tả ông em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước cánh mạng tháng tám nhân dân ta sống trong cảnh lầm than bần cùng thế nhưng những con người ấy vẫn hiện với những phẩm chất tốt đẹp cao cả. Cái đói kia ,lũ thực dân kia không thể làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn trong con người họ. Và cú như thế họ bước vào trang văn với vẻ đẹp tâm hồn mình. Nêú Ngô Tất Tố đã thành công khi khắc họa cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nghèo qua tác phẩm chị Dậu thì Nam Cao cũng góp phần giới thiệu thêm những mảnh đời nông dân khổ cực khác qua tác phẩm Lão Hạc. Đó là một ông lão gầy gò ,ốm yếu ngày đêm cố giữ lấy mảnh vườn để đợi con trai về.
Có thể nói hình ảnh người nông dân nghèo đói lầm than sống nơi bùn lầy nước đọng ,sống quay quắt cho qua ngày hay chính là đang cố gượng sống đã trở đi trở lại rất nhiều trong sáng tác của Nam Cao. Hình ảnh Lão Hạc là một trong số những tác phẩm ấy. Lão hiện lên chân thật đẹp đẽ với những tính cách của một người nông dân hiền lành chất phác. Nhưng thật trớ trêu khi xã hộ thực dân thối nát ấy đã nhẫn tâm cướp đi một con người như vậy. Đoạn trích Lão Hạc được trích trong truyện ngắn cùng tên nhưng có thể thấy đây là đoạn hay nhất. Đặc biệt nó thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn của Lão Hạc.
Trước tiên Lão Hạc hiện lên với vẻ đẹp của môt người nông dân hiền lanh chất phác- một bản chất thật thà đáng quý và tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam. Vợ lão mất sớm còn con trai của lão thì đi vào Nam làm phu một đồn điền cao su. Lão hằng ngày mong ngóng con trai mà chăng có tin tức gì. Dù nghèo khổ nhưng lão vẫn nhất quyết giữ lại mảnh vườn cho con trai của mình. Hằng ngày lão phải ăn dáy ,ăn củ chuối ,và cả sung muối để tích góp tiền đợi con trai lão trở về. Ông chỉ có mỗi con chó là cậu vàng để bầu bạn. Tuy nghèo nhưng lão vẫn không bao giờ làm hại ai ,không có kiểu bần quá hóa liều. Lão vẫn giữ phẩm chất thật thà của một người nông dân. Lão thà ăn những thứ tồi tệ nhất còn hơn làm điều trái với lương tâm.
Không chỉ thế Lão Hạc còn hiện lên với vẻ đẹp của một người sống tình nghĩa và giàu lòng tự trọng. Ở làng ông tin tưởng ông giáo nhất ,chuyện gì cũng kể cho ông giáo để xin ý kiến. Môi khi ông giáo ngỏ ý giúp đỡ thì lão đều không chấp nhận ,kể cả đến khi ông chết đi ông cũng không vay của ai một đồng nào. Điều đó cho thấy lòng tự trọng của lão rất lớn. Hơn thế lão cũng biết nhà ông giáo cũng chẳng có gì hơn lão cả ,ông giáo còn con còn vợ thì phải lo nhiều không thể để ông ấy bận tâm đến mình mà khổ vợ con ông ấy được.
Trong suốt quãng đời của lão nếu không có cậu vàng bên cạnh thì lão buồn chết mất. Ngày qua ngày lão chỉ làm bạn với nó mà thôi. Ông không đủ ăn nhưng cũng cố gắng gượng nuôi nó ,có những lúc không còn cái ăn lão khẽ thì thầm với nó và dường như nó cũng hiểu cho nỗi khổ của ông lão. nhưng rồi đên một ngày kia khi lão không đủ sức nuôi nó nữa ông quyết định bán nó đi. Quyết định thật không dễ dàng đối với ông chút nào. Làm sao ông có thể nhẹ nhàng thanh thản khi bán đi một người bạn suốt ngày bên cạnh lão. nhưng khổ thay lão không còn cách nào khác nữa. Hơn thế cậu vàng là kỉ niệm duy nhất về đứa con trai của ông. Ông bán đi cậu vàng rồi tủi thân sang nhà ông giáo để kể giãi bày. Nhìn bộ dạng lão đáng thương lắm " cười mà như mếu ,đôi mắt ầng ậc nước ,mặt lão đột nhiên có rúm lại ,những nếp nhăn xô lại với nhau ,ép cho nước mắt chảy ra ,cái đẫu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít ,lão hu hu khóc". Đây quả là một đoạn văn hay miêu tả tột bậc sự đau khổ khi mất đi con vàng ,khi mà chính bản thân ông đã không giữ lời hứa với một con chó. Một tâm trạng tự trách mình bao trùm đầy dằn vặt trong tâm can ông lão.
Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương cao cả và đức hi sinh. Nếu bán đi mảnh vườn ấy có lẽ lão sẽ không phải lo gì đến cuối đời nữa nhưng ông không làm thế. Tất cả những gì ông phải chịu cốt là để đợi con trai của mình trở về tận tay giao cho nó mảnh vườn và ngôi nhà cũ kĩ ấy. lão giữ để lấy vợ cho con trai mình. Dù cho con trai lão có bạt vô âm tín không biết còn sống hay đã chết nhưng lão vẫn hy vọng vẫn mong ,và vẫn giữ mảnh vườn cho đến hơi thở cuối cùng. Ngay cả khi ông chết đi ,ong cũng gửi ông giáo ba mươi đồng bạc phỏng khi ông chết và số còn lại là để khi con trai ông về thì nhờ ông giáo gửi giúp. Quả thật đức hy sinh cao cả ấy thật làm xúc động lòng người ,thật đáng trân trọng. Một tình cha cao " như núi Thái Sơn" của một vị người cha già suốt một đời nghèo nàn nhưng không bao giờ chịu ung sướng mà quên đi con tai mình.
Lão Hạc chết đi trong đau đớn nhưng cái chết của lão mang một vẻ đẹp khó quên trong lòng người đọc. Phải chăng đó là cái chết bất tử với thời gian vì khi nhắc đến tên ông thì ông ai là người không biết cả. Ông đã tìm đêns bả chó ,tìm đến cái chết chấm dứt cuộc sống đau khổ này ,chấm dứt những dằn vặt mà ông đã gây ra cho cậu vàng và hơn thế nữa để không động đến số tiền mà ông đã dành dụm cho con trai mình. Ông chết di nhưng chính cái chết ấy là sự chứng minh ,là sự tổng kết vẻ đẹp trong con người nông dân nghèo ấy. Thật đáng thương cho cái chết thương tâm của lão. nhà văn Nam Cao đã miêu tả cái chết của lão như sau: " tôi xồng xộc chạy vào ,lão Hạc đang vật vã ở trên giường ,đầu tóc rũ rượi ,quần áo xộc xệch ,hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo ,bọt mép sùi ra ,khắp người lại chốc chốc lại giật lên một cái ,nảy lên". Tại sao lão lại chọn cái chết đâu đớn đến như vậy ,phải chăng lão đang tự trừng phạt mình? Lão trừng phạt mình vì đã bán đi cậu vàng ,trừng phạt mình đã để con trai bỏ đi mà không có cách nào ngăn cản. Nhưng qua cái chết hay sự trừng phạt bản thân của Lão Hạc ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn lão quả thật đáng quý biết bao ,người nông dân nghèo ấy ra đi để lại biết bao sự thương xót.
Có thể nói nhà văn Nam Cao đã đem đến cho chúng ta một bức chân dung của người nông dân già nua khắc khổ nhưng giàu tình thương mến. Lão không chỉ giàu tình nghĩa với người mà còn giàu tình nghĩa với con vật như cậu vàng. Vì cậu vàng giống như một người bạn của lão chứ không phải là con vật nuôi nữa. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cùng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc Nam Cao khắc họa lên vể đẹp của Lão Hạc ,một vẻ đẹp chất phác thật thà ,đôn hậu và giàu lòng tự trọng.
Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. vắng con, "cậu Vàng" đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của "cậu Vàng" cũng là vui buồn của lão. Lão yêu con. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muốn phiền lụy đến ai
Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận... của một nông dân chất phác, nhân hậu.
Bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của "tôi" - ông giáo.
Đối với "cậu Vàng": Lão Hạc chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán "cậu", mắt lăo đã "ầng ậng nước". Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán "cậu Vàng".
Cái chết của lão Hạc có hai lí do:
Vì lão không còn kiếm được tiền (sau trận ốm, lại bão lụt).
