K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước trong biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể...
Đọc tiếp

Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước trong biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

      Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

      Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

      Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...

                       (Theo Quà tặng cuộc sống, SGK Ngữ văn 7 tập hai, NXB Giáo dục)

1.Tại sao cùng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng nhưng biển Chết không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh trong khi nước ở biển hồ Ga-li-lê người có thể uống được mà cá cũng sống được?

1
31 tháng 7 2022

1.

Vì biển Chết khi nhận được nước từ nguồn thì chỉ biết giữ riêng cho mình, từ đó nước trong biển Chết trở nên mặn chát nên trong lòng biển Chết không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh trong khi nước ở biển hồ Ga-li-lê người có thể uống được mà cá cũng sống được.

30 tháng 7 2022

Câu 1:

PTBĐ chính: nghị luận.

Câu 2:

Là do khoảng cách trí tuệ con người ta cũng ở khoảng 1 trời 1 vực.

Câu 3:

Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu là:

- Do hoàn cảnh và do sự hạn chế về mặt trí tuệ của họ.

- Do lười biếng không muốn lao động về chân tay lẫn trí óc.

- Do không muốn thay đổi và trở nên tốt hơn.

Câu 4:

Em đồng ý.

Câu 5:

Sức mạnh tri thức đối với con người ta là vô cùng giá trị, ai có nhiều hơn thì người đó có giá trị hơn. Bởi lẽ, có tri thức thì con người ta mới có sự hiểu biết về cuộc sống, mới có cách để làm việc tốt và nhanh hơn, mới có những điều vô giá tốt đẹp. Những con người kiên quyết nói không với việc học hành không chỉ đần độn mà còn rất ngu dốt. Họ sẽ không biết được rằng, tầm quan trọng của tri thức là như thế nào; họ đâu biết cái sự "vô học" của họ sẽ đẩy họ đến sự tầm thường. Nói rõ hơn, trước hết là với cuộc sống hiện tại của họ, không biết làm việc gì do không có nổi kiến thức, họ sẽ trở thành con người vô dụng và vô tích sự. Tất nhiên, họ sẽ chẳng được ai xem trọng, yêu quý. Tiếp theo là với tương lai của họ, không có một chút kiến thức nào làm sao dạy bảo con cái họ nên người?, làm sao để nói mà người khác sẽ nghe, làm sao để lời nói họ có giá trị?. Còn ngược lại, với người có kiến thức thì cả hiện tại và tương lai cuộc sống đều tốt đẹp, hạnh phúc. Bởi chắc chắn, có tri thức thì dù trong hoàn cảnh nào họ sống thoải mái được. Nói gọm lại một cách đơn giản: người vô học và người có học thì xã hội sẽ xem trọng ai hơn?. Tất nhiên, chắc chắn họ sẽ không khinh bỉ người vô học nhưng họ sẽ chỉ xem trọng người có học. Và hơn cả những điều đã nói, tri thức còn có thể cứu sống một con người, còn có thể làm thay đổi một con người, làm thuần hóa những cái sự còn chưa đẹp trong xã hội . Từ trên, ta có thể thấy được sức mạnh của tri thức là to lớn đến mức nào, vì thế dù ít dù nhiều thì chúng ta cũng phải có tri thức. Đừng nói là không thể, điều mà con người nhất quyết muốn làm chẳng ai ngăn cản được cả, họa chăng là cái sự ấy bị kéo dài thời gian một chút mà thôi.

30 tháng 7 2022

a.

Từ tượng thanh chỉ tiếng gió: vi vút

Từ tượng thanh chỉ tiếng chuông: boong boong

Từ tượng thanh chỉ tiếng hát: thánh thót

Từ tượng thanh chỉ tiếng chửi: oang oang.

b.

Từ tượng hình chỉ gương mặt: tròn trĩnh

Từ tượng hình chỉ đôi mắt: long lanh

Từ tượng hình chỉ ánh mắt: trìu mến

Từ tượng hình chỉ nụ cười: duyên dáng.

