K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5

tk

Thánh địa Mỹ Sơn được biết đến là một quần thể kiến trúc đền tháp cổ của người Chăm pa. Theo những thông tin của sử sách, khu du lịch thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 4, với hơn 70 đền tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ VII-XIII. Khi xưa, đây chính là vùng đất để tôn thờ thần thánh, là nơi trú ẩn nếu kinh đô Trà Kiệu bị xâm lấn. Tiền thân của khu thánh địa là từ một ngôi đền làm bằng gỗ, mục đích chính là để thờ thần Diva Bhadresvera. Đến cuối thế kỷ VI, ngôi đền đã bị thiêu cháy. Cho đến thế kỷ VII, vua Sambhuvarman đã dùng chính những viên gạch vũ để bắt đầu xây dựng lại, và đó cũng là di tích còn lưu giữ lại cho đến tận ngày nay. Các triều vua sau đó tiếp tục cho tu sửa các đền tháp cũ, cùng lúc xây thêm các đền tháp mới. Tháp Mỹ Sơn trải qua nhiều triều vua Chăm Pa  Tìm hiểu đi du lịch Đà Nẵng có gì đẹp Vào năm 1898, một người học giả Pháp đã đến du khảo Việt Nam và phát hiện ra khu di tích thánh địa Mỹ Sơn. Nhờ vào các tấm bia ký, cùng với sự phát triển qua các triều đại đã được nghiên cứu cho thấy, Mỹ Sơn là thánh địa cực kỳ quan trọng của dân tộc Chăm từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ thứ XV. Đến năm 1999, khu di tích thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Kể từ đó đến đây, Mỹ Sơn đã được đưa vào danh sách những địa điểm du lịch, tham quan nổi tiếng của miền

Nguồn bài viết: https://tourdanangcity.vn/gioi-thieu-ve-thanh-dia-my-son/

8 tháng 5

Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, nằm ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Được xây dựng bởi dân tộc Chăm từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn là một trung tâm tôn giáo và văn hóa của vương quốc Chăm Pa xưa. Với kiến trúc độc đáo và các tượng thần Hindu, Thánh địa Mỹ Sơn thu hút du khách bởi sự huyền bí và nghệ thuật tinh tế của nó.

7 tháng 5

Chiến thắng Bạch đằng năm 938. Đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của quân năm Hán.thể hiện ý chí, quyết tâm đấu tranh dành quyền tự chủ cho dân tộc.chấm dứt vĩnh viễn thời kì bắc thuộc mở ra kì nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc.

Ai thấy đúng ko 

8 tháng 5

Chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam, không chỉ về mặt chính trị mà còn về mặt quốc tế và tinh thần dân tộc. Ý nghĩa của chiến thắng này không chỉ là việc giành lại độc lập chính trị mà còn là sự khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước một đối thủ mạnh mẽ.

Trước cuộc chiến với quân Nam Hán của Trung Quốc, Ngô Quyền đã thấy được tình hình địa lý và tình hình thủy triều của khu vực, và ông sử dụng sự sáng tạo và chiến thuật tinh tế để tận dụng tối đa những ưu điểm tự nhiên. Thay vì chiến đấu mạnh mẽ trực tiếp, Ngô Quyền đã chọn cách sử dụng thủy triều thấp để đánh vào điểm yếu của đối thủ.

Nét đánh độc đáo của Ngô Quyền đã tạo ra một chiến thắng đặc biệt, ghi dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng không chỉ là một sự kiện lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng của sức mạnh và ý chí chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Đó là bài học quý giá về lòng yêu nước và sự sáng tạo trong cuộc sống và chiến tranh, là nguồn động viên và tự hào cho thế hệ người Việt hiện nay.

24 tháng 7

- Công lao của Khúc Thừa Dụ: 

+ Lật đổ chính quyền đô hộ của nhà Đường, giành lại quyền tự chủ cho người Việt.

+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).

- Công lao của Dương Đình Nghệ: 

+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, khôi phục lại nền tự chủ của nước nhà.

+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).

- Công lao của Ngô Quyền:

+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán.

+Chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc Thuộc,mở ra thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ,lâu dài cho đất nước Việt Nam.

