K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

1.Tài nguyên đất:
-đất là tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thay thế được của ngành trông trọt của nước ta
2.Tài nguyên khí hậu:
-thuận lợi:
+nhiệt đới gió mủa ẩm giúp cậy trông tăng trưởng và có năng suất cao quanh năm.Khí hậu phận hóa rỏ rệt theo chiều bắc-nam,theo độ cao và theo gió mùa nên thuận lợi cho việc nuôi trồng các giông cây nhiệt đới,cận nhiệt đới và cả ôn đới.
-khó khăn:
+khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm làm cho sau bệnh,nắm móc phát tiển quanh năm .khí hậu phân hóa đa dạng làm cho miền bắc và miền núi co mùa động rét đậm,rét hầia gí lào.Ngoài ra các tai biến thiên nhiên còn làm tổn thất to lớn vế người và của.
3.Tài nguyên nước:
Do có nguồn nước phong phú nên nước ta có mang lưới sông ngòi dày đặt và nguồn nước ngấm phong phú.Mõi năm đều có 1 múa lũ và môt mùa khô.

13 tháng 11 2019

Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta:

- Tài nguyên đất: Đa dạng được phân bố khắp trên tất cả các cùng miền của đất nước . Khoảng 40 loại đất gồm 2 nhóm chủ yếu là đất feralit ( 16 triệu Ha ) và đất phù sa ( 3 triệu Ha)

+ Đất Feralit : Khoảng 16tr ha tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm ( chè, cà phê, ca cao,..) , cây ăn quả và một số cây ngắn ngày ( đậu tương, ngô,…)

+ Đất phù sa : tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, tạo điều kiện trồng cây lương thực, rau đậu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Tài nguyên khí hậu:

+ Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gio mùa có nguồn nhiejt, độ ẩm phong phú tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển nhanh, có thể trồng 2-3 vụ hoa màu một năm , nhiều cây công nghiệp , ăn quả phát triển tốt

+ Khí hậu phân theo chiều Bắc – Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng cơ cấu mùa vụ của các vùng có sự khác nhau, ở miền bắc có thể trồng các cây vụ đông.

https://toploigiai.vn/giai-dia-9-bai-1-trang-27-dia-li-9

- Tài nguyên nước :

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc phong phú

+ Nguồn nước ngầm dồi dào đảm nước nước tưới cho các công nghiệp vào mùa khô

- Tài nguyên sinh vật:

+ Tài nguyên động thực vật đa dạng, phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi; nguồn lợi thủy hải sản.,..

+ Nhiều cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

+ Những thành tựu:

- Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Trong công nghiệp đã hình thành một số nghành công nghiệp trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Đã hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp và dịch vụ, các vùng kinh tế năng động.

- Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

- Nước ta đã chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực (là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN: 1995, APEC: 1998, WTO: 2007).

+ Những thách thức:

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.

- Tốc độ tăng trưởng một số ngành sản xuất (nông sản, thủy sản, hàng dệt may,…)

- Sức ép của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước



1 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1995 và năm 2005

(Đơn vị: %)

b) Nhận xét

Trong thời kì 1995 – 2005, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển

+ Tỉ trọng của thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể giảm. Thành phần kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, kế đó là thành phần kinh tế cá thể.

+ Tỉ trọng của thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Có sự gia tăng mạnh nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Kết luận:

- Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Sự chuyển dịch trên cho thấy: công cuộc đổi mới ngày càng phát huy tốt hơn các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế đất nước.



1 tháng 4 2017

- Nước ta có 7 vùng kinh tế : Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Và có 3 vùng kinh tế trọng điểm :

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc : Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

+Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung : Thừa Thiên Huế , Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam : TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

1 tháng 4 2017

a) Thuận lợi và khó khăn gcủa cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta:

+ Thuận lợi:

- Nguồn lao động đông.

- Nguồn bổ sung lao động lớn.

-> Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoài

+ Khó khăn:

Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, cơ cấu dân số trên làm hạn chế cho việc:

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư (thu nhập theo đầu người, giáo dục, y tế, tuổi thọ…).

- Giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.

- Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững…

b) Biện pháp khắc phục những khó khăn:

- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động

Sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.

- Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy maanhj chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số.

1 tháng 4 2017

Cơ cấu dân số theo độ tuổi có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Lực lượng lao động dồi dào.
- Nhiều lao động trẻ.
- Số người bổ sung cho lực lượng lao động hằng năm lớn.
* Khó khăn:
- Vấn đề giải quyết việc làm, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao cuộc sống.
- Lao động trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Khả năng tiếp thu KH-KT còn chưa cao.
* Giải pháp khắc phục:
- Đa dạng hoá các ngành nghề.
- Đào tạo việc làm cho nhiều người trong độ tuổi lao động.
- Phân bố lại nguồn lao động giữa các vùng nông thôn và thành thị
- Phát triển công nghiệp, dịch vụ.