Điều cơ bản nhất là lão sợ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay.
Việc lão Hạc tìm đến cái chết cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh (kể cả tính mạng mình). Lão là người "đói cho sạch, rách cho thơm).
Khi hiểu rõ ngọn ngành cái chết của lão Hạc, ông giáo khẳng định: "Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn", vì trước mắt "tôi" là một con người cao quý đã chết vì một mục đích cao quý.
Nhưng cuộc đời vẫn buồn theo nghĩa khác. Bởi lẽ tại sao những con người tốt như lão Hạc lại phải chết? mà chết một cách quá thê thảm. Cuộc đời có là mảnh đất sống cho người tốt nữa hay không? Ý nghĩa này của ông giáo là một tiếng kêu cảnh lính về một xã hội không quan tâm đến con người, chà đạp lên số phận của con người.
Trả lời : Bàn tròn là bàn ko méo là mèo ko bán .
#Thiên_Hy
====
====
- So sánh, cho thấy cái nhìn trong trẻo, hồn nhiên của con người
- Liệt kê: xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển, xanh trời, xanh ước mơ cho thấy sự tươi đẹp của quê hương đất nước. Đất nước ấy là nơi khởi nguồn, chắp cánh ước mơ.
Mẫu tử,thủ môn,sinh tử,thiên địa,song ngữ,hậu đãi,thiên nga,thiên sứ,...nói chung là nhiều lắm bạn ạ.Bạn có thể tham khảo ở từ điển Hán Việt hay trên mạng đó. Chúc bạn học giỏi!
- THIÊN: Trời
- ĐỊA: Đất
- CỬ: Cất
- TỒN: Còn
- TỬ: Con
- TÔN: Cháu
- LỤC: Sáu
- TAM: Ba
- GIA: Nhà
- QUỐC: Nước
- TIỀN: Trước
- HẬU: Sau
- NGƯU: Trâu
- MÃ: Ngựa
- CỰ: Cựa
- NHA: Răng
- VÔ: Chăng
- HỮU: Có
- KHUYỂN: Chó
- DƯƠNG: Dê
- QUY: Về
- TẨU: Chạy
- BÁI: Lạy
- QUỴ: Quỳ
- KHỨ: Đi
- LAI: Lại
- NỮ: Gái
- NAM: Trai
- ĐÁI: Đai
- QUAN: Mũ
- TÚC: Đủ
- ĐA: Nhiều
- ÁI: Yêu
- TĂNG: Ghét
- THỨC: Biết
- TRI: Hay
- MỘC: Cây
- CĂN: Rễ
- DỊ: Dễ
- NAN: Khôn (khó)
- CHỈ: Ngon
- CAM: Ngọt
- TRỤ: Cột
- LƯƠNG: Rường
- SÀNG: Giường
- TỊCH: Chiếu
- KHIẾM: Thiếu
- DƯ: Thừa
- SỪ: Bừa
- CÚC: Cuốc
- CHÚC: Đuốc
- ĐĂNG: Đèn
- THĂNG: Lên
- GIÁNG: Xuống
- ĐIỀN: Ruộng
- TRẠCH: Nhà
- LÃO: Già
- ĐỒNG: Trẻ
- TƯỚC: Sẻ (chim Sẻ)
- KÊ: Gà
- NGÃ: Ta
- THA: Khác (người khác)
- BÁ: Bác
- DI: Dì
- DIÊN: Chì