30 tháng 7 2022

a. tiếng gió:vù vù

tiếng chuông: leng keng

tiếng hát: trong trẻo

b. gương mặt:trái xoan

đôi mắt: tròn xoe

ánh mắt: sắc bén

nụ cười:chúm chím

30 tháng 7 2022

Nếu có ý chí nghị lực thì con người ta sẽ có nhiều cơ hội thành công. Chắc chắn là vậy, dù là với người giỏi hay họa chăng là người dở. Với người giỏi, nếu biết nắm bắt cơ hội thì thành công đến với họ chỉ là điều sớm muộn. Còn với người dở, có lẽ họ sẽ khó đến thành công nhanh như người giỏi nhưng điều đó không có lẽ là họ không thể có thành công. Ngược lại, có ý chí nghị lực còn giúp họ có nhiều cơ hội thành công hơn nữa là khác. Không đơn thuần mà ta lại khẳng định có ý chí và nghị lực thì chắc chắn người ta có nhiều cơ hội thành công. Điều đó được dựa vào một việc không thể chối cãi như sau: giả thiết một người luôn muốn đạt được một giải thưởng nào đó, họ có bao giờ ngồi yên và mơ tưởng cái điều mơ hồ ấy?. Khi ấy, họ có một khát khao trong lòng mình, một quyết tâm mãnh liệt với điều ấy; họ sẽ cố gắng đạt được giải thưởng đó. Và không chỉ thế là đủ, sự cố gắng ấy còn phải đi đôi với cái đầu và ý chí nghị lực (tức không sợ khổ/ khó khăn, không sợ thất bại, không nản trước thất bại trước mắt). Lại nói, ví như một con người giỏi thì họ sẽ có nhiều cơ hội thành công (cái sự ấy là điều hiển nhiên); nhưng nếu họ lười biếng mà không cố gắng thì chắc chắn họ sẽ không có cơ hội thành công được. Còn với người dở, họ cũng sẽ có thành công nhưng sẽ không nhiều, điều đó càng làm khó việc họ đi đến thành công; nhưng nếu họ có ý chí nghị lực, quyết tâm mãnh liệt thì họ sẽ có nhiều cơ hội thành công. Và tất nhiên, họ sẽ dễ dàng có thành công trong cuộc sống. Nói gọm lại, cơ hội thành công đi đôi với ý chí nghị lực, có ý chí ấy thì con đường đi đến thành công mới dễ dàng. Dù có giỏi giang mà không có sự nghị lực thì cái con đường ấy cũng khó khăn khi đi. 

#TueLam

30 tháng 7 2022

Tham Khảo 

 Mỗi con người đều có giá trị tốt đẹp riêng và hãy phát huy những giá trị đó để cống hiến cho cuộc đời . Giá trị của bản thân là những điều cốt yếu tạo nên mỗi con người bao gồm ngoại hình, tính cách, cá tính, nhân phẩm, ý chí. Mỗi con người đều có những đặc điểm và giá trị khác nhau tạo nên dấu ấn riêng biệt của người đó. Nhờ có những giá trị riêng biệt của bản thân mà con người có những khả năng khác nhau, tư duy khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cuộc sống, cho xã hội. Xã hội phát triển là nhờ vào những giá trị riêng biệt của nhiều cá nhân tạo thành. Nếu con người không có những giá trị riêng biệt, xã hội sẽ bão hòa, không có những sự phong phú, đa dạng ngành nghề,… và dần dần xã hội mất đi niềm vui, con người sẽ biến thành những chiếc máy. Chính vì thế, mỗi người cần phải tự nhận biết được những giá trị riêng biệt của bản thân để phát triển mình và tìm cho mình hướng đi thích hợp nhất.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người không nhận biết được những giá trị của mình mà chỉ nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ, của người khác, sống cuộc sống không vui không buồn. Lại có những người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về giá trị của bản thân mình cho mình là hơn người,… những người này đáng bị thẳng thắn phê phán.

Mỗi người có cá tính, một giá trị bản thân khác nhau. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Tham khảo :