1 tháng 4 2017

+ Về hình dạng :

-Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có đáy rộng và đỉnh nhọn, đặc trưng cuae cấu trúc dân số trẻ

- Khác nhau: Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 thu hẹp ở nhóm tuổi 0 – 4 tuổi, cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.

+ Về cơ cấu dân số theo độ tuổi:

- Giống nhau: Đều có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số dưới và trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động thấp.

- Khác nhau: So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số nắm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn, tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động ít hơn.

+ Về tỉ lệ dân số phụ thuộc:

- Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn (ở tháp dân số năm 1989 là 46,2%, ở tháp dân số năm 1999 là 41,6%).

- Khác nhau: tỉ lệ dân số phụ thuộc ở tháp dân số 1999 ít hơn ở tháp dân số 1989.

1 tháng 4 2017

+ Về hình dạng :

-Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có đáy rộng và đỉnh nhọn, đặc trưng cuae cấu trúc dân số trẻ

- Khác nhau: Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 thu hẹp ở nhóm tuổi 0 – 4 tuổi, cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.

+ Về cơ cấu dân số theo độ tuổi:

- Giống nhau: Đều có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số dưới và trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động thấp.

- Khác nhau: So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số nắm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn, tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động ít hơn.

+ Về tỉ lệ dân số phụ thuộc:

- Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn (ở tháp dân số năm 1989 là 46,2%, ở tháp dân số năm 1999 là 41,6%).

- Khác nhau: tỉ lệ dân số phụ thuộc ở tháp dân số 1999 ít hơn ở tháp dân số 1989.

1 tháng 4 2017

+ Nhận xét:

Trong thời kì trên cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước tat hay đổi theo hướng:

- Tỉ lệ lao động của khu vực nhà nước giảm dàn.

- Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng dần.

+ Ý nghĩa:

- Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.

- Khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

+ Nhận xét:

Trong thời kì trên cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước tat hay đổi theo hướng:

- Tỉ lệ lao động của khu vực nhà nước giảm dàn.

- Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng dần.

+ Ý nghĩa:

- Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.

- Khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

1 tháng 4 2017

Trong các năm qua, chất lượng cuộc sống của dân cư nước ta từng bước đc cải thiện:

+ Mức thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục (từ 289 USD năm 1995 lên 1024 USD năm 2008), tỉ lệ hộ nghèo giảm dần.

+ Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội (văn hóa, giáo dục, y tế…) ngày càng tốt hơn.

+ Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt trên 90%

+ Tuổi thọ trung bình của dân cư được nâng cao, tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm.

Trong các năm qua, chất lượng cuộc sống của dân cư nước ta từng bước đc cải thiện:

+ Mức thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục (từ 289 USD năm 1995 lên 1024 USD năm 2008), tỉ lệ hộ nghèo giảm dần.

+ Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội (văn hóa, giáo dục, y tế…) ngày càng tốt hơn.

+ Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt trên 90%

+ Tuổi thọ trung bình của dân cư được nâng cao, tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm.

1 tháng 4 2017

Nước ta có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, phong phú.
Hằng năm, nước ta có thêm khoảng 1,1 triệu người dân lao động nhưng chúng ta không thể giải quyết việc làm cho số dân hơn 1 triệu người này.
Là 1 nước nông nghiệp, số dân thất nghiệp ở nước ta chủ yếu tập trung đông ở nông thôn. Người dân chỉ quen với công việc lao động nặng và rất hạn chế khả năng làm việc trí óc mà trong lúc này nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển. Ở nông thôn, làm việc có tính chất mùa vụ, người dân chỉ làm việc đồng trong mấy tháng, những tháng còn lại thì nghỉ và không làm gì cả, mà họ lại không có nghề phụ nên số dân thất nghiệp trong thời gian này là rất nhiều.
Một phần do nền kinh tế nước ta, cơ cấu kinh tế có phần chênh lệch.
Vì vậy giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta

1 tháng 4 2017

Nước ta có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, phong phú.
Hằng năm, nước ta có thêm khoảng 1,1 triệu người dân lao động nhưng chúng ta không thể giải quyết việc làm cho số dân hơn 1 triệu người này.
Là 1 nước nông nghiệp, số dân thất nghiệp ở nước ta chủ yếu tập trung đông ở nông thôn. Người dân chỉ quen với công việc lao động nặng và rất hạn chế khả năng làm việc trí óc mà trong lúc này nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển. Ở nông thôn, làm việc có tính chất mùa vụ, người dân chỉ làm việc đồng trong mấy tháng, những tháng còn lại thì nghỉ và không làm gì cả, mà họ lại không có nghề phụ nên số dân thất nghiệp trong thời gian này là rất nhiều.
Một phần do nền kinh tế nước ta, cơ cấu kinh tế có phần chênh lệch.
Vì vậy giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta

1 tháng 4 2017

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ.
-Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. ở miền núi dân cư thưa thớt.
-Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau: nông thôn 72,5%, thành thị 27,5%.
Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư đô thị

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc. Chênh lệch giữa vùng cao nhất với thấp nhất đến 17,8 lần.

+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó thấp hơn cả là Tây Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.