- TÍCH: Thiếc
- DỊCH: Việc
- CÔNG: Công
- HÀN: Lông
- DỰC: Cánh
- THÁNH: Thánh
- HIỀN: Hiền
- TIÊN: Tiên
- PHẬT: Bụt
- LẠO: Lụt
- TRIỀU: Triều
- DIÊN: Diều
- PHƯỢNG: Phượng
- TRƯỢNG: Trượng
- TẦM: Tầm
- BÀN: Mâm
- TRẢN: Chén
- KIỂN: Kén
- TY: Tơ
- MAI: Mơ
- LÝ: Mận
- TỬ: Cặn
- THANH: Trong
- HUNG: Lòng
- ỨC: Ngực
- MẶC: Mực
- CHU: Son
- KIỀU: Non
- THỤC: Chín
- THẬN: Ghín
- LIÊM: Ngay
- TỬ: Tây
- MỘ: Mến
- CHÍ: Đến
- HỒI: Về
- HƯƠNG: Quê
- THỊ: Chợ
- PHỤ: Vợ
- PHU: Chồng
- NỘI: Trong
- TRUNG: Giữa
- MÔN: Cửa
- ỐC: Nhà
- ANH: Hoa
- ĐẾ: Rễ
- PHỈ: Hẹ
- THÔNG: Hành
- THƯƠNG: Xanh
- BẠCH: Trắng
- KHỔ: Đắng
- TOAN: Chua
- SÔ: Ngựa
- GIÁ: xe giá
- THẠCH: Đá
- KIM: Vàng
- CÙ: Đường
- HẠNG: Ngõ
- ĐẠC: Mõ
- CHUNG: Chuông
- PHƯƠNG: Vuông
- TRỰC: Thẳng
- TRÁC: Đẳng
- HÀM: Hòm
- KHUY: Dòm
- SÁT: xét
- MIỆN: Lét
- CHIÊM: Xem
- MUỘI: Em
- TỶ : Chị
- THỊ: Thị
- ĐÀO:Điều
- CÂN:Rìu
- PHỦ: Búa
- CỐC: Lúa
- MA: Vừng
- KHƯƠNG: Gừng
- GIỚI:Cải
- THỊ: Phải
- PHI: Chăng
- DUẪN: Măng
- NHA: Mống
- CỔ: Trống
- CHINH: Chiêng
- KHUYNH: Nghiêng
- NGƯỠNG: Ngửa
- BÁN: Nửa
- SONG: Đôi
- NHĨ: Mồi
- LUÂN: Chỉ
- HẦU: Khỉ
- HỔ: Hùm
- ĐÀM: Chum
- CỮU: Cối
- MỘ :Tối
- TRIÊU: Mai
- TRƯỜNG: Dài
- ĐOẢN: Ngắn
- XÀ: Rắn
- TƯỢNG: Voi
- VỊ :Ngôi
- GIAI: Thứ
- CỨ: Cứ
- Y:y
- QUỲ: Rau Quỳ
- HOẮC: Rau Hoắc
- CÁC: Gác
- LÂU: Lầu
- THỊ: Chầu
- CA: Hát
- PHIẾN: Quạt
- DU: Dù
- THU: Mùa Thu
- HẠ: Mùa Hạ
- BĂNG: Giá
- VŨ: Mưa
- TIỄN: Đưa
- NGHINH:Rước
- THUỶ: Nước
- NÊ: Bùn
- KHỐI: Hòn
- ĐÔI: Đống
- KHIẾM: Súng
- LIÊN :Sen
- DANH: Tên
- TÁNH: Họ
- CẤU: Đó
- THUYỀN: Nơm
- PHẠN: Cơm
- TƯƠNG: Nước tương
- XÍCH: Thước
- PHÂN: Phân
- CÂN: Cân
- ĐẨU: Đấu
- HÙNG: Gấu
- BÁO: Beo
- MIÊU: Mèo
- THỬ: Chuột
- TRÀNG: Ruột
- BỐI: Lưng
- LÂM: Rừng
- HẢI: Bể
- TRÍ: Để
- BÀI: Bày
- CHÍNH: Ngay
- TÀ: Vạy
- THỊ: Cậy
- KIỀU: Nhờ
- KỲ: Cờ
- BÁC: Bạc
- LÃN: Nhác
- TRẮC: Nghiêng
- TRÌNH: Chiềng
- THUYẾT: Nói
- HÔ: Gọi
- TRIỆU: Vời
- SÁI: Phơi
- CHƯNG: Nấu
- DUỆ: Gấu (áo)
- KHÂM: Tay (áo)
- PHÙNG: May
- CHỨC: Dệt
- HÀI: Miệt
- LÝ: Giày
- SƯ: Thầy
- HỮU: Bạn
- HẠC: Cạn
- DẬT: Đầy
- MY: Mày
