K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2017

*Thuận lợi
+ Điều kiện tự nhiên

– Bờ biển dài 3.260 km và vùng biển rộng lớn. Biển nhiệt đới, nhiệt độ tương đối ấm, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại thủy sản.
– Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng được cảng cá.
– Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài … Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp …
– Có 4 ngư trường trọng điểm: Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ), ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

– Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
– Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế.
– Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.
– Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, trong đó 45% thuộc Cà Mau và Bạc Liêu.

+ Điều kiện kinh tế – xã hội
– Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
– Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
– Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.
– Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.
– Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản, đang có tác động tích cực tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển mạnh hơn.

*Khó khăn
– Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa đông bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.
– Việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn mang nặng tính chất quảng canh nên năng suất thấp.
– Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất còn thấp.
– Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
– Hoạt động nuôi trồng – đánh bắt – chế biến thủy, hải sản chưa được sự đồng bộ.
– Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
– Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.
– Việc đánh bắt ven bờ quá mức, kết hợp việc dùng chất nổ, xung điện…làm suy giảm mạnh nguồn hải sản.

7 tháng 3 2017

So với các vùng khác trong nước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh chủ yếu sau đây:

a) Về vị trí địa lí

  • Kề bên đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước), giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Cămpuchia.
  • Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế.

b) Về tự nhiên

• Đất:

  • Đất badan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích của vùng); đất xám bạc màu (phù sa cổ).
  • Thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.

• Khí hậu, nguồn nước:

  • Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.
  • Hệ thống sông Đồng Nai (giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ).

• Khoáng sản

  • Dầu khí (trên thềm lục địa) có trữ lượng lớn, có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn.
  • Các khoáng sản khác (sét, cao lanh).

• Sinh vật:

  • Rừng (kể cả rừng ngập mặn) có giá trị về lâm nghiệp và du lịch.
  • Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản.

c) Về kinh tế – xã hội

• Nguồn lao động:

  • Nguồn lao động dồi dào;
  • Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.

• Cơ sở hạ tầng hiện đại và đang được hoàn thiện (giao thông, thông tin liên lạc).

• Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp.

  • Có các trung tâm công nghiệp lớn như: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu.
  • Vai trò của TP Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.

• Các thế mạnh khác (sự năng động; sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước).

6 tháng 3 2017

oho mệt mỏi quá

4 tháng 3 2017

1.

1. Công nghiệp

Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài, chi có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày nay, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trọng GDP của vùng; cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

2. Nông nghiệp

Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là các thế mạnh nông nghiệp của vùng.

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.

Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao.

Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.

4 tháng 3 2017

2.Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh.

4 tháng 3 2017

a) Vị trí địa lí

- Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia và Biển Đông.

- Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng. Đất xám bạc màu (trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đấ badan, nhưng thoát nước tốt.

- Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.

- Nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang. Có điều kiện lí tưởng để xây dựng cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Tài nguyên rừng là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguồn nguyên liệu giấy. Ở đây có một số vườn quốc gia, trong đó có Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).

- Tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra, có sét và cao lanh.

- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.

Điều kiện kinh tế- xã hội

- Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao. Sự phát triển kinh tế năng động của vùng càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

- Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

4 tháng 3 2017

cảm ơn bạn Bình Trần Thị nha

4 tháng 3 2017

- Ý nghĩa kinh tế lớn: Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

- Ý nghĩa chính trị, xã hội: đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đồng bào các dân tộc đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.


4 tháng 3 2017

Về Kinh tế: góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TN TN, cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản cho cả nước và xuất khẩu.
-Về Chính trị, Xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ sự cách biệt giữa đồng bằng và miền núi. Đảm bảo sự bình đẳng, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc. Góp phần giao lưu kinh tế trao đổi với các nước Trung Quốc, Lào và giữ vững an ninh vùng biên giới.
Đây còn là vùng căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và có di tích lịch sử Điện Biên Phủ
-Vị trí địa lý tiếp giáp Trung Quốc ở phía Bắc và Lào ở phía Tây
-Là địa bàn cư trú của đồng bào dân tốc ít người.

4 tháng 3 2017

-Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2,006), nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.

+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi:

Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.

Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.

+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị với nông thôn: Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị chiếm 26,9%, tỉ lệ dân nông thôn chiếm 73,1%.

-Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.


4 tháng 3 2017

Vì dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí

Mật độ dân số trung bình cả nước: 254 ng/km2, nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng:

- Giữa đồng bằng và miền núi

+ Đồng bằng diện tích khoảng 25%, dân số chiếm 75% => mật độ rất cao, nhất là ĐBSHồng

+ Miền núi: diện tích 75%, dân số chỉ 25% => mật độ thấp, nhất là Tây Bắc, Tây Nguyên

-> Sự bất hợp lý trên gây khó khăn đến sử dụng lao động ở ĐB và khai thác tài nguyên ở miền núi.

- Giữa thành thị và nông thôn

+ Dân nông thôn chiếm đại bộ phận (73,1%), xu hướng giảm.

+ Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp (26,9%), có tăng nhưng chậm

-> Cho thấy công nghiệp chưa phát triển mạnh, đô thị hóa còn chậm

5 tháng 3 2017

1, dân số vn đông, tăng nhanh, trong khi kinh tế tăng trưởng chậm, gây sức ép cho kt-xh
- lao động đông, tăng nhanh nhưng chất lượng thấp
- phân bố lao động không đồng đều: ở đb thì thừa lao động, miền núi thiếu lđ
- đang diễn ra tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp

19 tháng 2 2018

3.Những năm gần đây nước ta có sự chênh lệch về tỉ số giới tính nam nhiều hơn nữa vì nước ta có truyền thống trọng nam khinh nữ nên mọi người đều mong muốn sinh cho được con trai nên mới có hiện tương như vây .