K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2020

Tham khảo bài văn!
 

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.

Câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho chúng ta hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước để chúng ta có được thành quả như hôm nay. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, truyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì “ăn cây nào rào cây ấy” nhưng họ lại “ăn cây táo rào cây sung”, không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: “qua cầu rút ván” hay “ăn cháo đá bát” nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại “lấy oán báo ân”, tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo.
Chúc bạn học tốt!

Tham khảo!

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quý báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.

Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào?

"Uống nước" ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa...Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về..."

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể...và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.

____Yu___

3 tháng 4 2020

"...Hôm nay ta vét bếp, mai ta sẽ vào khoắng buồng thóc. Hôm nào nhà này gói giò , ta sẽ quay lại ." Đoạn trích trên có hai trạng ngữ 

A. Đúng  B.Sai

Có 3 trạng ngữ : " Hôm nay ", " mai ", " Hôm nào ".

chúc bạn học tốt

Có 3 trạng ngữ :

1. Hôm nay

2. Mai

3. Hôm nào

3 tháng 4 2020

Tìm trạng ngữ vật nêu công dụng của đoạn văn sau đây

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau hàng Bè

- Trạng ngữ :

" Ngày Huế " 

=> Xác định thời gian 

 " Hàng Bè "

=> Xác định  nơi chốn

1.

Đạo lí làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ ràng trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao, trong sạch, giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn, tục ngữ có câu: Đói cho sạch, rách cho thơm.

   Người xưa mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày của con người là ăn và mặc để thông qua đó thể hiện quan niệm sống của mình. Trong xã hội phong kiến trước đây, người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn này: Bần cùng sinh đạo tặc, hay Đói ăn vụng, túng làm càn.Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh nhưng đó chỉ là rất ít, còn phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, trong sạch truyền thống của cha ông.

 Lúc đói bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho? Không ! Câu tục ngữ này không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống, một nề tảng đạo đức của nhân dân ta.

   Câu tục ngữ lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức, bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ?

 Sống trong cảnh đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất, ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.

   Quan điểm này đối lập với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp boc lột; là sự tự khẳng định và đề cao quan điểm sống thanh cao của người lao động. Không một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.

   Trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ. Thơm tho trên phương diện danh dự, đạo lí làm người. Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến,... Quan niệm sống ấy là quan niệm sống cao đẹp của nhân dân ta từ ngàn xưa truyền lại. Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và mùi hương thơm ngát.

2.

Lời nói là phương tiện đế con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm cả kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập...). Vì thế, nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta đã từng căn dặn:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cũng có lời thô, lời vụng. “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Ta có thể chọn lựa được lời nói tùy theo ý định và trình độ văn hóa của mình. Ông cha ta nhận thấy lời nói như một thứ công cụ dễ kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ tạo hiệu quả lớn, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Đó là cơ sở đểcon người đạt được mục đích trong giao tiếp. Để cho vừa lòng nhau, cần phải biết lựa chọn lời nói thích hợp với đối tượng, với hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm.

Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau: sư già đã viên tịch; người chiến sĩ ấy đã hisinh vì Tổ quốc; ông cụ mới khuất núi... Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.

Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng đểlại rất nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”; “Học ăn, học nói, học gói, học mở”...

Tuy chú ý đên việc lựa lời đểđạt được hiệu quả giao tiếp nhưng người xưa không bao giờ cho rằng mục đích giao tiếp chỉ là sự vừa lòng nhau.

Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng- đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. “Nói gần nói xa chẳng qua nói thật”, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó mới là lời nói đẹp.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

3.

Cuộc đời mỗi người cũng giống như một bức tranh muôn màu, muôn sắc. Sẽ có màu hồng , nhưng cũng sẽ có những vệt đen, đó chính là những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà ta cần rầy công tận sức mà mà vượt qua. Muốn vậy, con người ta cần phải có ý chí, nghị lực, quyết tâm để xoá đi được những vệt đen ấy. Chính vì thế, ông cha ta đã có câu “Có chí thì nên”.