Thế giới ngày càng rộng mở và con người cũng cần tự lập, chủ động hơn để hòa mình với sự chuyển biến của cuộc sống. Và trong tâm sự của người mẹ nhân ngày khai trường của con, Lý Lan đã viết trong “Cổng trường mở ra”: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.” Đó không chỉ là những lời yêu thương từ tấm lòng người mẹ mà còn là lời nhắn gửi rất ý nghĩa: sự dìu dắt, chỉ bảo, nâng đỡ của cha mẹ là rất cần thiết nhưng sự tự lập, chủ động của mỗi chúng ta là yếu tố quyết định sự trưởng thành, năng lực và sự thành công của mỗi người. “Cầm tay con mà dắt” chính là sự dẫn dắt, chăm sóc của cha mẹ trên những bước đường đời đầu tiên của con nhưng rồi đến ngưỡng cửa nào đó, sự dìu dắt đó sẽ thay thế bằng những bước chân con tự đi là sự “buông tay” để con được tự do, tự chủ. Lúc ấy sẽ là lúc con cần đến sự can đảm, bản lĩnh, khả năng để biến vạn vật xung quanh thành “thế giới của con” – con tự mình khám phá và hòa nhập. Hay nói cách khác, đó chính là khả năng tự lập và chủ động của mỗi chúng ta. Tự lập là khả năng tự làm việc, học tập, giải quyết những vấn đề cá nhân của mình mà không ỷ lại, nhờ vả, dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Và khi bản thân mình tích cực thực hiện, không chờ đợi, không phụ thuộc hoàn cảnh thì đó chính là chủ động, mức độ cao hơn của tự lập. Không phủ nhận rằng, sự chăm sóc, yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, người thân đối với chúng ta là những điều quý giá, đáng trân trọng, là nền tảng vững chắc cho sự thành công. Tuy nhiên, yếu tố đóng vai trò là sức bật chính là sự tự lập. Nó giúp chúng ta có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Sự chủ động giúp chúng ta vươn lên, thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách, không gục ngã lùi bước trước thử thách. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tự lập và chủ động là chìa khóa giúp mỗi cá nhân phát triển, không lệ thuộc, phát huy tính sáng tạo. Có như vậy mới đến được ánh sáng của thành công. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, dù tuổi còn nhỏ nhưng em đã tạo nên tiếng vang lớn trong và ngoài nước bằng chính khả năng bản thân. Khi còn nhỏ, cha mẹ em đã định hướng, dẫn dắt em những bước đầu như dạy em nên học tiếng anh như thế nào hay rèn luyện ra sao. Để rồi sau đó bằng sự tự chủ, em đã vươn lên, nỗ lực bằng chính đôi chân của mình. Tự lập biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, tuy nhiên là những người trẻ điều này càng cần thiết hơn. Muốn hình thành sự tự lập, chủ động, cần xác định rõ lối sống, quan niệm sống dựa vào năng lực bản thân, phải khẳng định sự tự tin, tích lũy rèn luyện các kĩ năng sống, suy nghĩ độc lập… Đặc biệt mỗi chúng ta phải biết lập kế hoạch cho công việc, học tập, bởi có mục tiêu sẽ tạo cơ hội để chủ động phấn đấu. Tự lập không có nghĩa là chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, xa rời mọi người mà ngược lại cần xây dựng tập thể. Hãy tạo cho mình tính tự chủ, độc lập từ suy nghĩ đến hành động, từ học tập đến đời sống, từ phẩm chất đến bản lĩnh, từ cá nhân đến cộng đồng dân tộc như nhà văn Nga Pautopxki từng viết “Dù người ta có nói với bạn những gì đi nữa thì bạn cứ tự tin rằng cuộc đời kì diệu và tuyệt đẹp”.

  

30 tháng 7 2022

Tham khảo

- Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế, sâu sắc.
- Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ :
+ Đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
+ Chất trữ tình tha thiết và trong trẻo.

