K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2018

Mỹ tận dụng triệt để những lợi thế như: Có nguồn tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, kỹ thuật tiên tiến được du nhập từ các nước Tây Âu để ra sức phát triển kinh tế, xã hội.

Ngoài ra, Mỹ còn dùng sức mạnh kinh tế, quân sự, ngoại giao để ép các nước khác trên thế giới phải mở cửa giao thương và ký kết những hiệp định thương mại theo hướng có lợi cho Mỹ.

Cho đến trước Thế chiến I, Mỹ đã trở thành một thế lực đáng gờm đối với các quốc gia hùng mạnh khác trên thế giới vào thời điểm đó như đế quốc Anh, Pháp, Nga, Nhật, Đức…

Trong Thế chiến I, tận dụng lợi thế địa lý cách xa chiến trường chính, Mỹ đã thực hiện chính sách “ngư ông đắc lợi” bán nguyên liệu, lương thực và khí giới cho cả hai bên tham chiến.

Đến khi cuộc chiến này gần đi đến hồi kết, lấy lý do Đức cản trở việc giao thương giữa mình và Anh quốc, Mỹ nhảy vảo cuộc chiến (tháng 4/1917). Kết quả, Mỹ ở phe thắng trận.

Tại Hội nghị Versailles, khi các nước thắng cuộc trong Thế chiến I hội họp để chia nhau thuộc địa thì Mỹ lại dùng sức mạnh kinh tế của mình để chi phối Hội nghị theo hướng có lợi cho mình.

Chính vì thế, từ thập kỷ 20 của thế kỷ trước, Mỹ đã thực sự trở thành một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới.

11 tháng 11 2018

-Sự ra đời: Hiệp hội các nước ĐNÁ(ASEAN) được thành lập vào tháng 8/1967 tại Băng Cốc(Thái Lan) gồm sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a,Ma-lay-xi-a,Phi-lip-pin,Thái Lan,Sing-ga-po

-Mục tiêu của ASEAN: xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa các nước trong khi vực, tạo nên 1 cộng đòng ĐNÁ hùng mạnh, ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị-kinh tế của các nước trong khu vực ĐNÁ

11 tháng 11 2018

1,

Khái niệm “trật tự thế giới mới” đã xuất hiện khá lâu trong ngôn ngữ chính trị phương Tây. Vào tháng 1-1918, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Woodrow Wilson đã tuyên bố 14 nguyên tắc nổi tiếng của Hoa Kỳ khi tham chiến vào Chiến tranh thế giới thứ nhất và thiết chế của thế giới sau chiến tranh tại châu Âu, trong đó đã sử dụng cụm từ “trật tự thế giới mới”.
Trên thực tế, chỉ sau chiến tranh lạnh, khái niệm “trật tự thế giới mới” mới trở nên thông dụng và có ý nghĩa, với vai trò là một học thuyết chính trị. Cụm từ này được vị Tổng thống đầu tiên và cũng là Tổng thống cuối cùng của Liên Xô là Mikhain Goócbachốp tích cực sử dụng để đánh giá hệ thống quốc tế được hình thành sau chiến tranh lạnh. Và trong giai đoạn chiến tranh ở vùng Vịnh Ba tư, Bush cha, đã tích cực sử dụng thuật ngữ “trật tự thế giới mới” để mô tả tình hình thế giới. Chính Tổng thống Hoa Kỳ là người khiến công luận chú ý đến ý tưởng về trật tự thế giới mới.
Thập niên 1990 đánh dấu sự tan rã của Đông Âu mà pháo lũy cuối cùng là Liên bang Nam Tư cũng đã tan tành sau một chuỗi nội chiến. Thật nhanh chóng, các nước Đông Âu cũ gia nhập EU, quay lưng, thậm chí một số nước còn quay mũi súng lại nước Nga “cố cựu” khi gia nhập NATO.

