K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2017

Hiện tượng ứ giọt ở lá chứng tỏ lực đẩy của rễ:

+ Thí nghiệm: úp chuông vào chậu cây sau 1 thời gian sẽ thấy ở lá xuất hiện giọt nước (hiện tượng ứ giọt) vì cây bị úp trong chuông thủy tinh thoát hơi nước, sau 1 thời gian không khí bão hòa thì lá ko thoát được nước ở dạng hơi nữa nên có hiện tượng ứ giọt: lúc này loại bỏ được lực hút của lá nhờ hiện tượng thoát hơi nước mà chỉ còn lực đẩy của rễ

2 tháng 9 2017

Do chiều cao => càng lên cao không khí càng loãng, độ ẩm không khí giảm, nhiệt độ và tốc độ gió tăng => Ở phía dưới thấp, không khí dễ đạt trạng thái bào hòa hơi nước hơn nên ngăn cản quá trình bốc hơi của nước qua lá => nước thoát ra ngoài bị ứ đọng thành giọt ở mép lá

3 tháng 9 2017

Thanhs bn ^^

2 tháng 9 2017

1. Mở SGK ra mà đọc. Rõ như ban ngày.

2. Do ban đêm nhiệt độ giảm, độ ẩm không khí tăng nên không khí bão hòa hơi nước => nước thoát ra ngoài qua lá ko bốc hơi được nên ứ đọng thành giọt.

3.4. Tự xem SGK. Trích dẫn nguyên văn trong sách ra. Lười quá thể.

5. Ở trên cao, không khí loãng hơn, độ ẩm thấp hơn, gió mạnh hơn, nhiệt độ cao hơn ... => cây trên đồi thoát hơi nước mạnh hơn.

6. Tương tự 5.

31 tháng 8 2017

>> Không phải ad giúp đc k ạ ? <<

- Tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo và sinh lý phù hợp với chức năng nhận nước từ đất:
+ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin (không có lớp mcutin).
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.

- Các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt có trong đất được lông hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thầm thấu.

31 tháng 8 2017

Đặc điểm cấu tạo của rễ để có khả năng hút nước và chất dinh dưỡng :
+Ở môi trường khô cạn : rễ phai dài , nhiều lông hút và biểu bì xung quanh , rễ có một áp suất đủ lớn để hút nước

+ Ở môi trường ẩm ướt : rễ ngắn , lông hút ngắn , biểu bì ở xung quanh , áp suất rễ nhỏ

29 tháng 8 2017

Nước từ Đất ----> lông hút/ biểu bì ----> tế bào thịt vỏ ----> tế bào nội bì ---> tế bào trung trụ ---> mạch gỗ.

Hoặc

Nước từ đất ----> lông hút, biểu bì ---> khoảng gian bào giữa các tế bào thịt vỏ ---> khoảng gian bào giữa các tế bào nội bì ---> tế bào trung trụ ----> mạch gỗ.

29 tháng 8 2017

e cảm ơn ạ

27 tháng 8 2017

Trời nắng ẩm, gió mạnh, gió yếu cái nào thoát hơi nước nhiều hơn

Trả lời: Gió mạnh thoát hơi nước nhiều hơn vì gió mạnh lượng hơi nước sẽ dễ bốc hơi dễ dàng và bay vào không khí

27 tháng 8 2017

*3 biện Pháp kĩ thuật để tăng khả năng hút nước của cây:

-Tưới tiêu nước lí để tránh khô hạn hay ngập úng.

-Làm tơi đất thường xuyên để đảm bảo dưỡng khí trong đất đồng thời cắt các rễ già giúp tạo ra nhiều rễ non với với nhiều lông hút để tăng khả năng hấp thu .

-Dùng các loại khoáng hoà tan để bón cho cây.

26 tháng 8 2017

- Dòng mạch gỗ là dòng đi lên => Chịu tác dụng của trọng lực => các tế bào gỗ là tế bào chết và rỗng để tiết kiệm năng lượng tiêu tốn đồng thời giảm sức cản khi dòng nước và khoáng lên lá.

- Mối liên hệ giữa 2 dòng thì có một mục trong SGK rồi (hính cuối bài 2), tự tóm tắt lấy

26 tháng 8 2017


Động lực vận chuyển nước và muối khoáng trong mạch gỗ gồm ba lực: lực đẩy (áp suất rẽ), lực hút do thoát hơi nước ở lá (lực chủ yếu), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

- Sự vận chuyển trong mạch rây là quá trình vận chuyển tích cực nên mạch rây phải là các tế bào sống.

- Sự vận chuyển trong mạch gỗ không phải là vận chuyển tích cực. Do mạch gỗ là các tế bào chết, có tác dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây. Đồng thời thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá.

- Còn bài kia có trong SGk

24 tháng 8 2017

- Chậu B: Tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng nóng:

+ Nhiệt độ cao làm nước bốc hơi => làm cho nhiệt độ quanh cây tăng cao hơn bình thường (=> Cây như đang ở trong một cái nồi hấp.) => làm cho cường độ thoát hơi nước qua lá của cây tăng thêm, nhưng hoạt động hút nước của lông hút lại bị hạn chế => cây thiếu nước => héo/

- Chậu C: gốc cây ngập nước => làm giảm lượng oxi khuếch tán vào đất => rễ cây ko hô hấp được => tích lũy nhiều chất độc hại làm phá hủy lông hút => hạn chế khả năng hút nước của cây => cây héo.

- Chậu D: Bón phân chuồng quanh gốc cây làm cho áp suất thẩm thấu của dịch đất tăng cao => dịch đất trở thành môi trường ưu trương => lông hút bị hủy, rẽ ko có khả năng hút nước => cây héo