8 tháng 5

Nguyên nhân làm suy giảm sự đa dạng sinh học ở Bình Định:
- Mất môi trường sống:
+ Do khai thác rừng, phá rừng làm rẫy, chuyển đổi đất rừng sang đất trồng cây công nghiệp, đất ở.
+ Do khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch.
+ Do biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, xâm nhập mặn.
- Ô nhiễm môi trường:
+ Do sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp, khai thác khoáng sản.
+ Do rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa được xử lý.
+ Do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa được xử lý.
- Khai thác quá mức:
+ Khai thác gỗ, động vật hoang dã quá mức để phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
+ Khai thác thủy sản quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.
- Sự xâm lấn của các loài ngoại lai:
+ Các loài ngoại lai cạnh tranh thức ăn, nơi sống với các loài bản địa.
+ Các loài ngoại lai có thể mang theo mầm bệnh gây hại cho các loài bản địa.
loading...
loading...
loading...
loading...
Biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học ở Bình Định:
- Bảo vệ rừng:
+ Trồng rừng mới, bảo vệ rừng hiện có.
+ Nghiêm cấm các hành vi khai thác rừng trái phép.
+ Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng.
- Bảo vệ môi trường:
+ Xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
+ Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, giảm thiểu sử dụng hóa chất độc hại.
- Khai thác bền vững:
+ Khai thác gỗ, động vật hoang dã ở mức độ cho phép, đảm bảo tái tạo.
+ Áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Kiểm soát sự xâm lấn của các loài ngoại lai:
+ Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài ngoại lai.
+ Diệt trừ các loài ngoại lai đã xâm nhập.

TK:

Năm 875 vua Indraavarman II đã xây dựng triều đại mới Indrapura tại làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay. Vua Indravarman là vị vua Chăm đầu tiên theo Phật giáo đại Thừa, ông xây dựng tu viện Phật giáo, thờ Quán Thế Âm Bồ Tát.

6 tháng 5

Giúp Mình 

6 tháng 5

Từ trận thắng Bạch Đằng năm 938 em rút ra bài học là:

- Bài học về việc kiên quyết tiêu diệt nội phản: Kiều Công Tiễn

- Bài học về khai thác điểm yếu - điểm mạnh của ta và địch:

+ Về phía địch: có sức mạnh ở chiến thuyền lớn, quân đông; nhưng tướng Hoằng Tháo còn trẻ, chủ quan, khinh địch, quân Nam Hán yếu về thủy chiến, nội ứng là Kiều Công Tiễn đã bị giết

+ Về phía ta: nhân dân đoàn kết, đồng lòng, có sự chuẩn bị chu đáo

- Bài học về việc khai thác yếu tố địa hình địa vật: lợi dụng sự lên xuống của con nước thủy triều và rừng rậm ở hai bên bờ sông Bạch Đằng.

Câu 1. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc? A. Thờ cúng tổ tiên.                                               B. Thờ thần tài. C. Thờ Đức Phật.                                                   D. Thờ thánh A-la. Câu 2. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Chế tạo đồ thủy...
Đọc tiếp

Câu 1. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Thờ cúng tổ tiên.                                               B. Thờ thần tài.

C. Thờ Đức Phật.                                                   D. Thờ thánh A-la.

Câu 2. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Chế tạo đồ thủy tinh.                                        B. Làm đồ gốm.

C. Đúc trống đồng.                                                D. Sản xuất muối.

Câu 3. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tết Đoan Ngọ.                                                 B. Lễ Giáng sinh.

C. Lễ Phật đản.                                                    D. Tết dương lịch.

Câu 4. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch hằng năm) mang ý nghĩa là

A. tết diệt sâu bọ.                                             B. tết đoàn viên.

C. tết báo hiếu.                                                 D. tết thiếu nhi.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì.

B. Phong tục ăn trầu… được truyền từ đời này sang đời khác.

C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.

D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của người Việt dưới thời bắc thuộc?

A. Học một số phát minh kĩ thuật như: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.

B. Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp.

C. Tiếp thu tư tưởng, phụ quyền nhưng vẫn tôn trọng phụ nữ.

D. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ.

Câu 7. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất (931) của người Việt đặt dưới sự lãnh đạo của ai?

A. Khúc Thừa Dụ.                                            B. Ngô Quyền.

C. Dương Đình Nghệ.                                      D. Khúc Hạo.

Câu 8. Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược?

A. Vùng cửa sông Tô Lịch.                          B. Vùng cửa sông Bạch Đằng.

C. Làng Ràng (Thanh Hóa).                         D. Núi Nưa (Thanh Hóa).

Câu 9. Chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường?

A. Thái thú.                                                 B. Thứ sử.

C. Tiết độ sứ.                                              D. Huyện lệnh.

Câu 10. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905).

B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).

C. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939).

D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).

Câu 11. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Đố ai trên Bạch Đằng giang,

Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,

Phá quân Nam Hán tời bời,

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”

A. Ngô Quyền.                                                     B. Khúc Thừa Dụ.

C. Dương Đình Nghệ.                                         D. Mai Thúc Loan.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của Khúc Hạo?

A. Định lại mức thuế cho công bằng.

B. Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất.

C. Duy trì chính sách bóc lột của nhà Đường.

D. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938)?

A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

C. Quân Nam Hán lực lượng không đông, khí thế kém cỏi, vũ khí thô sơ.

D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác.

Câu 14. Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào khoảng thời gian nào dưới đây?

A. Đầu thế kỉ I.                                            B. Cuối thế kỉ II.

C. Đầu thế kỉ III.                                         D. Cuối thế kỉ IV.

Câu 15. Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị của

A. nhà Hán.                                                 B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.                                             D. nhà Đường.