30 tháng 7 2022

Môn văn có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách mội con người. Bởi con người ta khi viết văn, khi bàn luận về một việc gì đó thì họ sẽ viết ra những con chữ để hoàn thành cái sự viết ấy bằng chính phẩm chất, chiều sâu trong con mắt nhìn đời của mình. Một con người sinh thì chắc chắn rằng ai cũng có một tính cách của riêng mình, nhưng nhân cách thì khác hẳn. Nhân cách có thể hiểu đơn giản là tính người, lòng yêu thương; nó ảnh hưởng đến cái cách mà ta xử lý công việc trong mọi tình huống mà con người ta gặp phải. Và cái nhân cách ấy người ta sẽ được học ở trường, được thầy cô dạy dỗ vì không ai phi thường mà biết sẵn nó cả. Có hai môn có sự ảnh hưởng đến nhân cách con người, đó là giáo dục công dân và ngữ văn. Khác với giáo dục công dân (thiên về đạo đức) thì môn văn sẽ thiên về việc hình thành nhân cách. Nói cách khác, môn văn sẽ đưa đến những kiến thức về văn học nhưng bên cạnh nó sẽ hình thành cho ta một nhân cách tốt đẹp qua việc yêu cầu ta viết bài văn về vấn đề nào đó. Ví dụ như với vấn đề ô nhiễm môi trường, chẳng phải môn văn sẽ dạy cho ta cái nhìn sâu sắc hơn với thiên nhiên?, nó sẽ phân ra nhiều khía cạnh như: tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, giải pháp,..v..v. Hoặc với việc kêu chúng ta suy nghĩ, cảm nhận về một câu thơ, bài thơ. Đó còn ảnh hưởng hơn về nhân cách ta nữa. khi bắt buộc phải cảm nhận thơ, con người ta sẽ cố gắng lần mẫn những vẻ đẹp của con người, thiên nhiên, lịch sử,... Bởi vậy nên ta mới nói môn văn có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách một con người, nó sẽ đi theo ta suốt con đường học hành. Ngoài ra, môn văn còn ảnh hưởng đến cái nhìn nhận sự việc, cái tâm lý con người ta. Nó còn dạy cho ta cách yêu thương trong cuộc sống, cách biết ngọt ngào, cách biết quan sát những vật những cảnh đơn giản mà đẹp đẽ. 

#TueLam

30 tháng 7 2022

Từ tượng hình: dềnh dàng, đờ đẫn, thập thò, mấp mô, gập ghền, rộn ràng, thườn thượt, rủnh rỉnh.

Từ tượng thanh: sầm sập, ú ớ, lụ thụ.

* BT2. Gạch một gạch dưới từ tượng hình, hai gạch dưới từ tượng thanh trong các ví dụ sau và cho biết tác dụng của từ đó?  a, “Bên đám lông mày cong rướn, mấy sợi tóc mai lả thả rủ xuống, hình như làn khói thuốc lá phớt phơ bay trước khuôn gương và trên gó má đỏ bừng, vài ba giọt nước mắt thánh thót đuổi nhau chẳng khác hạt sương buổi mai long lanh đọng trong cánh hoa hồng mới nở.” b. “Bác Hồ...
Đọc tiếp

* BT2. Gạch một gạch dưới từ tượng hình, hai gạch dưới từ tượng thanh trong các ví dụ sau và cho biết tác dụng của từ đó?

  a, “Bên đám lông mày cong rướn, mấy sợi tóc mai lả thả rủ xuống, hình như làn khói thuốc lá phớt phơ bay trước khuôn gương và trên gó má đỏ bừng, vài ba giọt nước mắt thánh thót đuổi nhau chẳng khác hạt sương buổi mai long lanh đọng trong cánh hoa hồng mới nở.”

 

b. “Bác Hồ đó ung dung châm lửa đốt

    Trán mênh mông thanh thản một vùng trời

     Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười

     Quên tuổi già vui mãi tuổi đôi mươi

     Người rực rỡ như một mặt trời cách mạng

     Mà đế quốc như một loài dơi hốt hoảng

     Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người.”

                                                      ( Tố Hữu)

 

c,“Anh vẫn khệnh khạng thong thả bởi vì khí người to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay lệnh khệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kệnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi ở Hà Nội anh mặc quần tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ.”

1
30 tháng 7 2022

a.

Từ tượng hình: cong rướn, rủ xuống, phớt phơ, đỏ bừng, long lanh.

=> Tác dụng: giúp cho sự miêu tả, kể lại thêm hay hơn; đoạn văn thêm sức gợi hình gợi cảm.

Từ tượng thanh: thánh thót.

=> Tác dụng: miêu tả âm thanh cho sự vật thêm hay hơn, có trực giác hơn.

b.

Từ tượng hình: ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ, hốt hoảng, chập choạng.

=> Tác dụng: giúp tăng sự diễn đạt hình ảnh cho câu thơ.

Từ tượng thanh: không có.

c.

Từ tượng hình: khệnh khạng, thong thả, to béo, lệnh khệnh, tủn ngủ, kệch ra, nặng nề, chững chặc, bệ vệ.

=> Tác dụng: giúp cho sự miêu tả nhân vật "anh" thêm rõ ràng, hay hơn, gợi hình gợi cảm hơn.

Từ tượng thanh: không có.