K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2018

Con người : ko biến thái

Ếch: biến thái

2 tháng 5 2018

Rất nhiều bệnh của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi . VD: tiêu chảy,..

* Lớp lưỡng cư Câu 1: a) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn b) Giải thích tại sao ếch lại sống nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi vào ban đêm? Câu 2:Nêu đặc điểm chung của bò sát? Giải thích tại sao khủng long lại bị tiêu diệt,trong khi đó những loài bò sát nhỏ lại vẫn tồn tại và sống sót đến ngày nay? Câu 3: Nêu cấu tạo trong...
Đọc tiếp

* Lớp lưỡng cư

Câu 1:

a) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn

b) Giải thích tại sao ếch lại sống nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi vào ban đêm?

Câu 2:Nêu đặc điểm chung của bò sát? Giải thích tại sao khủng long lại bị tiêu diệt,trong khi đó những loài bò sát nhỏ lại vẫn tồn tại và sống sót đến ngày nay?

Câu 3: Nêu cấu tạo trong của thằn lằn bóng đuôi dài

* Lớp chim

Câu 4:Nêu cấu tạo ngoài của chim bồ câu để thích nghi với đời sống bay lượn?

Câu 5: Nêu đặc điểm của hệ tuần hoàn ở chim bồ câu

* Lớp thú

Câu 6:

a) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?

b) Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh

Câu 7: Thú có vai trò gì đối với đời sống con người?

Câu 8:

a) Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học? Cho Ví Dụ.

b) Ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học là gì? Cho ví dụ.

3
1 tháng 5 2018

Câu 1

a) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với dời sống ở nước?
Hướng dẫn trả lời:
— Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
— Da trần, phu chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.
— Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn?
Hướng dẫn trả lời:
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở).
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ
- Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
b) Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
Hướng dẫn trả lời:
Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.
Câu 2:

Tại sao khủng long bị tiêu diệt, còn những loài bò sát cỡ nhỏ trong điều kiện ấy lại tồn tại và sống sót cho đến ngày nay?

Bài làm

- Do sự thay đổi đột ngột về thời tiết từ nóng sang lạnh, làm cạn kiệt nguồn thức ăn, khủng long kích thước to nên không có chỗ ẩn náu và bị tuyệt chủng.

- Những loài động vật kích thước nhỏ cần lượng thức ăn nhỏ và dễ dàng ẩn náu tránh rét nên không bị chết.

- bò sát là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống trên cạn.

+ da khô, có vảy sừng.

+ chi yếu, có vuốt sắc.

+ phổi có nhiều vách ngăn.

+ tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể.

+ thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàn.

+ là động vật biến nhiệt.

Câu 3:

Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo bên trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
Hướng dẫn trả lời:
- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.
- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.
- Thằn lằn là động vật biến nhiệt.
- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu.
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển

1 tháng 5 2018

Câu 6:

a) image

b)-Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
-Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
-Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên

Câu 7:

Vai trò của lớp thú là:
- Lợi ích:
+ Cung cấp nguồn dược liệu quý ( xương hổ, sừng hươu,.....)
+ Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ ( da, lông của hổ, báo,.....)
+ Làm xạ hương ( cầy giông, tuyến xạ hươu xạ,.....)
+ Làm vật thí nghiệm ( chuột bạch, khỉ,....)
+ Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác ( trâu, bò, lợn,....)
+ Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lam nghiệp

Câu 8

a)Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.
Hướng dẫn trả lời:


b)Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.
Hướng dẫn trả lời:
*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

Bn ơi là sinh học 7 nha

1. Hoa cúc là loài hoa của mùa thu, muốn trồng hoa cúc vào mùa hè, người nông dân cần có biện pháp nông sinh nào? Vì sao? 2. Muốn trồng thanh long cho trái vào mùa đông, người nông dân cần chú ý biện pháp nông canh nào nhất? Vì sao? 3. Cây mía là cây ngày ngắn, muốn cây mía không ra hoa (để giữ nguyên hàm lượng đường), người nông dân cần có biện pháp nông sinh nào? Vì sao? 4. Muốn nhập nội các giống cây nước ngoài vào Việt Nam...
Đọc tiếp

1. Hoa cúc là loài hoa của mùa thu, muốn trồng hoa cúc vào mùa hè, người nông dân cần có biện pháp nông sinh nào? Vì sao?

