K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh là: khai thác than, apatit, đá vôi và các quặng kim loại sắt, đồng, chì, kẽm. Do các mỏ khoáng sản trên có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi, nhu cầu trong nước lớn (phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa) và có giá trị xuất khẩu.

- Than -> Làm nhiên liệu cho các nahf máy nhiệt điện, chất đốt cho sinh hoạt và có giá trị xuất khẩu

- Apatit → sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp

- Đá vôi → nguyên liệu để sản xuất xi măng

- Các kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm → công nghiệp luyện kim → công nghiệp cơ khí, điện tử…

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.

Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng các nguyên liệu tại Thái Nguyên như sắt Trại Cau, than mỡ Phấn Mễ hoặc gần Thái Nguyên như Mangan của mỏ Trùng Khánh (Cao Bằng).

c) Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:

- Làm nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện

- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước

- Xuất khẩu.

d) Vẽ sơ đổ thể hiện môi quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:

- Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.

- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng than trong nước.

- Xuất khẩu


1 tháng 4 2017

a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh là: Khai thác than, apatit, đá vôi và các quặng kim loại sắt, đồng, chì, kẽm. Do các mỏ khoáng sản trên có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi, nhu cầu trong nước lớn (phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa) và có giá trị xuất khẩu.
– Than -> Làm nhiên liệu cho các nahf máy nhiệt điện, chất đốt cho sinh hoạt và có giá trị xuất khẩu
– Apatit → sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp
– Đá vôi → nguyên liệu để sản xuất xi măng
– Các kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm → công nghiệp luyện kim → công nghiệp cơ khí, điện tử…

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.
Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng các nguyên liệu tại Thái Nguyên như:
+Mỏ sắt Trại Cau: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 7 km.
+Than mỡ Phấn Mễ: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 17 km
+Mỏ than Khánh Hòa: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 10 km.

1 tháng 4 2017

+ Vẽ biểu đồ

Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc

+ Nhận xét:

Trong thời kì 1995 – 2002,

- Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhiều hơn Tây Bắc (Đông bắc tăng thêm 8104,1 tỉ đồng, Tây Bắc tăng thêm 393,7 tỉ đồng).

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông bắc luôn cao hơn Tây Bắc, mức chênh lệch lớn và có xu hướng tăng.

* Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.

* Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.

- Kết luận: Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ hóa nhanh hơn Tây Bắc.


1 tháng 4 2017

Bai tap 3 (ve 2), trang 69, lop 9

* Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002:
– Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhiều hơn Tây Bắc (Đông Bắc tăng thêm 8104,1 tỉ đồng, Tây Bắc tăng thêm 393,7 tỉ đồng).
– Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, mức chênh lệch lớn và có xu hướng tăng.
* Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20,48 lần Tây Bắc.
* Năm 2002: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20,54 lần Tây Bắc.
– Kết luận: Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ hóa nhanh hơn Tây Bắc.

1 tháng 4 2017

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:

+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

1 tháng 4 2017

ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:
+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.
+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.
+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

1 tháng 4 2017

+ Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì đông bắc là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta, các khoáng sản quan trọng là:

- Than (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn)

- Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang)

- Thiếc, măn gan, bô xít (Cao Bằng)

- Chì, Kẽm (Bắc Cạn)

- Apatit, đồng – vàng (Lào Cai)

- Đá vôi và đá xây dựng có ở nhiều nơi

+ Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì sông Đà có trữ năng thủy điện rất lớn (khoảng 6 triệu KW, chiếm 20% nguồn thủy năng của cả nước).

1 tháng 4 2017

khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc.
+ Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì đông bắc là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta, các khoáng sản quan trọng là:
– Than (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn)
– Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang)
– Thiếc, mangan, bô xít (Cao Bằng)
– Chì, Kẽm (Bắc Cạn)
– Apatit, đồng – vàng (Lào Cai)
– Đá vôi và đá xây dựng có ở nhiều nơi.
+ Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì sông Đà có trữ năng thủy điện rất lớn (khoảng 6 triệu KW, chiếm 20% nguồn thủy năng của cả nước).

1 tháng 4 2017

+ Vì để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc ở trung du và miền núi Bắc Bộ phải khai thác các thế mạnh kinh tế của vùng như: khai thác khoáng sản, thủy năng, khai thác, chế biến lâm sản, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, du lịch sinh thái…

+ Trong điều kiện địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nếu khai thác không chú trọng việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm cho các nguồn tài nguyên cạn kiệt dần, môi trường suy thoái, làm hạn chế việc phát triển kinh tế và đời sống các dân tộc.

