Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phùng Hưng quê làng Đường Lâm, huyện Ba Vì, xưa thuộc Sơn Tây, nay thuộc Thành phố Hà Nội, là lãnh tụ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống ách thống trị của nhà Đường (Trung Quốc), làm chủ Tống Bình (Hà Nội) trong khoảng thời gian từ năm 791 - 803.
Phùng Hưng quê làng Đường Lâm, huyện Ba Vì, xưa thuộc Sơn Tây, nay thuộc Thành phố Hà Nội, là lãnh tụ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống ách thống trị của nhà Đường (Trung Quốc), làm chủ Tống Bình (Hà Nội) trong khoảng thời gian từ năm 791 - 803.10
- Thục An Dương Vương đã đánh dẹp triều Hùng rồi xây thành Cổ Loa. Bạch Kê là một vị nữ tướng, dòng dõi của nhà Hùng, hiện lên báo oán ở núi Thất Diệu, làm cho thành cứ xây lại đổ. Ở Yên Phụ, Mẫu Bạch Kê còn được thờ tại đình và đền dưới tên Vua Bà Ma Vương.
- `ht`
Một trong những thủ lĩnh Văn Lang là Cao Lỗ, đã giúp An Dương Vương xây Thành Cổ Loa và chế tạo nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một phát). Nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự, Thục Phán đã cho quân dân ngày đêm xây đắp Thành Cổ Loa, trang bị cho thành trì nhiều vũ khí đáng sợ.
TK
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vì: Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán. Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại. Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
######
`HT`
Nguyên nhân của cuộc khởi Hai Bà Trưng
Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ. Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than.
Cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên. Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn.
Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan không những được nhân dân trong nước ủng hộ mà còn được sự hưởng ứng của nhân dân Chăm-pa và Chân Lạp, diễn ra từ năm 713 đến năm 722.
######
`HT`
Trước tình hình đó, mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Lý Bí đã nổ ra đánh đổ ách thống trị nhà Lương giành lại độc lập dân tộc.
nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giày ngày Tết…
=> thể hiện chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không gì có thể tiêu diệt, đồng hóa được....
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phong Bắc đối với nước
- Những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc: + Sử dụng chế độ tô thuế. + Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...). + Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt.
- Nhà Hán chiếm đoạt ruộng đất, bắt nhân dân ta cống nạp sản vật quý hiếm, hương liệu, vàng bạc. Những sản phẩm quan trọng như sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền.
- Nhà Ngô và nhà Lương siết chặt ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.
- Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:
+ Mở trường lớp dạy chữ Hán
+ Áp dụng luật Hán.
+ Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.
- Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền bá vào Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc dạy chữ chỉ giới hạn trong một số ít người ở các vùng trung tâm. Cả ngàn năm Bắc thuộc, số người Việt được trọng dụng chỉ là thiểu số.
- Với chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các thành phần trong xã hội đều có sự biến đổi.
- Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa.Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ một bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ, có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.
- Mẫu thuẫn chủ yếu trong xã hội lúc bấy giờ là mẫu thuẫn của nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. Đó là nguyên nhân làm bùng lên các cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong thời kì Bắc thuộc.
Mình chỉ có biết vậy.
Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa của riêng mình và có “ý thức dân tộc” trước khi bị đô hộ. Đó là ý thức hệ, tiếng nói (Việt - Mường), chữ viết và văn hoá riêng. Khi người Hán sang đô hộ còn bị đồng hoá ngược lại.
- Tinh thần dân tộc, kiên quyết đấu tranh của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của những thủ lĩnh xuất sắc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,... Nhân dân ta liên tục đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền đô hộ, quyết giành độc lập dân tộc.
- Sự bất ổn trong chính sách cai trị và đồng hóa từ phương Bắc. Suốt 1000 năm Bắc thuộc, ở Trung Hoa cũng có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội nên không thể tập trung cho việc đồng hóa người Việt.
- Sự khác biệt về môi trường sinh sống, khí hậu và thời tiết dẫn tới sự đặc thù của sản xuất. Người Hán sang nước ta cũng phải làm việc và sinh sống theo nhân dân ta để thích nghi với thời tiết, khí hậu,...
- Bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc chưa vươn tới làng - xã (ở cấp làng - xã vẫn do người Việt đứng đầu). Làng - xã là nơi khởi nguồn, lưu giữ và phát huy nền văn hóa đặc sắc của dân tộc.
xin lỗi, hơi muộn, ko bik có được k ko