Thế nhưng, cũng trong thập niên đó, một thế lực mới nổi lên ở Iran từ sau 1979 theo luật Hồi giáo “Sharia” và chủ trương chống “phương Tây tội lỗi”. Pakixtan, Ápganixtan cũng ngả theo xu hướng này. Vụ đánh bom tòa nhà Trung tâm Thương mại thế giới tháng 2-1993 với 1.550 cân Anh thuốc nổ là cảnh cáo đầu tiên của thế lực này.
Vụ tấn công Trung tâm Thương mại thế giới lần thứ hai, ngày 11-9-2001 là cuộc biểu dương lực lượng “đỉnh cao” của thế lực này, mà từ nay Hoa Kỳ gọi chung là Al-Qaeda tức “mạng lưới”. Cũng từ đó, Hoa Kỳ điểm mặt “trục ác ôn” là Iran, Irắc và CHDCND Triều Tiên với hai tội danh là nhà nước khủng bố và nguy cơ vũ khí hủy diệt hàng loạt
Không một quan hệ đối tác chiến lược nào giữa hai cường quốc hạt nhân - Nga và Hoa Kỳ được thiết lập, hơn thế nữa, trong những thập kỷ gần đây họ trở nên bất đồng hơn trên diễn đàn chính trị thế giới, rời xa những lợi ích dân tộc mà không có thể cũng chẳng gần nha. Thế giới đơn cực, với một siêu cường duy nhất là Hoa Kỳ cũng đã không trở thành hiện thực, còn khủng hoảng toàn cầu thì buộc chúng ta phải suy nghĩ lại một cách căn bản về toàn bộ hệ thống quản lý kinh tế thế giới. Thế giới đa cực, có nghĩa là thế giới dựa trên sự đồng tồn tại của một số trung tâm quyền lực ngang nhau và sự cân bằng giữa chúng, đã không thể đạt được. Các siêu cường truyền thống đã mất dần sự kiểm soát đối với các vấn đề nghị sự toàn cầu, chính sách của họ chủ yếu mang tính ngẫu hứng, tức thời; chiến thuật đối ngoại đã hoàn toàn thay thế cho chiến lược; hệ thống quốc tế bắt đầu phát triển một cách khó dự đoán và không thể kiểm soát. Thế giới sau chiến tranh lạnh không trở nên an toàn và ổn định hơn, ngược lại, nó trở nên nguy hiểm hơn.
Một thế giới vô cực bắt đầu được thiết lập – thế giới không có các trung tâm quyền lực và ảnh hưởng chủ đạo, không có thủ lĩnh và các mô hình nhà nước hấp dẫn. Trật tự thế giới mới thứ hai trong lịch sử chính trị hiện đại của nhân loại bắt đầu được thiết lập – cũng với những thành viên chủ chốt, nhưng đối lập với trật tự thế giới mà hai thập kỷ trước các chính trị gia và chuyên gia của nhiều nước đã từng nói đến với sự lạc quan lớn. Đó chính là trật tự thế giới một lần nữa mở ra trước mắt chúng ta những cơ hội mới. Nhưng đó cũng là trật tự thế giới đặt chúng ta trước những hạn chế khắt khe, những hiểm nguy, thách thức và những vấn đề địa - chính trị nan giải mới.
Chúc bạn học tốt nha!

12 tháng 11 2018

Theo các thuyết âm mưu khác nhau, Trật tự Thế giới Mới được cho là một chính phủ toàn cầu toàn trị bí mật đang nổi lên.[3][4][5][6][7]

Chủ đề chung trong các lý thuyết âm mưu về một trật tự thế giới mới là một thế lực quyền lực bí mật với một chương trình toàn cầu hoá đang âm mưu cai trị thế giới thông qua một chính phủ thế giới độc tài-sẽ thay thế các quốc gia có chủ quyền và một tuyên truyền toàn diện bao gồm hệ tư tưởng bắt đầu sự ra đời của trật tự thế giới mới là đỉnh cao của tiến bộ lịch sử. Nhiều hình ảnh lịch sử và đương đại có ảnh hưởng đã được coi như là một phần của một tổ chức hoạt động thông qua nhiều tổ chức phía trước nhằm điều phối các sự kiện chính trị và tài chính quan trọng, từ gây ra các cuộc khủng hoảng hệ thống để thúc đẩy các chính sách gây tranh cãi ở cả cấp quốc gia và quốc tế trong một âm mưu đang diễn ra để đạt được sự thống trị của thế giới. [3][4][5][6][7]

Trước những năm đầu thập niên 1990, thuyết âm mưu của Trật tự Thế giới Mới bị hạn chế đối với hai nền văn hoá đối kháng của Hoa Kỳ, chủ yếu là chống chính phủ một cách quân sự và thứ hai là một phần của Kitô giáo Cơ đốc có liên quan đến sự xuất hiện của Antichrist vào thời điểm cuối cùng.[8] Những người hoài nghi như Michael Barkun và Chip Berlet đã nhận thấy các giả thuyết về chính sách dân chủ của đảng Dân chủ cánh hữu đã không chỉ được nhiều người tìm hiểu về kiến ​​thức kỳ thị nhưng đã thâm nhập vào văn hoá phổ biến, do đó khánh thành một khoảng thời gian vào cuối năm 20 và đầu năm 21 ở Hoa Kỳ, nơi mọi người đang tích cực chuẩn bị cho kịch bản thiên niên kỷ khải huyền.]Những nhà khoa học chính trị này lo ngại rằng sự cuồng loạn của khối lượng đối với các thuyết âm mưu của New World Order cuối cùng có thể gây ra những hậu quả tàn phá đối với đời sống chính trị của Mỹ, từ khủng bố sói độc nhất vô nhị đến khi quyền lực của các nhà mồ côi cực đoan theo chủ nghĩa cực đoan đang trỗi dậy.