2. Muốn trồng thanh long cho trái vào mùa đông, người nông dân cần chú ý biện pháp nông canh nào nhất? Vì sao?

3. Cây mía là cây ngày ngắn, muốn cây mía không ra hoa (để giữ nguyên hàm lượng đường), người nông dân cần có biện pháp nông sinh nào? Vì sao?

4. Muốn nhập nội các giống cây nước ngoài vào Việt Nam người nông dân cần chú ý những điều gì? Lấy ví dụ một giống cây nhập nội mà em biết?

5. Giải thích tại sao vào thời kỳ dậy thì của nam, nữ lại có những biến đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý?

6. Nam, nữ học sinh cần chú ý những điều gì để bảo vệ sức khỏe sinh sản trong tương lai?

7. Giải thích tại sao sâu bướm phá hại mùa màng rất ghê gớm trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng?

8. Sự hình thành hạt ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?

9. Sự hình thành hạt phấn ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?

10. Quá trình thụ tinh kép ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?

11. Sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?

12. Ở ruồi giấm có bộ NST 2n=8, có 400 tế bào sinh tinh đang bước vào quá trình giảm phân. Hãy xác định:

a/ Số tinh trùng được tạo ra và tổng số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng đó

b/ Trong quá trình giao phối với ruồi cái giả sử hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6.25% thì có bao nhiêu tinh trùng được thụ tinh?

c/ Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% thì ruồi cái đã đẻ bao nhiêu trứng?

13. Gà nhà có bộ NST 2n=78, có 50 tế bào sinh dục đực và 50 tế bào sinh dục cái của gà nhà giảm phân. Xác định:

- Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST trong các tinh trùng

- Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng

- Biết hiệu suất nở của trứng là 75%, và tất cả các trứng đều được thụ tinh. Tính số gà con nở ra

14. Ruồi giấm có bộ NST 2n=8, có 100 tế bào sinh tinh đang bước vào quá trình giảm phân. Hãy xác định:

a/ Số tinh trùng được tạo ra và tổng số NST trong các tinh trùng đó

b/ Trong quá trình giao phối với ruồi cái giả sử hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6.25% thì có bao nhiêu tinh trùng được thụ tinh?

15. Gà có bộ NST 2n=78, có 50 tế bào sinh tinh đang bước vào quá trình giảm phân. Hãy xác định:

a/ Số tinh trùng được tạo ra và tổng số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng đó

b/ Trong quá trình giao phối với gà mái giả sử hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10% thì có bao nhiêu tinh trùng được thụ tinh?

c/ Gà mái ấp nở được 10 con gà con, tính hiệu suất nở của trứng

Mình đang cần gấp. Hi vọng mọi người đừng lướt qua! Trả lời được 1 câu cũng quý hóa lắm rồi. Cảm ơn rất nhiều.

1
1 tháng 5 2018

12. a. số tt đc tạo ra: 400*4=1600 Σsố NST=1600*4=6400 b. 1600*6.25%=100 c. 1600*25%=400

13. - số tt tạo ra 50*4= 200 Σ NST trong tt=200*39=7800 - số trứng tạo ra+50 Σ NST trong trứng=50*39=1950 - 75%*50=37

14 tương tự

15. a. số tt tạo ra= 50*4=200 Σ NST trong tt= 200*39=7800 b. 10%*200=20 c. 10/200*100=5% ( trong th tất cả các tt đều đc thụ tinh)

30 tháng 4 2018

Thú mẹ dạy thú con bằng cách nô đùa, vờn con hoặc mang mồi chết về cho con vờn.Thú con vờn với nhau để củng cố bài học do thú mẹ dạy.Đây rõ ràng là những bài học đầu tiên của thú mẹ tập con săn mồi