Câu 16. Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là gì?

A. Pa-lem-bang.                                        B. Lâm Ấp.

C. Chân Lạp.                                             D. Nhật Nam.

Câu 17. Thế kỉ IX, người Chăm-pa chuyển Kinh đô từ Vi-ra-pu-ra về

A. Sin-ha-pu-ra.                                       B. In-đra-pu-ra.

C. Pa-lem-bang.                                      D. Pi-rê.

Câu 18. Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Bắc.                                            B. Đông Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.                                  D. Nam Trung Bộ.

Câu 19. Hiện nay ở Việt Nam có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).  

B. Tháp Chăm (Phan Rang).

C. Tháp Pô Nagar (Khánh Hòa).                                     

D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).

Câu 20. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về Vương quốc Chăm-pa?

A. Ra đời sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống lại ách đô hộ của nhà Hán.

B. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là khai thác thủy – hải sản.

C. Cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Khơ-me cổ.

D. Phật giáo là tôn giáo duy nhất được cư dân Chăm-pa sùng mộ.

 

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Kể tên các các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh chống chế độ cai trị phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X?

Câu 2: Em hãy trình bày về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ? Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì ?

Câu 3: Nêu những biểu hiện cho thấy, trong suốt thời Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức gìn giữ nền văn hóa bản địa của mình?

Câu 4: Nhân dân ta đã làm gì để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc trong hàng nghìn năm Bắc thuộc?

 ai giúp mình tích nhé

 

 

0
6 tháng 5

Trông đồng Hữu Chung, Hà Thanh, Tứ Kì và Hải Dương là những địa điểm đẹp và đáng khám phá ở Việt Nam. Hữu Chung có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với những cánh đồng lúa xanh mướt. Hà Thanh nổi tiếng với kiến trúc cổ kính và những ngôi chùa đẹp. Tứ Kì có những bãi biển tuyệt đẹp và là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích biển cả. Hải Dương có nhiều di tích lịch sử và văn hóa độc đáo, đồng thời cũng là một trung tâm kinh tế phát triển. Nếu bạn có cơ hội, hãy ghé thăm những địa điểm này để khám phá vẻ đẹp của Việt Nam.

6 tháng 5

Trống đồng Hữu Chung là một di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, phản ánh nhiều nét đặc trưng văn hóa của cư dân Lạc Việt. Được phát hiện vào tháng 5 năm 1961 tại thôn Hữu Chung, xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ, trống đồng này thuộc văn hóa Đông Sơn, kiểu C1, có niên đại trên 2000 năm.
Đặc điểm nổi bật của Trống đồng Hữu Chung:
- Kích thước: Đường kính mặt trống 91,5 cm, đường kính chân 97,7 cm, cao 67 cm và nặng 75 kg.
- Cấu tạo: Gồm 3 phần chính là tang, thân và chân trống. Mỗi phần có những đặc điểm và công năng riêng biệt.
- Mặt trống: Có hình ngôi sao nổi 12 cánh ở trung tâm, bao quanh là 9 vành hoa văn với các họa tiết độc đáo như lông công, hình chữ V lồng nhau, và hình người trang sức lông chim cách điệu.
- Thân trống: Phần trên có hoa văn gồm 4 băng với các hình thuyền rước lễ hội, hình người nhảy múa, và hình chim cách điệu.
- Chân trống: Trang trí với ba đường chỉ nhỏ và 4 quai trang trí văn thừng tết.
Trống đồng Hữu Chung không chỉ là một bảo vật quốc gia mà còn là minh chứng cho sự chuyển hóa của nghệ thuật trống Đông Sơn, thể hiện phong cách “biến hình thể” độc đáo trong giai đoạn cuối của nghệ thuật này. Hiện nay, trống đồng Hữu Chung được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

5 tháng 5

Nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền trong trận Bạch Đằng năm 938 thể hiện sự độc đáo qua các điểm sau:
- Tận dụng địa thế tự nhiên: Ngô Quyền đã khéo léo tận dụng địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.
- Sử dụng cọc ngầm: Ông sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm cùng với quy luật lên xuống của thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.
- Bố trí lực lượng hợp lý: Các cánh quân bộ binh được bố trí mai phục ở hai bên bờ sông, trong khi đó sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh và lừa địch.
- Phối hợp quân thủy và quân bộ: Khi thủy triều bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh, tiêu diệt các chiến thuyền của quân giặc.

6 tháng 5

Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền được thể hiện qua việc lợi dụng thủy triều và đóng cọc trên sông Bạch Đằng. Ông đã tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông để xây dựng trận địa tấn công giặc. Ngoài ra, ông còn sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên - xuống của con nước thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu. Những phương pháp này đã giúp ông đánh bại quân địch và giành lại độc lập cho nước Việt Nam.