11 tháng 11 2018

1,

Khái niệm “trật tự thế giới mới” đã xuất hiện khá lâu trong ngôn ngữ chính trị phương Tây. Vào tháng 1-1918, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Woodrow Wilson đã tuyên bố 14 nguyên tắc nổi tiếng của Hoa Kỳ khi tham chiến vào Chiến tranh thế giới thứ nhất và thiết chế của thế giới sau chiến tranh tại châu Âu, trong đó đã sử dụng cụm từ “trật tự thế giới mới”.
Trên thực tế, chỉ sau chiến tranh lạnh, khái niệm “trật tự thế giới mới” mới trở nên thông dụng và có ý nghĩa, với vai trò là một học thuyết chính trị. Cụm từ này được vị Tổng thống đầu tiên và cũng là Tổng thống cuối cùng của Liên Xô là Mikhain Goócbachốp tích cực sử dụng để đánh giá hệ thống quốc tế được hình thành sau chiến tranh lạnh. Và trong giai đoạn chiến tranh ở vùng Vịnh Ba tư, Bush cha, đã tích cực sử dụng thuật ngữ “trật tự thế giới mới” để mô tả tình hình thế giới. Chính Tổng thống Hoa Kỳ là người khiến công luận chú ý đến ý tưởng về trật tự thế giới mới.
Thập niên 1990 đánh dấu sự tan rã của Đông Âu mà pháo lũy cuối cùng là Liên bang Nam Tư cũng đã tan tành sau một chuỗi nội chiến. Thật nhanh chóng, các nước Đông Âu cũ gia nhập EU, quay lưng, thậm chí một số nước còn quay mũi súng lại nước Nga “cố cựu” khi gia nhập NATO.

Thế nhưng, cũng trong thập niên đó, một thế lực mới nổi lên ở Iran từ sau 1979 theo luật Hồi giáo “Sharia” và chủ trương chống “phương Tây tội lỗi”. Pakixtan, Ápganixtan cũng ngả theo xu hướng này. Vụ đánh bom tòa nhà Trung tâm Thương mại thế giới tháng 2-1993 với 1.550 cân Anh thuốc nổ là cảnh cáo đầu tiên của thế lực này.
Vụ tấn công Trung tâm Thương mại thế giới lần thứ hai, ngày 11-9-2001 là cuộc biểu dương lực lượng “đỉnh cao” của thế lực này, mà từ nay Hoa Kỳ gọi chung là Al-Qaeda tức “mạng lưới”. Cũng từ đó, Hoa Kỳ điểm mặt “trục ác ôn” là Iran, Irắc và CHDCND Triều Tiên với hai tội danh là nhà nước khủng bố và nguy cơ vũ khí hủy diệt hàng loạt
Không một quan hệ đối tác chiến lược nào giữa hai cường quốc hạt nhân - Nga và Hoa Kỳ được thiết lập, hơn thế nữa, trong những thập kỷ gần đây họ trở nên bất đồng hơn trên diễn đàn chính trị thế giới, rời xa những lợi ích dân tộc mà không có thể cũng chẳng gần nha. Thế giới đơn cực, với một siêu cường duy nhất là Hoa Kỳ cũng đã không trở thành hiện thực, còn khủng hoảng toàn cầu thì buộc chúng ta phải suy nghĩ lại một cách căn bản về toàn bộ hệ thống quản lý kinh tế thế giới. Thế giới đa cực, có nghĩa là thế giới dựa trên sự đồng tồn tại của một số trung tâm quyền lực ngang nhau và sự cân bằng giữa chúng, đã không thể đạt được. Các siêu cường truyền thống đã mất dần sự kiểm soát đối với các vấn đề nghị sự toàn cầu, chính sách của họ chủ yếu mang tính ngẫu hứng, tức thời; chiến thuật đối ngoại đã hoàn toàn thay thế cho chiến lược; hệ thống quốc tế bắt đầu phát triển một cách khó dự đoán và không thể kiểm soát. Thế giới sau chiến tranh lạnh không trở nên an toàn và ổn định hơn, ngược lại, nó trở nên nguy hiểm hơn.
Một thế giới vô cực bắt đầu được thiết lập – thế giới không có các trung tâm quyền lực và ảnh hưởng chủ đạo, không có thủ lĩnh và các mô hình nhà nước hấp dẫn. Trật tự thế giới mới thứ hai trong lịch sử chính trị hiện đại của nhân loại bắt đầu được thiết lập – cũng với những thành viên chủ chốt, nhưng đối lập với trật tự thế giới mà hai thập kỷ trước các chính trị gia và chuyên gia của nhiều nước đã từng nói đến với sự lạc quan lớn. Đó chính là trật tự thế giới một lần nữa mở ra trước mắt chúng ta những cơ hội mới. Nhưng đó cũng là trật tự thế giới đặt chúng ta trước những hạn chế khắt khe, những hiểm nguy, thách thức và những vấn đề địa - chính trị nan giải mới.
Chúc bạn học tốt nha!

