K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2019

Bài làm

* Vai trò của rừng và trồng rừng:

+ Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu.

+ Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật.

+ Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.

+ Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.

+ Phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.

+ Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.

# Học tốt #

3 tháng 12 2019
  • Bảo vệ và cải tạo môi trường, điều hoà CO2 và O2, làm sạch không khí

  • Phòng hộ, chắn gió, chắn cát, hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, lũ lụt

  • Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu.

  • Cung cấp nguyên liệu để sản xuất, làm đồ gia dụng …

  • Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.

  • Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng

3 tháng 12 2019

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm đất

+ Gieo trồng đúng thời vụ

+ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí

+ Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích

+ Sử dụng giống chóng sâu bệnh

Chúc bạn học tốt!
3 tháng 12 2019

Có 5 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:

+ Biện pháp canh tác và chọn giống chống sâu bệnh hại

+ Biện pháp thủ công

+ Biện pháp hóa học

+ Biện pháp sinh học

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật

3 tháng 12 2019

Tác hại của sâu bệnh làm giảm chất lượng nông sản, giảm năng suất cây trồng, sâu bệnh làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng

Khi sâu bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:

+ Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá,quả, gãy cành, cây củ bị thối,thân cành bị sần sùi

+ Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen,nâu, vàng.

+ Trạng thái: Cây bị héo rũ

Chúc bạn học tốt!
3 tháng 12 2019

Khi Sâu bệnh phá hoại, cây trồng sinh trưởng phát triển kém ,năng suất và chất lượng nông sản giảm thậm chí không cho thu hoạch. Một số dấu hiệu là: a,cành bị gãy. b,lá bị thủng ,lávà quả bị biến dạng,lá quả bị đốm đen nâu,cây củ bị thối thân cành bị sần sùi,quả bị chảy nhựa

3 tháng 12 2019

GIÚP MÌNH ĐI MN ƠI,HUHUhuhukhocroikhocroi

3 tháng 12 2019

1.Vì sao phải cải tạo đất ? Nêu ngững biện pháp cải tạo đất thường dùng?

-Vì một số loại đất như : đất kiềm , đất chua có chứa tính Axit , Bazơ không thể để trồng cây được nên cần phải cải tạo đất

Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất, bắt đất phải làm ra lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, của cải, để nuôi sống và phục vụ con người, biện pháp cải tạo đất cần phải có công sức, trí tuệ, vốn liếng, với điều kiện cần và đủ "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".

-Làm ruộng bậc thang

Trồng xen kẽ giữa cây nông và lâm nghiệp giữa các băng cây phân xanh

Cày nông, bừa sục giữ nước liên tục và thay nước thường xuyên

Bón vôi

2.phân hữu cơ và phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc và vì sao ?

-Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót. Vì phân lân phân, hữu cơ là loại phân khó tan người ta dùng bón lót để cây hút chất dinh dưỡng từ từ.

3.Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại? Cho ví dụ?

- Làm đất. - Chăm sóc và bón phân hợp lý. - Gieo trồng đúng thời vụ. - Trồng xen kẽ giữa các loại cây. - Vệ sinh đồng ruộng.

Chúc bạn học tốt ^^

4 tháng 12 2019

-phòng là chính

-trừ sớm,trừ kịp thời nhanh chóng triệt để

-sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ

TÁC HẠI

-phát triển kém

-gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng

-năng suất và chất lượng nông sản giảm,tham chí ko có thu hoạch

DẤU HIỆU

-cành bị gãy

-lá bị thủng

-lá quả bị đốm đen nâu

-thân cành bị sần sùi

-quả bị chảy nhựa ...

cảm ơn bạn

2 tháng 12 2019

a)

Đất trồng

+ Phần khí; Phần rắn (Chất vô cơ; Chất hữu cơ); Phần lỏng

- Phần khí chính là không khí có trong khe hở của đất, không khí có trong đất cũng chứa nito, oxi, cacbonic như không khí trong khí quyển. Tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, còn lượng cacbonic thì nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển tới hàng trăm lần

- Phần rắn của đất gồm có thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ

+ Thành phần vô cơ chiếm từ 92->98%khối lượng phần rắn, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho, kali....

