K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2018

nguyên nhân của sự sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới là do bản thân các nước này cũng như tác động từ bên ngoài:

  • Các nước công nghiệp tư bản (Tây Âu, bắc Mỹ...) dưới sự đấu tranh của tầng lớp người lao động và áp lực cạnh tranh từ hệ thống chủ nghĩa xã hội, xã hội tư bản đã hình thành các hệ thống bảo hiểm xã hội tiên tiến để xoa dịu sự đối kháng giai cấp, nâng cao phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Trong khi các nước CNXH lại thiếu sự dân chủ thực sự, bám vào một đường lối, tư tưởng cứng nhắc đã vạch trước nên thiếu nhạy bén, chậm chạp với sự phát triển chung của toàn cầu.
  • Các nước XHCN, mặc dù cũng đã luôn tìm cách hiện đại hóa đất nước, nhưng vẫn không theo kịp các nước tư bản. Với phương pháp "bao cấp" trong nhiều lĩnh vực (giao thông, y tế, lương thực, nhà ở...) để chứng minh sự ưu việt hơn nhà nước tư bản, dẫn tới thụt lùi về kinh tế, từ đó Bản đồ (timeline) sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô dẫn tới khủng hoảng kinh tế.
  • Nhiều nước XHCN thể chế chính trị không phải đại diện cho toàn dân, rõ ràng nhất là ở các nước mà chính phủ không tự lập ra qua kháng chiến chống ngoại xâm, mà do nước khác áp đặt (như các nước đông Âu) và trợ cấp.
  • Ở tất cả các nước XHCN, nền kinh tế không phát triển theo thị trường, mà được chỉ đạo, nên thiếu thực tế về cung và cầu trong xã hội, không đầu tư đúng chỗ, chậm chạp trong áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước này đều bị gánh nặng nợ nước ngoài vì cần tiền cho việc chi phí quân sự lớn, ganh đua với Tây Âu.

Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ vì xa rời quần chúng. Cuối đời Brezhnev, lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng xa rời sự thay đổi, phát triển của thời đại, xa rời yêu cầu của quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng và hành động, họ tỏ ra bảo thủ, cứng nhắc, duy trì hiện trạng theo kiểu tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. Dưới thời Khrushchev và Brezhnev, về hình thức vẫn nhấn mạnh lãnh đạo tập thể, song thật ra chỉ là thay đổi từ một người quyết định thành một vài người quyết định mà thôi. Trên thực tế, không có sự thực hiện nghiêm túc của nguyên tắc tập trung dân chủ.

2 tháng 9 2018

Nguyên nhân sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu

- Trong một thời kì dài, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại nhiều thành tựu to lớn nhưng càng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm thiếu xót dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Có nhiều lí do dẫn đến sự sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:

+ Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường.

Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về mặt xã hội thì thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN. Tình trạng đó kéo dài đã khơi sâu lòng bất mãn trong quần chúng.

+ Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế - chính trị. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.

+ Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. Những sai lầm và sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một số nước xã hội chủ nghĩa.

+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ( cuộc tấn công hòa bình mà họ thường gọi là cuộc cách mạng nhung ) có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.

- Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 - 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất lớn trong phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ tạm thời của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội - như V.I. Lenin đã nói: Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không ?

12 tháng 11 2018

Đến năm 1925, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam có bước phát triển.

Sau thời gian hoạt động kết liên xô, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu( Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt nam và thanh niên yêu nước mới sang để thành lập Hội(6/1925), trong đó có tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.

Hoạt động của hội:

Người đã sáng lập ra báo Thanh Niên, mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng đó đều được in trong sách Đường kách mệnh(1927) nêu ra phương pháp giải phóng dân tộc cơ bản.

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã tiến hành “vô sản hoá” góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê nin và chủ nghĩa yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

2 tháng 10 2018

1/

Tháng 3 năm 1985, nhà nước Xô Viết tiến hành công cuộc “cải tổ” nhằm khắc phục những sai lầm, thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.

Nội dung của cuộc cải tổ:

  • Về chính trị: thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ một Đảng (tức là Đảng Cộng sản) nắm vai trò lãnh đạo nhà nước, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
  • Về kinh tế: Tuy đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm, dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội.

