thế giới, lại sở hữu nhiều vũ khí thông thường nhất: 800 triệu dân châu lục này đang sở hữu trên 500 triệu khẩu súng. Chỉ tính riêng khu vực Tây Phi đã chiếm hữu 10 triệu vũ khí hạng nhẹ, kim ngạch buôn bán vũ khí ở khu vực này hàng năm lên đến 7 tỉ USD.
Theo một tính toán của các nhà khoa học và kinh tế, nếu thế giới chỉ tiết kiệm 1% chi phí dành cho quân sự thì sẽ giải quyết được hoàn toàn nạn mù chữ toàn cầu và nạn đói nghèo.
Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn có các chương trình cứu đói cho nạn nhân ở nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ khó khăn. Liên Hợp Quốc cũng có nhiều hoạt động, ký kết, thỏa thuận với các quốc gia để cùng nhau bắt tay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, chúng ta cần có thêm các chương trình tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn nữa; với những chiến dịch hỗ trợ thực sự hữu ích tăng cường khả năng hỗ trợ tự xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương, quốc gia.
Tôi hy vọng rằng, đói nghèo cùng cực sẽ chấm dứt. Tỉ lệ đói nghèo sẽ giảm dần không chỉ ở đất nước tôi mà còn ở nhiều quốc gia khu vực kém phát triển khác trên thế giới; tiến tới một thế giới bình đẳng hơn, các quyền con người được đảm bảo hơn, mỗi cá nhân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và chúng ta sẽ có một thế giới không có người nghèo!
Thân ái và chào tạm biệt!