+Thành phần hữu cơ của đất gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật, thực vật, vi sinh vật đã chết, dưới tác động của vi sinh vật, xác động, thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng.các sản phẩm phân hủy này là thức ăn cho cây trồng và nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. Mùn chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt, đất nhiều mùn là đất tốt

- Phần lỏng chính là nước trong đất. Nước trong đất có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng (rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút, lông mút hấp thụ muối khoáng cho cây)

Chúc bạn học tốt!
2 tháng 12 2019

Thanh kiu nhoaaaa

2 tháng 12 2019

Cây mía được bón theo cách nào?

- Cần phải bón lót cho mỗi ha từ khoảng 1 đến 1.5 tấn vôi bột trước khi làm đất và 20 đến 30 tấn phân hữu cơ khi trồng nếu đó là mía tơ. - Cần phải bón từ 20 đến 30 tấn phân hữu cơ/ha và bón vào rãnh sát hàng mía rồi vùi phân lại nếu đó là mía gốc. - Bón lót vào rãnh cây mía sau khi trồng đối với mía tơ. - Bón ngay sau khi đốn với mía gốc có tưới. - Nên bón thúc lần 1 khi kết thúc đợt nảy mầm và cây mía bắt đầu đẻ nhánh tức là vào khoảng từ 30 đến 40 ngày sau khi trồng ở dòng mía tơ và từ 35 đến 40 ngày đối với dòng mía gốc. - Trường hợp mía trồng vụ 2 thông thường lúc này sẽ là cuối mùa mưa thì chúng ta cần phải bón thúc lần 1 vào đầu mùa mưa năm sau và bón thúc lần 2 cách lần 1 từ 35 đến 40 ngày.

Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được sử dụng cho loại cây nào?

Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được áp dụng cho đất chua – SGK trang 15

Nêu quy trình làm đất và bón phân lót của cây cà rốt và cây xà lách?

Cây cà rốt là cây lấy củ nên cần bón phân sớm, bón tập trung và bón cân đối; hạn chế bón đạm, nhất là bón đạm muộn; không nên phun các chất kích thích sinh trưởng. Cụ thể cách bón và liều lượng bón như sau:

– Trộn toàn bộ phân chuồng ủ mục hoặc phân vi sinh với phân lân supe Lâm Thao rồi đem bón lót bằng cách rắc đều trên mặt luống, nếu lượng phân ít có thể chỉ rắc theo 3 đường kẻ trên mặt luống;

– Bón thúc lần 1 khi cây có lá thật (xoay lá); sử dụng phân đạm từ 1-1,5 kg/sào; hòa đạm loãng vào nước rồi tưới đều cho cây (tưới bằng doa);

– Bón thúc lần 2 sau khi tỉa cây sơ bộ (khi cây có 3-4 lá thật); bón đạm ure với lượng 2kg/sào;

– Bón thúc lần 3 sau khi tỉa định cây lần cuối (rễ đã phát triển to bằng que đan); bón đạm urê: 3 kg/sào; ka ly: 2- 3 kg/sào (tưới đạm, kaly riêng);

– Bón thúc lần 4 sau khi củ đã hình thành; bón ka ly từ: 3-4 kg/sào. Căn cứ vào thời tiết, chất đất, sinh trưởng cây trồng để quyết định lượng đạm bón cho phù hợp hoặc chỉ bón (tưới) dặm những chỗ cây có biểu hiện thiếu đạm. Nếu thừa đạm sẽ tốt lá mà không xuống củ; khắc phục bằng cách hạn chế tưới, cắt bớt lá già, lá gốc, lá sâu bệnh.

Phân đạm chủ yếu được bón theo hình thức nào?

Tham khảo tại:http://gfc.vn/phan-dam-lan-kali.html

Chúc bạn học tốt ^^

2 tháng 12 2019

Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm nông sản gồm 3 phần:

Rắn: gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ

Lỏng: là nước

Khí: gồm oxi nitơ và CO2

Tính chất: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, có độ chua, độ kiềm, và độ phì nhiêu

Chúc bạn học tốt!
2 tháng 12 2019

- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất. Trên đó, thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm

- Thành phần:

+ Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

+ Phần lỏng: Cung xấp nước

+ Phần khí: Cung cấp ôxi và cacbonic cho cây

- Tính chất:

+ Thành phần cơ giới của đất

+ Độ chua, độ kiềm của đất

+ Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất

+ Độ phì nhiêu của đất

#Nguồn: Trâm