K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-nêu tình hình kinh tế liên xô sau chiến tranh thế giới thứ 2.Vì sao liên xô tiến hành khôi phục kinh tế sau chiến tranh <1945-1950> -tình hình các nước á,phi,mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ 2? -trong quá trình phát triển từ ASEAN5 đến ASEAN10,em ấn tượng với sự kiện nào nhất.vì sao? -theo em,việc gia nhập ASEAN đã tạo ra thời cơ và thách thức j?(những nước đầu gia nhập,thời gian thành lập,) -nêu tình hình...
Đọc tiếp

-nêu tình hình kinh tế liên xô sau chiến tranh thế giới thứ 2.Vì sao liên xô tiến hành khôi phục kinh tế sau chiến tranh <1945-1950>

-tình hình các nước á,phi,mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ 2?

-trong quá trình phát triển từ ASEAN5 đến ASEAN10,em ấn tượng với sự kiện nào nhất.vì sao?

-theo em,việc gia nhập ASEAN đã tạo ra thời cơ và thách thức j?(những nước đầu gia nhập,thời gian thành lập,)

-nêu tình hình kinh tế mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2?nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó?

-tình hình nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ 2?yếu tố nào đã đưa nhật bản phát triển mạnh ?trong những yếu tố đó,yếu tố nào cơ bản ,quan trọng nhất?

-tình hình kinh tế tây âu sau chiến tranh thế giới thứ 2?

1
23 tháng 10 2018

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước tây âu phục hồi kinh tế

+ Biện pháp khôi phục kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của các nước Tây Âu là thông qua "Kế hoạch Mácsan” (được Mĩ viện trợ khoảng 17 tỉ USD) và củng cố chính quyền tư sản.

=> Nhờ đó, đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu về cơ bản được phục hồi và vượt mức so với trước chiến tranh

23 tháng 10 2018

Chế độ A-pác -thai là chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
Những chính sách tàn bạo :

  • Ban hành 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc
  • Tước bỏ quyền làm người của người da đen
  • Ko có quyền tự do dân chủ phải sống ở những khu ổ chuột
23 tháng 10 2018

Thành thật xin lỗi mọi người đặc biệt là bn đưa ra câu hỏi

Lúc cop câu trả lời xuống, mik bị trượt tay nên mới như vậy

Đó là 1 sự cố ko mong muốn

Mik hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn

23 tháng 10 2018

Câu 2 :Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” do:

- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

- Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

- Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

Trình bày những nét chính về cuộc cách mạng Cu – ba.
=> 26/07/1953, 135 thanh niên yêu nước dưới
sự chỉ huy của Phi – đen Ca – xtơ – rô tấn công
pháo đài Môn – ca – da nhưng thất bại.
=> 1955 Phi đen sang Mê – hi – cô và thành lập
tổ chức lấy tên Phong trào 26/7. 1956 phi đen
cùng 81 chiến sĩ trở về Cu – ba. Cuộc đổ bộ lên
bờ biển O – ri – en – te bị chặn đánh dữ dội,
phần lớn các chiến sĩ đã hi sinh.
=> Từ 1956 đến 1958 nghĩa quân xây dựng lực
lượng và phát động phong trào đấu tranh
trong cả nước.
=> 01/01/1959, lực lượng cách mạng tấn công
pháo đài Môn – ca – da và giành thắng lợi, chế
độ độc tài Ba – ti – xta bị lật đổ.

23 tháng 10 2018

1,Kết quả:

- Sản xuất công nghiệp tăng 73%

- Một số nghành nông nghiệp vượt so với trước chiến tranh

- Đời sống ND được cải thiện

- 1949 Chế tạo thành công bom nguyên tử

23 tháng 10 2018

1,Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng của giai cấp tư sản.Giai cấp tư sản tiến hành cách mạng là để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển không chịu ảnh hưởng từ chế độ phong kiến. Ý nghĩa : Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

2,

Về kinh tế:

  • Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp
    • Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
    • Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
  • Công thương nghiệp phát triển
    • Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)
    • Công nhân đông, sống tập trung
    • Buôn bán mở rộng với nhiều nước.
  • Về chính trị: Xã hội chia thành 3 đẳng cấp
    • Tăng lữ: nắm đặc quyền
    • Quí tộc: kinh tế, chính trị, giáo hội.
    • Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, Nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
23 tháng 10 2018

3,

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:

Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.