K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

* Nhân vật Tràng:

- Trước khi nhặt vợ:

+ Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, sống với một người mẹ già nua.

+ Cuộc sống của Tràng: thui thỉu, hắt hiu và buồn chán. Không ai nghĩ rằng Tràng có thể có được vợ.

- Sau khi nhặt vợ:

+ Tràng như đổi khác. Hắn cười rất nhiều, có những cảm giác mới mẻ, trỗi dậy tình nghĩa khi đi bên vợ.

+ Tràng nhận thấy những nét u buồn và sự thay đổi ở vợ mình, muốn sống cho nên người để lo cho gia đình.

+ Tràng hình dung lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người đi trên đê như một biểu tượng của sự đổi đời…

* Nhân vật người “vợ nhặt”:

 Trước khi liều lĩnh đi theo Tràng:

+ tình cảnh thê thảm, đói khát ê chề, không có việc gì làm cũng như không biết bám vào đâu để sống; ăn nói thì chao chát, chỏng lỏn, thái độ thì sừng sộ, chẳng kể gì đến thể diện, phẩm giá; gạ ăn một cách trơ trẽn, được mời ăn thì ăn uống rất tham, rất thô.

+ Trước lời bông lơn của một người đàn ông chưa hề quen biết, chị ta lập tức bám theo, liều lĩnh đến mức đáng sợ.

– Từ khi cất bước theo Tràng:

+ Thị như trở thành một con người khác. Đi với Tràng mà bước chân có vẻ rón rén, ngượng nghịu, e thẹn, ít lời, ngại ngùng trước ánh mắt tò mò của những người xa lạ. + Khi đã ở nhà Tràng, chị càng bối rối, bần thần nghĩ ngợi. Dẫu vẫn còn cảm giác xa lạ, nhưng chị có những lời nói, cử chỉ biểu hiện thiên chức làm vợ; cùng mẹ chồng quét tước, dọn dẹp cửa nhà, vườn tược, vun đắp cho tổ ấm của mình.

* Nhân vật bà cụ Tứ:

- Trước khi Tràng có vợ: “lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”, khuôn mặt thì bủng beo u ám như vỏ quả chanh. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà nghĩ đến cuộc đời khổ cực dằng dặc của mình.

- Khi biết Tràng có vợ: ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ, càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà đó chào bằng u. Tâm trạng vừa đau đớn, tủi cực, xót xa xen lẫn vui mừng

- Sau khi Tràng có vợ: Khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên, cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa, dặn dò các con và có niềm tin vào tương lai, dự cảm đổi đời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Câu chuyện trong Vợ nhặt được kể theo trình tự thời gian Tràng nhặt được vợ.

- Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu ... “tự đắc với mình”): cảnh Tràng nhặt được vợ và đưa về nhà.

+ Phần 2 (tiếp ... “đẩy xe bò”): Đoạn văn kể lại câu chuyện hai người gặp nhau và cái duyên đưa họ trở thành vợ chồng.

+ Phần 3 (tiếp ... “nước mắt chảy ròng ròng”): Tâm trạng lo lắng nhưng vui mừng, phấn khởi của bà cụ Tứ trước hạnh phúc cả đời của các con.

+ Phần 4 (còn lại): Buổi sáng của gia đình Tràng và niềm tin vào sự thay đổi trong tương lai.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Tình huống truyện: Tình huống truyện của tác phẩm này thể hiện ngay ở nhan đề “Vợ nhặt”. Một anh nông dân “nhặt” được vợ. Đó là tình huống một anh cu Tràng nghèo khổ xấu trai, ế vợ đang đứng ngấp nghé bên bờ vực của cái chết vì đói khát lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp 1945.

- Ý nghĩa:

+ Làm bộc lộ sâu sắc tâm trạng, tính cách nhân vật.

+ Trân trọng, tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo: thương yêu, đùm bọc, cưu mang nhau.

+ Thể hiện thái độ phẫn nộ, lên án của tác giả đối với thực trạng xã hội đương thời.

+ Niềm cảm thông sâu sắc của tác giả với những kiếp người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Nhan đề vừa có tính hài hước, bông đùa, lại vừa có tính chua chát. Vì người ta thường nói “nhặt” được đồ vật nào đó, chứ không ai nhặt được một con người về làm vợ bao giờ cả. Chuyện mới nghe cứ như đùa, nhưng kỳ thực lại là một cảnh ngộ đau xót rất thực của những con người dưới gầm trời này.

- Nhan đề này đã thể hiện giá trị hiện thực của thiên truyện, là lời kết án đanh thép của Kim Lân đối với chế độ Thực dân Pháp và tay sai. Đồng thời cũng thể hiện lòng nhân đạo của tác giả, khi ông đồng cảm xót xa cho cảnh ngộ của người nông dân trong nạn đói năm 1945. Kim Lân cũng trân trong khao khát về mái ấm hạnh phúc gia đình của người nông dân ngay trong thời buổi đói kém chạy ăn từng bữa đó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Hình ảnh lá cờ hiện lên trong đầu Tràng có ý nghĩa:

- Tràng đã bắt đầu mơ hồ tìm thấy con đường đi cho tương lai của mình đồng thời cũng nói lên bước đầu của sự nhận thức, giác ngộ với cách mạng của những người dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

- Hình ảnh lá cờ là hình ảnh thực mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng lớn lao thể hiện giá trị hiện thực khi đề cập đến sự đổi thay của xã hội của số phận con người, đồng thời cũng mang một giá trị nhân đạo sâu sắc, mở ra cho con người một hướng giải quyết mới lạc quan hơn và nhiều hy vọng hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Tâm trạng của Tràng khi nghe câu chuyện người “vợ nhặt” kể là: Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi, nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật và có dự cảm đổi đời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Bà cụ Tứ ngoảnh vội ra ngoài, “không dám để con dâu nhìn thấy mình khóc” vì: Bà cụ Tứ sợ cái đói, cái nghèo và lo cho tương lai sau này của cả gia đình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

“Nồi chè khoán” chỉ là chi tiết nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện: trân trọng những giá trị tốt đẹp của con người dù đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, khắc họa sâu sắc hơn tính cách của nhân vật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Bà cụ Tứ:

+ Nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên.

+ Thu dọn, quét tước nhà cửa.

- Người “vợ nhặt:

+ Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật Tràng.