Câu tục ngữ nghe có vẻ ngắn gọn và đơn giản nhưng ẩn chứa một tầng ý nghĩa thật lớn lao. “Chí” có thể hiểu là sự quyết tâm, nghị lực, hoài bão, lý tưởng khi thực hiện một kế hoạch hay làm một điều gì đó. “Có chí thì nên”, “nên” ở đây tức là đạt được thành công, đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra. Như vậy, cùng với cách nói “Có..thì”, như một lời khẳng định đanh thép, ông cha ta đã đặt ra vài trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, cụ thể là trên con đường thành công của mỗi người. Con người ta cần có sự kiên trì, quyết tâm, lý tưởng thì mọi khó khăn, gian nan, thử thách, thất bại đều sẽ có thể vượt qua và đạt được kết quả như mong ước.

Đầu tiên, con đường đời của mỗi người không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, mà sẽ có những khúc cua gập ghềnh, trắc trở. Đứng trước những đoạn đường ấy, chẳng lẽ ta sẽ cứ đứng lại, hoặc quay đầu trở về mà không bước đi nữa? Nếu như vậy, con người ta sẽ chẳng bao giờ có thể đạt được thành công , vĩnh viễn không thể trưởng thành được. Thay vì điều đó, tại sao ta không vững chí, quyết tâm mà leo bước lên, vượt qua những tảng đá cứng nhọn ấy, dù chỉ là mất một khoảng thời gian, dù cho quá trình ấy sẽ có thể đau đớn,cực nhọc làm sao , nhưng cuối cùng ta vẫn sẽ vượt qua và tiếp tục cuộc hành trình.

Nếu có ý chí, nghị lực, sự quyết tâm, có lẽ điều gì cũng sẽ trở nên không quá khó khăn với chúng ta . Nhưng nếu chỉ biết nản lòng, nhụt chí trước mỗi gian nan, thử thách ấy thì liệu ta sẽ làm được gì trong cuộc sống? Từ xa xưa, trong thời chiến, ông cha ta đã kiên cường, anh dũng dựng nước, chống trả lại kẻ thù xâm lược, đó đều là nhờ vào ý chí quyết tâm, đồng lòng, căm thù giặc ngoại xâm, “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, không run sợ trước kẻ thù xâm lăng. Ngày nay, trong thời bình, nhân dân ta cũng đã, đang, và vẫn nhiệt huyết, xây dựng đất nước, đem vinh quang về cho Tổ Quốc. Có lẽ với mỗi người Việt Nam, không ai có thể quên được kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, những chàng “dũng sĩ” quần đùi áo số ấy đã đem về vinh quang cho dân tộc khi lên đường thi đấu với một ý chí, quyết tâm , vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, kiên cường thi đấu đến giọt mồ hôi cuối cùng, vĩnh viễn không từ bỏ và cuối cùng họ đã thành công, có thể không phải thành công ở đấu trường ấy, nhưng đã thành công khi lay động bao trái tim hàng triệu người hâm mộ Việt Nam vì ý chí, nghị lực của họ.

Một tấm gương điển hình khác đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, tuy bị liệt cả hai tay, nhưng bằng nỗ lực, sự phấn đấu vì ham học, trải qua bao đau đớn, thầy đã tập viết bằng chân và bây giờ đã trở thành thầy giáo ưu tú, tài ba. Như vậy, có thể thấy, mọi thất bại, mọi bất hạnh, mọi khó khăn, gian khổ sẽ không phải là điều gì mà chúng ta không thể vượt qua, đánh ngã chúng ta bất cứ lúc nào, chỉ cần ta có quyết tâm. Ta có hoài bão, lý tưởng, ta vẫn sẽ đạt được mục tiêu, đạt được khát vọng mà ta mong muốn.