+ Trong thực tế, việc khai thác nhiều loại tài nguyên không hợp lí trước đây (đất trồng, rừng, nguồn nước, khoáng sản…) đã làm cho các tài nguyên trên bị suy giảm, các tai biến thiên nhiên (lũ quét, trượt lở đất đá, khô hạn…) gia tăng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế và đời sống dân cư.

1 tháng 4 2017

Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ vì:

+ Ở vị trí chuyển tiếp miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, giao lưu thuận lợi với đồng bằng sông Hồng là vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn miền núi Bắc Bộ:

- Địa hình gồm các đồi hình bát úp, xen ké những cánh đồng thung lũng bằng phẳng thuận lợi cho việc cư trú, giao thong, sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp).

- Nguồn nước cho sản xuất và cho sinh hoạt dân cư đảm bảo tốt hơn.

- Ít xảy ra tai biến thiên nhiên hơn (lũ quét, trượt lở đất đá,,,)

+ Có lịch sử khai thác sớm hơn miền núi Bắc Bộ.


27 tháng 11 2017

thanks

1 tháng 4 2017

+ Tài nguyên khoáng sản: giàu khoáng sản nhất nước ta, các khoảng sản quan trọng: than Quảng Ninh), sắt (Thái Nguyên, Yên Bái), măn gan (Cao Bằng), chì, kẽm (Bắc Cạn), đồng (Lào Cai, Sơn La), apatit (Lào Cai), đá vôi đá xây dựng.

+ Tài nguyên đất: Có diện tích lớn đất feralit phát triển trên đá phiến, đá gnai và các đá mẹ khác, thích hợp cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây nông nghiệp, trồng rừng.

+ Tài nguyên khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, thích hợp để trồng nhiều loại cây cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu).

+ Tài nguyên nước: Nguồn nước và nguồn thủy năng phong phú của hệ thống sông Hồng (chiếm 37% trữ năng lượng thủy điện của cả nước). Có nhiều nguồn nước khoáng: Auang Hanh (Quảng Ninh), Kim Bôi (Hòa Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang).

+ Tài nguyên biển: Vùng biển có các bãi cá, bãi tôm, bờ biển và các đảo có nhiều diện tích mặt nước, nhiều cảnh quan đẹp, thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng: có nhiều cảnh quan đẹp (Vịnh Hạ Long, Sa Pa, hồ Ba Bể…), các vườn quốc gia (Ba Bể, Hoàng Liên, Xuân Sơn), bãi biển đẹp (Trà Cổ)…



1 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2007 (đơn vị: %)

b)

+ Nhận xét:

-Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: từ 40,5% (năm 1991) xuống còn 20,3% (năm 2007).

- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: từ 23,8% (năm 1991) tăng lên 41,6 % (năm 2007).

- Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao.

- Cơ cấu GDP phân theo khu vực ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét:

Năm 1991: khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, khu vực công nghiệp, xây dựng có tỉ trọng nhở nhất.

Năm 2007, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có tỉ trọng nhỏ nhất.

+ Sự thay đổi như trên cho thấy: từ sau năm 1991, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyện dịch theo hướng tiến bộ, chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Nguyên nhân: do từ năm 1986, nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta từng bước được ổn định và phát triển.

1 tháng 4 2017

Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu á- Thái Bình Dương vì:
-Vị trí địa lí thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá.
-Các mối quan hệ có tính truyền thống.
-Thị hiếu người tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng.
-Tiêu chuẩn hàng hoá không cao, phù hợp với trình độ sản xuất còn thấp ở Việt Nam.

28 tháng 10 2017

Nuoc ta buon ban voi cac nuoc chau A- Thai Binh Duong vi:

-Co vi tri gan nuoc ta

-La khu vuc dong dan

-La khu vuc co nen kinh te phat trien nang dong

-Co nhung nhu cau san suat va tieutuong dong.

1 tháng 4 2017

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất của nước ta do có nhiều ưu thế:

+ Có vị trí đặc biệt thuận lợi, là hai đầu mối giao thong lớn nhất nước.

+ Là hai thành phố đông dân nhất nước ta, mức sống dân cư nhìn chung cao hơn các thành phố khác.

+ Là hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước, cơ sở hạ tầng phát triển.

+ Tập trung nhiều tài nguyên du lịch.



8 tháng 11 2018

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất của nước ta do có nhiều ưu thế:

+ Có vị trí đặc biệt thuận lợi, là hai đầu mối giao thong lớn nhất nước.

+ Là hai thành phố đông dân nhất nước ta, mức sống dân cư nhìn chung cao hơn các thành phố khác.

+ Là hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước, cơ sở hạ tầng phát triển.

+ Tập trung nhiều tài nguyên du lịch.