K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2016

*Thành tựu:

          - Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau ĐBSCL.

          - Các loại cây ưa lạnh trong vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế lớn (ngô đông, khoai tây, cà rốt).

          - Đàn lợn có số lượng lớn nhất nước (27,2% năm 2002); chăn nuôi bò sữa, gia cầm đang phát triển mạnh.

* Khó khăn:

          - Diện tích canh tác đang bị thu hẹp do sự mở rộng đất thổ cư và đất chuyên dùng, số lao động dư thừa.

          - Sự thất thường của thời tiết như: bảo, lũ, sương giá.

          - Nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu không đúng phương pháp, không đúng liều lượng….

* Hướng giải quyết khó khăn:

          - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

          - Chuyển một phần lao động nông nghiệp sang các ngành khác hoặc đi lập nghiệp nơi khác.

          - Thâm canh,tăng vụ, khai thác ưu thế rau vụ đông.

          - Hạn chế dùng phân hoá học, sử dụng phân vi sinh, dùng thuốc trừ sâu đúng phương pháp, liều lượng…

2 tháng 3 2016

-Tình hình phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng có một số nét chính:

- Cơ sở công nghiệp được hình thành sớm nhất ở Việt Nam và đang phát triển mạnh ở thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.

- Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng so với cả nước: động cơ mđiện; máy công cụ, thiết bị điện tử; phương tiện giao thông; thuốc chữa bệnh; hàng tiêu dùng …

- Tuy nhiên có những khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư; trình độ công nghệ và thị trường v.v … còn hạn chế.

áp, không đúng liều lượng….

7 tháng 12 2018

Đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng:
- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,6% năm 1995 lên 36% năm 2002.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).
- Các ngành công nghiệp trọng điểm là: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh,...).
- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.
b. Các điều kiênn để phát triển công nghiệp tại khu vực này:
+ Đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, câc xưởng sản xuất lớn của cả nước.
+ Có nguồn tài nguyên khoáng sản cho việc khai thác và sản xuất.
+ Vựa lúa lớn thứ 2 sau đòng bằng sông cửa long, trồng nhiều loại cây lương thực thực phẩm=> phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Có các con soông lớn tạo thuận lợi cho ngành công nghiệp thủy điện.
+ Số lượng dân cư lớn tạo ra nguồn nhân lực dồi dào.

2 tháng 3 2016

-Hệ thống đê điều là nét đặc sắc của nền văn hóa sông Hồng.

- Phân bố đều khắp đồng bằng, tránh lũ lụt, mở rộng diện tích.      

- Tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ cho nông nghiệp, phát triển công nghiệp - dịch vụ.

- Giữ gìn các di tích và các giá trị văn hóa hình thành từ lâu đời.

23 tháng 11 2017

Đê ở đồng bằng sông Hồng có vai trò rất quan trọng:

- Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.

- Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng về phía biển.

- Làm cho địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.

- Giúp cho nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.

2 tháng 3 2016

a) Thuận lợi:

     - Sông Hồng nhiều phù sa, nước tưới, mở rộng diện tích đồng bằng.

     - Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh, cây trồng đa dạng, phát triển cây vụ đông.

     - Tài nguyên phong phú:

+ Đất phù sa 15.000 km2, thâm cánh lúa nước.  

+ Khoáng sản: đá, sét, than nâu, khí tự nhiên.

+ Thủy sản, du lịch phát triển.         

   b) Khó khăn:

     - Đất lầy thụt, đất mặn, đất phèn cần được cải tạo.

     - Đa số đất ngoài đê đang bị bạc màu.  

     - Thời tiết thất thường không ổn định gây khó khăn cho sản xuất. 

2 tháng 3 2016

Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng rất cao 1.179 người/km2.

- Thuận lợi:

+ Lao động dồi dào, thị trường lớn.

+ Trình độ thâm canh cao, nghề thủ công giỏi.   

+ Đội ngũ trí thức, công nhân lành nghề cao.