Mỗi lần vấp ngã sẽ cho ta kinh nghiệm, mỗi thử thách sẽ cho ta biết cách suy nghĩ để vượt qua thử thách đó, càng khổ cực thì vinh quang sẽ càng lớn lao. Đừng từ bỏ bất cứ một điều gì khi ta vẫn còn chưa tới được đích, đừng nản lòng, run sợ khi gặp khó khăn, vì nếu thế cánh cửa của thành công sẽ đóng lại ngay trước mắt bạn. Tất nhiên ta không thể cứ mãi theo đuổi những điều mà ngoài khả năng của mình, dù bạn có ý chí, nghị lực nhưng nếu không có kỹ năng, trình độ , không có tri thức thì sự kiên trì ấy cũng chẳng thể đi đến được thành công mà chỉ làm tiêu tốn thời gian của ta mà thôi. Muốn vậy, cần phải rèn luyện, tu dưỡng bản thân thật tốt, để có đủ trình độ, tri thức làm hành trang vững trãi vì thành công mà chỉ có ý chí, sự kiên trì là không đủ. Luôn tin tưởng vào bản thân mình, lạc quan , không run sợ ,tự ti rồi ta sẽ đạt được thành tựu như ta mong muốn mà thôi.

Chẳng có gì là ngoài tầm với, chỉ là bạn có muốn với lấy nó hay không thôi. Muốn vậy thì cần phải “có chí”, có quyết tâm, kiên trì. Câu tục ngữ của ông cha ta mới thật đúng đắn mà giàu ý nghĩa làm sao.

4.

Học tập không bao giờ là dễ dàng đối với mỗi người. Con đường học tập rất dài và đầy những gian nan. Để có thể đi trên con đường đó thì chúng ta phải cố gắng học thật tốt. Có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện nó trở thành một thói quen không thể bỏ của bản thân. Để có thể làm được việc đó thì cần phải hiểu rõ trình độ học tập và trách nhiệm của bản thân trong học tập.

   Tự giác trong học tập là tự mình tiến hành công việc học tập và rèn luyện mà không đợi người khác nhắc nhở hay giúp đỡ. Muốn xây dựng tính tự giác, ta phải lập một thời khóa biểu học tập thời gian hợp lí và rõ ràng. Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp. Tăng cường đọc nhiều sách và kiên trì nghiên cứu học tập để có thể hiểu biết thêm.

   Không chỉ trong học tập mà ngay cả công việc hay đời sống hàng ngày cũng rất cần ý thức tự giác. Đối với học sinh chúng ta, tự giác học vô cùng quan trọng. Tự giác cũng là một trong những bậc thang dẫn đến thành công. Nếu ta biết tự giác học tập thì sẽ luôn được thầy cô và cha mẹ quý mến. Siêng năng cần cù làm theo lịch học và vui chơi của bản thân đặt ra. Hãy tự giác ngay bây giờ, đừng để chần chừ sang ngày mai và rồi ngày kia và ngày kia nữa, vẫn mãi không thể làm được.

   Ngày nay, ý thức tự giác của học sinh đang ngày càng giảm sút bởi những thứ như mạng xã hội hay trò chơi điện tử đang dần lấy đi tuổi trẻ và làm sao lãng việc học của học sinh. Phụ huynh và giáo viên cũng góp phần rất quan trọng cho tính tự giác của trẻ nhỏ. Học sinh cũng không nên học quá nhiều và cũng không nên chơi quá nhiều, vì vậy cần phải lập một kế hoạch giữa chơi và học hợp lí và kiên trì làm theo mỗi ngày.

    Để có thể tự giác thì trước tiên là nên hiểu ý nghĩa của việc học rồi mới có thể tự học. Hậu quả của việc không làm theo kế hoạch và không tự giác học đó chính là học sinh không thể sáng tạo trong việc học dẫn đến tình trạng học thuộc nhưng không hiểu bài giảng, cảm thấy nhàm chán khi học và kết quả học tập giảm sút, thất bại trong học tập.

    Nếu chúng ta có ý thức tự giác học tập thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của bản thân. Tự học giúp cho chúng ta có thể mở rộng tương lai của chính mình.


 

3 tháng 4 2020

1 giải thích câu tục ngữ " Đói cho sạch ,rchs cho thơm

-> giải thích là khuyên rằng có nghèo cũng không làm điều ác ,ăn cướp và có nghèo cũng phải vượt qua chính mình để vươn lên cuộc sống ,giúp đỡ mọi người.

2 tục ngữ có câu

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

em hiểu lời khuyên đó nhứ thế nào?