12 tháng 11 2018
Thời gian Sự kiện Kết quả
1640-1688 Cách mạng tư sản Anh

Mở đường cho CNTB phát triển.

1775-1783 chiến tranh giành độc lập các thuộc địa ở Bắc Mĩ

giành đọc lập, hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời

1789-1794 cách mạng tư sản Pháp lật đổ CĐPK, mở đường cho CNTB phát triển
2-1848 tuyên ngôn đảng cộng sản là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội- khoa học
28-9-1864 quốc tế thứ nhất thành lập truyền bá học thuyết Mác
1868 duy Tân minh trị Nhật chyển sang chủ nghĩa đé quốc
1871 công xã Pa-ri lật đổ chính quyền giai cấp tư sản
1911 cách mạng Tân Hợi thành lập Trung Hoa dân chủ
1914-1918 chiến tranh thế gới lần thứ nhất thuocj địa thế giới được chi lại

12 tháng 11 2018

Thời gian

Sự kiện

Kết quả

Tháng 8/1566

CM Hà Lan

Lật đổ ách thống trị của TD Tây Ban Nha

1640-1688

CMTS Anh

Mở đừơng cho CNTB phát triển, xóa bỏ chế độ phong kiến

1775-1783

Chiến tranh giành độc lập của các nước Bắc Mĩ

Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa, Hợp chủng quốc Mĩ ra đời

1789-1794

CMTS Pháp

Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp TS lên cầm quyền, đưa CNTB phát triển

Những năm 60 của TK XVIII

Cuộc CM Công nghiệp

Hàng loạt máy móc, thiết bị ra đời

1871

Công Xã Pa-ri

Cuộc CM vô sản đầu tiên chống lại giai cấp TS

1911

CM Tân Hợi

CĐ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, CĐ cộng hòa ra đời, tạo điều kiện thuận lợi cho CNTB phát triển

Tháng 1/1868

Cuộc duy tân Minh Trị

Đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa, phất triển thành nước TBCN

1914-1918

Cuộc chiến tranh TG thứ nhất

Gây tai họa cho nhân loại, đem lại lợi ích cho các nước thắng trận

10 tháng 11 2018

-Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của ND VN, Lào, Cam-pu-chia giành thắng lợi vào năm 1975, mối quan hệ giữa 3 nước Đông Dương và ASEAN được thiết lập

-Năm 1979, do vấn đề Cam-pu-chia, mối quan hệ giữa 3 nước Đông Dương và ASEAN trở nên căng thẳng và đối đầu

11 tháng 11 2018

Thanks kiu

10 tháng 11 2018

Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Mĩ La-Tinh:

*Giai đoạn từ năm 1945 đến 1959: Phong trào đấu tranh đã diễn ra ở hầu hết các nước khu vực, dưới nhiều hình thức:

-Bãi công của công nhân(Chi-lê)

-Nổi dậy của nông dân (Pê-ru,Ê-cua-do,Bra-xin)

-KN vũ tran(Pa-na-ma,Bô-li-vi-a)

-Đấu trang nghị viện (Ác-hen-ti-na;Goa-tê-ma-la)

*Từ năm 1959 đến cuối thập kỉ 80: CM Cu Ba thành công đánh dấu sự phát triển lớ của phong trào đấu tranh giải phosngg dân tộc, từ đó đưa Mĩ La-tinh thành "đại lục núi lửa"

*Từ cuối thập kỉ 80 đến nay: lợi dụng sự biến động lớn diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô, Mỹ mở những cuộc phản kích chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh. Phong trào CM đứng trước nhiều khó khăn và thử thách

10 tháng 11 2018

Nguyên nhân bùng nổ:

-Sau chiến trang TG thứ 2, Mĩ thiết lập ở Cu Ba CĐ đọc tài quân sự do Ba-ti-xta đứng đầu, làm tay sai cho Mỹ

-Chính quyền Ba-ti-xta đã xóa bỏ hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, giết hại, giam cầm hàng hục vạn người yêu nước

=>Không cam chịu sống dưới ách thống trị của bọn độc tại, ND Cu-Ba đã vùng dậy đấy tranh

11 tháng 11 2018

Thanks nha

10 tháng 11 2018

Câu 1-A. phát xít Nhật

Câu 2-C. sau khi các nước giành được độc lập