-Khó khăn:

+ Bình quân đất nông nghiệp thấp.

+ Gây sức ép lớn về kinh tế - xã hội - môi trường.

 

2 tháng 3 2016

Đặc điểm dân cư xã hội vùng đồng bằng sông Hồng:

- Dân cư đông đúc nhất nước. Mật độ dân số cao nhất 1.179 người/km2

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp: 1,1%

- Trình độ phát triển dân cư xã hội cao.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện.

- Hệ thống đê điều là nét văn hoá độc đáo của Việt Nam.      

- Có nhiều đô thị hình thành từ lâu đời.     

- Khó khăn do dân số đông, kinh tế chuyển dịch chậm.

 

 

2 tháng 3 2016

*Sự phân bố các loại đất ở đồng bằng sông Hồng :

-Đất phù sa : đồng bằng sông Hồng

-Đất Feralít : giáp vùng Trung du

-Đất đầm lầy thụt: cửa sông

-Đất mặn phèn: ven biển.

-Đất xám trên phù sa cổ phía Bắc vùng đồng bằng sông Hồng tiếp giáp vùng trung du.

*Tài nguyên quý giá nhất của vùng là đất phù sa màu mở thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

 

9 tháng 11 2017

Đất ở đồng bằng sông Hồng có nhiều loại:

+ Đất phù sa có diện tích lớn nhất, là tài nguyên quý giá nhất của đồng bằng, phân bố tập trung ở vùng trung tâm, là địa bàn thâm canh nông nghiệp, sản xuất chủ yếu lương thực, thực phẩm của vùng.

+ Đất đỏ vàng (feralit đỏ vàng) và đất xám trên phù sa cổ có diện tích không lớn phân bố ở các vùng rìa phía bắc, phía tây và tây nam của đồng bằng, tuy độ phì lém nhưng có giá trị để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

+ Đất mặn, đất phèn có diện tích nhỏ, phân bố ở vùng ven biển, được sử dụng để trồng cói, nuôi trồng thủy sản, làm muối, trồng rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn).

+ Đất lấy thụt có diện tích khá lớn, phân bố ở các vùng trũng, tập trung ở phía nam đồng bằng (các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định), được cải tạo dần để trồng lúa, nuôi thủy sản.

tài nguyên quý giá nhất của vùng là đất phù sa



2 tháng 3 2016

Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhưng vẫn là vùng có trình độ phát triển cao so với mức trung bình của cả nước là nhờ:

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn so với cả nước (1,1%/ 1,4%).

- Tỉ  lệ người lớn biết chữ cao so với cả nước (94,5%/ 90,3%).

- Tuổi thọ trung bình cao  hơn so với cả nước (73,7%/ 70,9%).

- Là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

 

2 tháng 3 2016

Trong phát triển kinh tế- xã hội, đồng bằng sông Hồng có những điều kiện tự nhiên:

* Thuận lợi:

- Về vị trí địa lý dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế - xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.

- Về các tài nguyên:

          + Đất phù sa tốt, khí hậu, thuỷ văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa.

          + Khoáng sản có giá trị như mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Ninh, Ninh Bình, sét cao lanh (Hải Dương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao; than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).

          + Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

          + Phong cảnh du lịch rất phong phú, đa dạng.

          + Nguồn dầu khí tự nhiên ven biển vinh Bắc Bộ đang được khai  thác có hiệu quả.

* Khó khăn:

- Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, đường sá, cầu công các công ttrình thuỷ lợi, đê điều.

- Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng ….

2 tháng 3 2016

Ngành luyện kim đen ở Thái Nguyên có điều kiện sử dụng nguyên liệu khoáng sản hầu như tại chỗ:

         +Thái nguyên vừa có sắt (Trại cau) vừa có than dùng làm nguyên liệu để sản xuất các loại thép.

         +Than còn là nhiên liệu cho việc đốt lò và sản xuất điện (nhiệt điện) phục vụ cho công nghiệp luyện kim.