-> chúng ta hãy những lời tốt đẹp hay lựa những lời hay để chúng ta không giận nhau nhữ thế vừa lòng nhau được

3 giải thích câu tục ngữ " có trí thì nên"

-> giải thích: Có chí thì nên là giúp ta luôn có chí  vươn lên  mới làm được như ( ví dụ) nhưng học còn kém nên sẽ quyết tâm học bài chăm chỉ hơn mà đã xuất sắc hơn và đã trở thành một học sinh giỏi.

4 Em hãy nêu nững tấm gương sáng về tinh thần tự học .theo em tinh thaanfd học có cần thiết không?

->  chúng ta phải đặt mục tiêu ,chăm chỉ học bài những bài chưa hiểu chúng ta có thể hỏi thầy cô hoặc trên mạng để dạt được mục đã đặt ra chúng ta phải cố gắng 

 - theo em tinh thần tự học rất cần thiết  nên chúng ta sẽ có gắng .

CHÚC BẠN HỌC TỐT

4 tháng 4 2020

mỗi ngày cái dịch quái ác này đang khiến cả nghìn người chết khiến bao người thân phải cách xa nhau mãi mãi . khiến trẻ em không thể cắp sách tới trường . khiến công dân nghỉ làm ở nhà chống dịch . nó khiến chó rất nhiều người bị ảnh hưởng .chúng em cũng như bao trẻ em ở nước khác cũng phải nghỉ học tuy được nghỉ nhưng lòng em không bớt nguôi ngoai về trường lớp và tự đặt câu hỏi cho riêng mình. không biết giờ ở trường thế nào có sạch sẽ không ? có ai canh giữ trường lớp không ? có bạn nào nhớ trường như mình không ? bao giờ mới đi học ? lòng em thấy bồn chồn và bối dối em thì không được ra ngoài em ước gì các bác sĩ sẽ tìm ra vác sin phòng bệnh nhanh nhất để chúng em có thể tới trường tiếp tục học , vui chơi và ước mơ .

5 tháng 4 2020

'' khiến cho '' chứ ko phải là '' khiến chó '' bạn ơi

4 tháng 4 2020

ý kiến của tui là giàu hay nghèo cũng phải tiết kiệm. Nếu nghèo thì ko nói làm gì nhưng giàu vẫn phải tiết kiệm vì nhỡ đâu mai này có chuyện gì khiến cho gia đình mình nghèo đi thì lấy ra tiền mà ăn uống, sinh hoạt, con cái của chúng ta thì sao(nếu có). Vậy nên tốt nhất là giàu hay nghèo cũng đều nên tiết kiệm sẽ tốt hơn

Mình viết thế theo cảm nghĩ của mình đó UwU

3 tháng 4 2020

- Năm điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng đã được phổ biến rộng khắp trong các trường học. Em rất nhớ đó là "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Nghe theo lời dạy của Người, chúng em luôn hăng hái thi đua tham gia phong trào "Hai tốt", phong trào "Thiếu nhi làm nghìn việc tốt", phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Đầu tiên, với nhiệm vụ của một HS chúng em phải lao động tốt và học tập tốt, quá trình học tập cần phải rèn luyện để có kết quả cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh việc học, HS còn cần chú ý đến những phong trào tập thể, biết ý thức tuổi nhỏ làm việc nhỏ như giữ gìn vệ sinh trường lớp, khu dân cư mà mình sinh sống luôn xanh sạch đẹp… Với bạn bè cùng lớp phải biết yêu thương chia sẻ, phong cách sống giản dị, hòa đồng.

học tốt

3 tháng 4 2020

Tại sao tục ngữ sử dụng nhiều hiện tượng rút gọn câu?

Thường dùng câu rút gọn vì :

+Như thế sẽ làm gọn câu hơn , vừa dễ hiểu lại tránh lặp các từ ngữ xuất hiện phía trước .

+ Ngụ ý là của chung mọi người 

học tốt

Trong thơ ,ca dao thường có nhiều câu rút gọn để đáp ứng 3 tiêu chí

+ Dễ nghe, Dễ đọc

+Dễ hiểu 

+Dễ nhớ

-> làm cho cách diễn đạt ngắn gọn, hàm súc,tiếp cận thông tin nhanh hơn

k cho mình nha