K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

Cảnh vật là hư, đây là tâm trạng chứ không phải cảnh thực. Mỗi cảnh có nét riêng đồng thời lại có nét chung diễn tả tâm trạng của Kiều. Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng. Cánh hoa bị vùi dập như số kiếp trôi nổi của nàng. Nội cỏ rầu rầu một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt. Gió cuốn, sóng ầm ầm chính là dông tố cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ. Điệp ngữ “Buồn trông” lặp lại bốn lần đặt ở đầu mỗi câu lục diễn tả đôi mắt buồn nhìn và bao trùm lên hết thảy cảnh vật. Nguyễn Du đã kết hợp không gian xa đến gần, thu vào tâm tư người con gái nỗi cô đơn, sầu nhớ, đau đớn và lo sợ. Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã khắc họa tâm trạng lạc lõng, cô đơn, đầy âu lo của Thúy Kiều về số phận của chính mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

Đây là lời của Thúy Kiều vì nàng đã bộc lộ nỗi nhớ, sự lo lắng, day dứt khôn nguôi với những người nàng yêu nhất.

Những lời độc thoại nội tâm này có tác dụng thể hiện chân thực, sinh động nội tâm nhân vật

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

Trong cảnh giam lỏng, nàng nhớ tới Kim Trọng, sau đó nhớ về cha mẹ. Đó là trình tự hợp lí, bởi với cha mẹ, nàng đã gặp trước lúc cách xa, nàng cũng đã bán thân cứu cha nên vơi bớt nỗi lo và làm tròn chữ hiếu. Nhưng với người nàng thương, Kim Trọng, chàng chưa biết tin gì về gia biến nhà nàng và nàng đau đớn, day dứt vì đã không giữ được lời thề bên chàng Kim.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả là khung cảnh trước lầu Ngưng Bích qua điểm nhìn từ trên cao, từ tâm trạng của Kiều. Tác giả sử dụng từ ghép “bốn bề” đứng cạnh từ láy “bát ngát” gợi không gian rộng lớn không một bóng người. Cảnh vật gợi cảm giác cô đơn, rợn ngợp. Từ láy “bẽ bàng”: diễn tả nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, trong tâm trí nàng vẫn còn in đậm những sự việc vừa mới xảy ra: bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị ép làm gái lầu xanh rồi giờ bị giam lỏng nơi đây. Thành ngữ “mây sớm đèn khuya” chỉ thời gian tuần hoàn khép kín, một mình Kiều nơi đây làm nổi bật nỗi bơ vơ. Phép so sánh “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” nói lên nỗi lòng Kiều như bị chia ra làm hai, nửa dành cho cảnh nửa dành cho tình. Sáu câu thơ đầu được xây dựng bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả cảnh hoang vắng quạnh hiu để khắc họa rõ tâm trạng cô đơn của Kiều

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

Bố cục 3 phần:

- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều

- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều

- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

Hình ảnh: hoa trôi man mác, cánh buồm xa xa, nội cỏ rầu rầu, ầm ầm tiếng sóng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

Tả cảnh ngụ tình: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Tác giả miêu tả cảnh vật bên ngoài lầu Ngưng bích để làm nổi bật hoàn cảnh cô đơn, tâm trạng lo lắng, khổ sở, cô quạnh của Thúy Kiều

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

Các từ ngữ: khóa xuân, xa trông, bẽ bàng, nửa tình nửa cảnh, chia tấm lòng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

Xưa có ông lão tên là Tái Ông sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc Trung Hoa. Ông rất giỏi việc nuôi ngựa. Ngày kia ngựa của Tái Ông xổng chuồng chạy sang nước Hồ lân cận. Hàng xóm láng giềng hay tin đã đến an ủi nhưng Tái Ông lại cười mà rằng: “Tôi tuy mất ngựa, nhưng đó có thể lại là điều tốt.” Vài tháng sau, con ngựa mất tích đột nhiên trở về cùng một con tuấn mã. Thấy thế, hàng xóm đến chúc mừng, tuy nhiên Tái Ông cau mày nói: “Tôi được ngựa quý, sợ rằng đó chẳng phải là điềm lành”. Con trai ông thích cưỡi con ngựa quý, một hôm anh ta ngã ngựa gãy chân và trở thành tàn tật. Hàng xóm đến khuyên nhủ ông đừng quá nghĩ ngợi, Tái Ông điềm nhiên: “Con trai tôi tuy gãy chân, nhưng đó chưa hẳn đã là điều không may.” Khi đó hàng xóm nghĩ rằng ông lão quá đau buồn nên bị quẫn trí. Một năm sau, nước Hồ láng giềng đưa quân sang xâm lược. Tất cả thanh niên trai tráng đều phải tòng quân và hầu hết đều bị tử trận. Con trai ông vì tàn tật nên được ở nhà và thoát chết. Lúc này hàng xóm láng giềng mới thấy rằng những lời của Tái Ông quả thật rất thâm thúy.

Thành ngữ “Tái Ông thất mã” được dùng để an ủi người đang gặp khó khăn. Họa có thể biến thành phúc, và phúc có thể trở thành họa. Cũng giống như câu nói “trong cái rủi có cái may” vậy, mọi chuyện đều có nguyên nhân mà không thể xét đoán dựa trên biểu hiện bề mặt. Cũng có nghĩa là, cần thuận theo tự nhiên, làm được việc gì cũng đừng vội đắc ý, lúc gặp trở ngại cũng chớ vội bi quan.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

a, Hình ảnh bể dâu trong câu thơ được nhà thơ lấy ý từ câu chữ Hán: Thương hải biến vi tang điền (Bể xanh hóa thành ruộng dâu). Đó chính là hình ảnh của sự thay đổi, sự biến chuyển nhanh chóng ngay trước mắt ta.

b, Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn (265- 419) là người rất thích rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bệnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Sơn Ðào, Hướng Tú và Vương Nhương, thường gọi là "Trúc lâm" thất hiền" (bảy người hiền trong rừng trúc). Nguyễn Tịch lại còn có một thái độ lạ lùng. Khi tiếp khách, nếu khách thuộc hạng người ông thích, ông vừa lòng thì nhìn thẳng để lộ tròng mắt xanh; trái lại tiếp người ông không ưa thích thì ông nhìn ngang (lườm) để lộ lòng mắt trắng. Thái độ đãi nhân tiếp vật như thế kể cũng không hay ho gì. Nhưng dần về sau, người ta dùng chữ "mắt xanh" để chỉ sự bằng lòng, vừa ý. Cũng như câu hỏi của Từ Hải "mắt xanh chẳng để ai vào có không" tức là nàng chưa tiếp ai bằng mắt xanh, có nghĩa là nàng chưa thấy ai là người vừa ý vừa lòng phải không?