Kết quả cuối cùng: Công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, đất nước rồi loạn. Trong bối cảnh đó, cuộc đảo chính để lật đổ tổng thống goososooc - ba - chốp bị thất bại đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng: Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, 11 nước cộng hòa tách khỏi liên bang Xô Viết, thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô bị sụp đổ.

24 tháng 9 2018

Liên Xô khôi phục được kinh tế từ năm 1945 cho đến những năm 70 vì :

- Có xử lãnh đạo tài tình của đảng Bôn -Xê -Vích Nga

- Tinh thần chịu đựng hi sinh gian khổ lao động cần cù sáng tạo của nhân dân

5 tháng 10 2018

vì:

- ngay từ đầu năm 1946,Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950)

-các tầng lớp nhân dân đã sôi nổi thi đua,lao động quên mình để thực hiện kế hoạch

10 tháng 9 2018

Sinh ngày 2 tháng 3 năm 1931, từng là lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới 1991. Những nỗ lực thực hiện cải cách của ông giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh (nhờ vậy mà ông được trao Giải Nobel Hoà bình năm 1990), nhưng sự lãnh đạo của ông cũng góp phần làm sụp đổ Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) và gây ra sự tan rã của Liên bang Xô viết.

19 tháng 9 2018

- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ, nhân dân mất niềm tin , cuộc sống sa sút , khủng hoảng ngày càng trầm trọng .
- Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước cố gắng điều chỉnh phát triển kinh tế .
- Do sai lầm và bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động làm cho cuộc khủng hoảng của các nước Đông Âu ngày càng gay gắt .
- Ban lãnh đạo lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử , chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa , lập các nước cộng hòa .
-Đông Đức sát nhập vào Tây Đức (10-1990), bức tường Bec lin bị phá bỏ ; SEV giải thể ngày 28-8-1991: Tổ chức Vác xa va giải thể ngày 1-7-1991.

28 tháng 8 2018

1. Tình hình Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Phi, phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, sau đó lan ra khu vực khác.

- Các nước Châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và đã thu được nhiều thành tích.Nhưng nhũng thành tích ấy chưa đủ sức làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của Châu Phi. Nhiều nước Châu Phi vẫn ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu.

- Từ năm 1987 đến năm 1997, riêng ở Châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến, đã có tới 800 nghìn người thiệt mạng, 1,2 triệu người phải lang thang tị nạn.

- Những năm gần đây, đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột.... Lớn nhất là Tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi(AU)

2. giới thiệu đôi nét về phong trào độc lập nhân tộc ở Nam Phi:

- Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản hiến pháp 11-1993, chế độ phân biệt chủng tộc ( A-pác-thai) bị xóa bỏ.

- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi

3. Nen-xơn Man-đê-la sinh ngày 18/7/1919 trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ tộc tan-bu. Năm 1942 tốt nghiệp đại học luật, Năm 1952 mở văn phòng luật sư ở giô-han-ne-xbơ nhằm bên vực những người da đen bị áp bức. Năm 1964, ông bị bắt và bị kết án tù chung thân về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Sau 27 năm bị giam, tháng 2 năm 1990 ông được trả tự do, ông đã trở thành người Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước này

30 tháng 8 2018

Câu 1 :

1 Chính trị

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 , phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi

+ 18/6/1953 , Cộng hòa Ai Cập ra đời

+ 1962 , nhân dân An - giê - ri giành lại độc lập dân tộc

+ 1960 - "Năm châu Phi" , 17 nước tuyên bố độc lập

- Hiện nay lần lượt giành được độc lập

2 Kinh tế

- Đã thu được nhiều thành tích nhưng nền kinh tế ở nhiều nước vẫn ở trong tình trạng đói nghèo , lạc hậu , thậm chí còn xảy ra nhiều xung đột

\(\Rightarrow\) Hiện nay thành lập các tổ chức khu vực để các nước giúp đỡ , hợp tác cùng nhau . Lớn nhất là Liên minh châu Phi (AU)

Câu 2 :

- Hơn 3 thế kỉ , chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu

-Dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) , người da đen đã bền bỉ đấu tranh chống chủ nghĩa A-pác-thai và giành được những chiến tích lịch sử

- 1993 , người da trắng Nam Phi tuyên bố xóa chế độ A-pác-thai

- 4/1994 , Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống