K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài,...
Đọc tiếp

Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

 

a, tìm câu có chức năng cầu khiến trong đoạn văn trên và nêu dấu hiệu nhận biết

b, em rút ra được bài học gì qua đoạn văn trên

1
11 tháng 7 2022

a. Câu cầu khiến:

Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

dấu hiệu nhận biết: có từ cầu khiến:" hãy" , kết thúc câu bằng dấu chấm và câu văn mang ý cầu khiến.

b. Em rút ra được bài học:

+ Muốn trưởng thành, muốn thành công bao giờ con người ta cũng phải trải qua sự thất bại.

+ Có thất bại mới có thành công

+ Không thể mong cầu mình làm việc là thành công ngay lần đầu mà không thất bại

+ Tuổi trẻ cứ hết mình với đam mê, với công việc tốt đẹp rồi sẽ có lúc ta thành công, nếu cứ sợ thất bại thì ta không làm được gì cả.

11 tháng 7 2022

chỉ dài hơn yêu cầu vài dòng thui hà

11 tháng 7 2022

Khi đặt chân đến đầu làng mùi hương lúa Loan tỏa lên tận các ngóc ngắt của xe . Bóng hình thấp thoáng của bác nông dân của chiếc máy cày của con gà trống của mái nhà tranh của đàn trẻ nhỏ của những bông cỏ của những bờ sông len lỏi thấp thoáng hiện lên rõ ràng trong mắt

11 tháng 7 2022

Dàn ý:

Mở đoạn:

+ Dẫn dắt văn bản, tác phẩm và tác giả vào bài

(Có thể dẫn vào từ tác giả -> tác phẩm)

+ Sử dụng cách mở bài gián tiếp (sử dụng lý luân văn học)

Thân đoạn:

a. Giới thiệu chung

+ Giới thiệu từng đoạn trích (khái quát nội dung đoạn trích) từ đó đúc kết được tâm trạng và hành động của nv tôi như thế nào. Hoặc nó có mối liên kết gì với nhau.

b. Đi sâu vào phân tích:

+ Chia rõ các luân điểm, kết thúc mỗi luận điểm bằng một câu kết luận ngắn gọn

+ Liên hệ đến bản thân về hành động và cảm xúc của mỗi người khi lần đầu tiên được đi học, được đến trường.

+ Liên hệ cảm xúc, tâm trạng và hành động của bản thân ra sao, có giống hoặc khác điểm nào đó với nv tôi.

c. Nhận xét:

+ nhận xét về nội dung, nghệ thuật đoạn trích

+ nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật

=> nhận xét nhân vật là người như thế nào, có tình cảm gì, ra sao?

Kết đoạn:

+ Tổng kết lại vấn đề, khẳng định rõ ràng mạch lạc bằng suy nghĩ bản thân.

Tham Khảo :

Đoạn văn :

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

11 tháng 7 2022

Mình xin lập dàn ý cho đề văn này nhé:

a,Mở đoạn: (Câu chủ đề) Lòng yêu nước luôn là tình cảm thường trực trong trái tim mỗi người

b,Thân đoạn:

*Giải thích:

 - Lòng yêu nước được hiểu tình cảm gắn bó một cách chân thành,sâu sắc với Tổ Quốc của mình cũng như có những hành động để xây dựng và phát triển đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu

 - Biểu hiện:

   + Trong thời chiến: Biết bao người đã hi sinh xương máu vì bình yên nơi biên cương Tổ Quốc,…

   + Trong thời hòa bình hiện nay: Học sinh chăm ngoan,nghe lời ông bà cha mẹ,…

ð Khẳng định vai trò của lòng yêu nước đối với mỗi người

* Nêu ý nghĩa,vai trò:

 - Bồi dưỡng tâm hồn mỗi người để không quên gốc gác bản thân

 - Là sức mạnh,điểm tựa vững chai cho mỗi con người vượt qua thử thách,gian lao phía trước,là sự khởi nguồn của tình đoàn kết dân tộc

 - Là lí tưởng mỗi một người con đất Việt luôn hướng đến,trân trọng

 - Nguồn cổ vũ,động viên,thúc đẩy ta thêm hoàn thiện bản thân,đóng góp cho cộng đồng => Xã hội thêm văn minh,thanh lịch

 - Là sợi dây kéo những người cùng chung dòng máu Lạc Hồng lại với nhau tạo nên một đất nước hùng cường,phát triển

 - Là nỗi nhớ,niềm thương,luôn âm ỷ trong trái tim mỗi người con xa Tổ Quốc…

* Dẫn chứng: Đại dịch Co-vit vừa qua,..

* Bàn luận mở rộng:

 - Tuy nhiên (Thế nhưng) nhiều người hiện nay….

c,Kết đoạn:

* Bài học nhận thức và hành động;

 - Liên hệ bản thân: Là một người học sinh…

11 tháng 7 2022

Tham khảo:

1. Mở bài

- Khái quát về tác giả Vũ Đình Liên, một nhà thơ nổi bật với thiên hướng văn chương mang nặng nỗi tiếc thương và sự hoài niệm quá khứ.

- Giới thiệu bài thơ Ông đồ: Một trong những bài thơ bình dị mà cảm động, nhìn vào đó, mỗi người sẽ có cảm giác “sám hối...với lớp người đang đi về cõi chết”- ông đồ.

- Giới thiệu đoạn trích: đoạn trích thuộc khổ 3 và khổ 4 nói về hình ảnh ông đồ khi nho học lụi tàn.

2. Thân bài

- “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”: từ “nhưng” tạo bước ngoặt trong cảm xúc người đọc, sự suy vi ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một cách rõ ràng, day dứt nhất.

- “Người thuê viết nay đâu?”: câu hỏi thời thế, cũng là câu hỏi tự vấn.

⇒ Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không cần ai thuê viết, ngợi khen.

- “Giấy đỏ ...nghiên sầu”: Hình ảnh nhân hoá, giấy bẽ bàng sầu tủi, mực buồn động trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được.

- “Lá bàng...mưa bị bay”: Tả cảnh ngụ tình: nỗi lòng của ông đồ. Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo ⇒ tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận.

=> Bằng nghệ thuật nhân hóa cùng với biện pháp tả cảnh ngụ tình, tác giả đã vẽ nên chân dung của ông đồ tội nghiệp thời Nho học lụi tàn và để lại nhiều nỗi niềm bâng khuâng tiếc nuối trong lòng độc giả.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ: Khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sị Nho học với kết cấu chặt chẽ, ngôn từ gợi cảm...

- Liên hệ bài học hiện nay: Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.

11 tháng 7 2022

Tham khảo:

Hai câu đầu:câu trên sử dụng biện pháp hoán dụ qua từ "mồ hôi" ý chỉ công sức người sự vất vả của người dân thúc khuya dậy sớm cày sâu cuốc bẫm với hy vọng về 1 mùa bội thu.

11 tháng 7 2022

Mk cảm ơn nha 🥰

11 tháng 7 2022

Tham khảo:

https://diendan.hocmai.vn/threads/cam-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-ba-co-trong-doan-trich-trong-long-me.813315/

Tham Khảo :

Những hủ tục cay nghiệt đã đày đọa người phụ nữ xưa rất cực khổ, trong đó có mẹ bé Hồng. Sau nỗi đau cha mất, mẹ đi tha hương cầu thực sau khi mang tiếng là góa chồng, bé Hồng phải sống với người cô, chịu sự khinh bỉ, miệt thị của họ hàng. Người cô không ngần ngại reo rắc lên đầu đứa cháu ngây thơ những điều dối trá, độc ác nhằm chia rẽ tình cảm của hai mẹ con. Bé Hồng luôn phải chịu đựng những lời lẽ cay nghiệt của bà cô, chỉ biết cúi gầm mặt, chối bỏ điều dối trá ấy. Những câu hỏi về mẹ bé Hồng chỉ làm bà cô hả dạ với những giọt nước mắt của đứa cháu tội nghiệp, coi việc làm độc ác đấy như thú vui của mình. Đáng lẽ ra, người cô ấy phải yêu thương, cưng chiều, là người mẹ thứ hai luôn quan tâm Hồng thay vì mẹ Hồng không có ở đây. Những chuỗi ký ức được bé Hồng viết lên tuổi thơ đầy đau thương đã cho thấy người cô thâm độc, dã man, luôn tìm cách chọc vào nỗi đau xa mẹ ấy. Tuy còn nhỏ nhưng Hồng rất thông minh, nhận ra ý đồ của bà cô mà đặt niềm tin vào lòng mẫu tử. Và Hồng đã được đền đáp xứng đáng, mẹ đã về trong niềm vui vỡ òa của Hồng. Nếu là tôi trong hoàn cảnh đó, tôi sẽ không nhận con người ác độc ấy là cô mình, một người không xứng đáng được nghe hai chữ "cô ơi". Riêng bản thân tôi thấy thương cho Hồng vì sống trong cảnh gia đình tan vỡ, ngày ngày luôn phải nghe những câu châm chọc đến phát khóc, phải luôn giữ cho tâm trí không bị mụ mị bởi lời lẽ không tốt ấy.

11 tháng 7 2022

     Ôn tập hè 

Trong bài thơ ''tiếng gà trưa '' của tác giả XUÂN QUỲNH có đoạn ''       Cháu chiến đấu hôm nay 

                 Vì lòng yêu tổ quốc 

                  Vì xóm làng thân thuộc

                  Bà ơi cũng vì bà 

                  vì tiếng gà cục tác 

                  Ổ trứng hồng tuổi thơ''

câu 1 : xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ

-phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là biểu cảm

câu 2: chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và hiệu quả của nó

-  điệp ngữ

- giúp người đọc hiểu được mục đích người chiến sĩ chiến đấu vì ai.

11 tháng 7 2022

Câu 1: PTBĐ chính trong bài thơ là biểu cảm

câu 2: BPTT đc SD trong đoạn thơ: điệp ngữ

⇒ Mục đích chiến đấu cao cả của ng chiến sĩ: vì đất nước, gần hơn là vì gia đình và ng bà yêu quý.

10 tháng 7 2022

Để không quá tự cao tự đại với khả năng của bản thân, từ đó tạo ra thói hống hách, ngạo nghễ không tốt.

Để nỗ lực, cố gắng phát triển hoàn thiện bản thân hơn nữa chứ không dậm chân một chỗ.

Để có được giá trị riêng của bản thân, được mọi người tôn trọng, có giá trị hơn trong mắt người khác.

10 tháng 7 2022

Khiêm nhường là 1 đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó giúp mỗi cá nhân trở nên tiến bộ hơn trongcách cư xử, lối sống, trong viêc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, giúp cho việc giaotiếp đối xử giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.Bởi khiêm nhường là gốc của mọi đức hạnh, người khiêm tốn là người có nhiều nhất, kẻ kiêu căng là kẻ không có gì.Bởi nó đem lại hạnh phúc cho con người, giúp chúng ta chungsống hòa bình, yêu thương mà không có lòng đố kỵ ghen ghét.Vì thế khiêm nhường là đức tính không thể thiếu khi ta muốnthành công trên đường đời.

đây là ý kiến của mình thôi.

 

10 tháng 7 2022

mở đoạn:

+ giới thiệu tác phẩm: "Tôi đi học", tác giả

thân đoạn:

+ trình bày tâm trạng và cảm xúc của nhân vật "tôi" trong văn bản qua một số chi tiết trong văn bản.

là cảm giác sợ sệt, lo lắng, bồi hồi trong ngày đầu tiên đi học

+ nêu cảm nghĩ của mình về cảm xúc, tâm trạng đó:

đó là cảm giác mà ai khi lần đầu bước chân vào  trường cũng như thế

là cảm xúc thật của biết bao nhiêu người, tâm trạng của nhân vật "tôi" phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó,...

+ mở rộng liên hệ bản thân, cảm xúc đó cũng giống với cảm xúc, tâm trạng  của em lúc mới bước vào học lớp 1

Kết đoạn: 

+ khẳng định, nhấn mạnh lại vấn đề thông qua câu cuối của văn bản:" Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay, tôi đi học" 

ẩn ý trong lời nói là muốn diễn đạt một sự kiện lớn trong  đời của tác giả, đó là ngày đầu tiên mà mình đi học.

10 tháng 7 2022

Giỏi văn quá rồi :))))