K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2018

Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống đầu tiên của người da đen đã xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.

15 tháng 11 2018

Ông là vị tổng thống đầu tiên cuả người da đen, đã có công xóa bị chế độ phân biệt chủng tộc tàn nhẫn A-pác-thai, mang lại công bằng, dân chủ và quyền con người chính đáng cho mọi người dân da đen

5 tháng 12 2018

dễ ợt

5 tháng 12 2018

nói đi

15 tháng 11 2018

Nhân tố quyết định sự phát triển của Mĩ : Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động

15 tháng 11 2018

việt nam bị pháp xâm lược khi nào ở đâu

15 tháng 11 2018
Vì nước Mỹ có những tiền đề thuận lợi cho cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật lần thứ 2.
Để chứng minh điều này,bạn có thể dựa vào tình hình Mỹ trước và trong CTTG 2 để tìm hiểu.
Cụ thể:
-Trước chiến tranh TG2,Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất Thế giới.Mỹ lại chú ý thu hút nhân tài từ khắp nơi,đầu tư cho Giáo dục và con người,tạp những tiền đề đầu tiên cho cuọc CMKHKT.
-Trong chiến tranh TG 2,mặc dù nước Mỹ tham chiến nhưng do được 2 đại dương lớn che trở nên đất nước ko bị chiến tranh tàn phá,sản xuất được duy trì.Mặt khác,các nước lớn trên TG bấy giờ (Anh-Pháp....)đều đang tham chiến và bị chiến tranh tàn phá,các nhà khoa học từ các nước đổ về Mỹ,nơi có điều kiện hòa bình,có trang thiết bị hiện đại,...để nghiên cứu khoa học.
-Sau CT, Mỹ được lợi 114 tỷ USD và khoảng 2-3 thập niên đầu sau CT, Mỹ là trung tâm KT-TC duy nhất của TG,tạo ra những tiền đề về kinh tế cho cuộc CMKHKT bùng nổ.
-Mỹ chú trọng thu hút các nhà khoa học từ khắp nơi trên TG sau CTranh...
14 tháng 11 2018

Nguyên nhân:

* Nguyên nhân khách quan:

  • Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển.
  • Áp dụng những thành tựu KHKT hiện đại.
  • Nhờ cải cách dân chủ; chi phí quân sự thấp.

* Nguyên nhân chủ quan

  • Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời…
  • Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty
  • Vai trò của Nhà nước: chiến lược phát triển, nắm bắt thời cơ và sự điều tiết cần thiết…
  • Con người Nhật bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm
14 tháng 11 2018

Khi Mĩ xâm lược Triều Tiên ( 6-1950) và Việt Nam (1955) Nhật nhận các đơn đặt hàng và sản xuất vũ khí cho Mĩ bên cạnh đó còn đảm nhận việc chuyên chở hàng hóa và quân đội cho Mĩ trong hai cuộc chiến tranh xâm lược. Vì vậy Nhật Bản có cơ hội mới tăng trưởng "thành kì".Chi phí cho quân sự ít chỉ chiếm 1/100% nhờ chế độ quân quản của MĨ.

Trong khi các nước ráo riết chạy đua vũ trang thì Nhạt Bản lại chú trọng phát triển công nghiệp gia dụng , họ ra sức sản xuất hàng hóa và đưa hàng hóa xâm nhập khắp nơi trên thế giới thường hưởng nhiều thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật Nhật áp dụng vào sản xuất và thu được nhiều thành tựu.

#Tomorrow will different

14 tháng 11 2018

* Lợi thế:

- Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.

- Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng....

- Dự án phát triển hành lang Đông – Tây góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

* Khó khăn:

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

#To_live_is_to_fight!

14 tháng 11 2018

*Thuận lợi:
-Nước ta có nguồn tài nguyên phong phú,
-Nguồn nhân công rẻ, dồi dào.
-Tình hình an ninh ổn định
*Khó khăn:
-Trình độ KT kém phát triển so với nh` nước trong khu vực
-Hàng hóa còn kém chất lượng, khó cạnh tranh
-Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ

15 tháng 11 2018

1/
Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này.
*Về kinh tế:
- Nhiều nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, đói nghèo.
- Nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài,…
*Về xã hội: ngày càng khó khăn, không ổn định:
- Xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.
- Bệnh tật và mù chữ.
- Sự bùng nổ dân số,…
2/
- Nhiều nước Châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu., nợ nần chồng chất. Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, nhưng 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3 dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người).
- Các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo vẫn thường xuyên sảy ra.
- Các loại dịch bệnh hoành hoành.
- Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới.
- Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới.
3/- Trước đó, châu Phi nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và được loi là “lục địa ngủ yên” khi chưa nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập.
- Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh chịu tác động bởi nhiều nhân tố.
+ Nhân tố khách quan: Sự kết thúc Thế chiến thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi…
Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi.
+ Nhân tố chủ quan: Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc… châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi… Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình. Nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức dấu tranh với nhiều hình thức phong phí nhưng chủ yếu vần là đấu tranh chính trị để gây áp lực với kẻ thù… Mọi đường lối dấu tranh giải phóng dân tộc luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân…
=> Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào dấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”.

15 tháng 11 2018

easy man , easy like

banh

15 tháng 11 2018

phát minh j bạn eyy

13 tháng 11 2018

*Vềđối ngoại của Mĩ với một tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên tòan thế giới. Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược... Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 - 2000) và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ rao riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.

* Về Chính sách đối ngoại của Nhật Bản:

- Kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (9-1951), chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật.

- Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm vào các năm 1960, 1970 và được nâng cấp vào năm 1996, 1997 làm cho chi phí quân sự của Nhật giảm (chỉ chiếm 1% GDP).

- Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, nổi bật là mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á và ASEAN.



13 tháng 11 2018

*Nhật Bản:

-Với "hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật" (1951), NB lệ thuộc vào Mĩ, được che chở và bảo vệ dưới"cái ô hạt nhân" của Mỹ, nhất là trong thời kì "chiến Tranh lạnh"

-Tìm mọi cách xâm nhập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng việc thi hành một số chính sách đối ngoại mêm mỏng vè chính trị và tập trung vào sự phát triển các quan hệ KT đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và iện trợ cho các nước, đặc biệt là với các nước ĐNÁ

- Sau "chiến tranh lạnh" từ đầu những năm 1990 NB đã dành nhiều nỗ lực để vươn lên trở thành 1 cường quốc chính trị, nhằm xóa bỏ hình ảnh mà TG thường nói về NB " một người khổng lồ về KT nhưng lại là chú lùn về chính trị" trong những năm gần đây NB đang vận động để trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ, dành quyền đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế, các kì thế vận hội hoặc đón góp tài chính vào những HĐ quốc tế của LHQ

*Mĩ:

-Đề ra " Chiến lược toàn cầu " với ý đồ thống trị TG

-CÁc hành động bành trướng xâm lược của Mỹ, thi hành "chính sách thực lực" thành lập các khối quân sự, viện trợ KT, quân ự cho các nước đồng minh, . ..

-Những thất bại nặng nề mà Mĩ đã vấp phải như can thiệp vào Trung Quốc (1945-1946), Cu BA(1959-1960), nhất là trong chiến ttranh xâm lược VN(1954-1975). Tham vọng của Mỹ là to lớn, nhưng khả năng thực hiện của Mĩ lại bị hạn chế(do nhân tố chủ quan và khách quan)