- MỤC: Mắt
- DIỆN: Mặt
- ĐẦU: Đầu
- TU: Râu
- PHÁT: Tóc
- THIỀM: Cóc
- THIỆN: Lươn
- OÁN: Hờn
- HUYÊN: Dứt
- CHỨC: chức
- QUAN: Quan
- LAN: Hoa Lan
- HUỆ: Hoa Huệ
- GIÁ: Mía
- DA: Dừa
- QUA: Dưa
- LỆ: Vải
- NGẢI: Ngải
- BỒ: Bồ
- MÃI: Mua
- MẠI: Bán
- VẠN: Vạn
- THIÊN: Nghìn
- THƯỜNG: Đền
- BÁO: Trả
- THUÝ: Chim Trả
- ÂU: Cò
- LAO: Bò
- THÁI: Rái
- NGỐC: Dại
- NGU: Ngây
- THẰNG: Dây
- TUYẾN: Sợi
- TÂN: Mới
- CỬU: Lâu
- THÂM: Sâu
- THIỂN: Cạn
- KHOÁN: Khoán
- BI: Bia
- BỈ: Kia
- Y: Ấy
- KIẾN: Thấy
- QUAN: Xem
- TU: Nem
- BÍNH: Bánh
- TỴ: Lánh
- HỒI: Về
- PHIỆT: Bè
- TÙNG: Bụi
- PHỤ: Đội
- ĐỀ: Cầm
- NGOẠ: Nằm
- XU: Rảo
- HIẾU: Thảo
- TRUNG: Ngay
- THẦN: Ngày
- KHẮC: Khắc
- BẮC: Bắc
- NAM: Nam
- CAM: Cam
- QUẤT: Quýt
- ÁP: Vịt
- NGA: Ngan
- CAN: Gan
- ĐẢM: Mật
- THẬN: Cật
- CÂN: Gân
- CHỈ: Ngón chân
- QUĂNG: Cánh tay
- TỈNH: Tỉnh
- HÀM: Say
- QUYỀN: Tay quyền
- CHỦNG: gót
- QUÝ: rối
- NGUYÊN: Đầu
- PHÚ: Giàu
- ÂN: Thịnh
- DÕNG: Mạnh
- LƯƠNG: Lành
- HUYNH: Anh
- TẨU: Chị dâu
- CHÍ: chí
- TRUNG: Lòng
- LONG: Rồng
- LÝ: Cá gáy
- KỲ: Cây
- BẠNG: Trai
- KIÊN: Vai
- NGẠCH: Trán
- QUÁN: Quán
- KIỀU: Cầu
- TANG: Dâu
- NẠI: Mít
- NHỤC: Thịt
- BÌ: Da
- GIA: cà
- TÁO: Táo
- Y: Áo
- LÃNH: Tràng
- HOÀNG: Vàng
- XÍCH: Đỏ
- THẢO: Cỏ
- BÌNH: Bèo
- DI: Cá nheo
- LỄ: cá chuối
- DIÊM: Muối
- THÁI: Rau
- LANG: Cau
- TỬU: rượu
- ĐỊCH: Sáo
- SINH: Sênh
- KHA: Anh
- THÚC: Chú
- NHŨ: vú
- THẦN: Môi
- HOÀN: Cá Trôi
- TỨC: Cá Diếc
- BÍCH: Biếc
- HUYỀN: Đen
- THẦM: Tin
- THƯỞNG: Thưởng
- TRƯỚNG: Trướng
- DUY: Màn
- LOAN: Loan
- HẠC: Hạc
- ĐỈNH: Vạc
- OA :Nồi
- XUY: Xôi
- CHỬ: Nấu
- XÚ: Xấu
- TIÊN: Tươi
- TIẾU: Cười
- SÂN: Giận
- SẮT: Rận
- DĂNG: Ruồi
- ĐẠI: Đồi mồi
- NGUYÊN: con giải
- BỐ: Vải
- LA: The
- THIỀN: Ve
- SUẤT: Dế
- LIỄM: Khế
- CHANH: Chanh
- CANH: Canh
- CHÚC: Cháo
- THƯỢC: gáo
- LƯ: Lò
- ĐỘ: Đò
- TÂN: Bến
- NGHỊ: Kiến
- PHONG: Ong
- HÀ: Sông
- LÃNH: Núi
- CHẨM: Gối
- CÂN: Khăn
- KHÂM: Chăn
- NHỤC: Nệm
- THẨM: Thím
- CÔ: Cô
- QUYỆT: Cá rô
- THÌ: Cá cháy
- ĐỂ: Đáy
- NGÂN: Ngần
- QUÂN: quân
- CHÚNG: Chúng
- SÚNG: Súng
- KỲ: Cờ
- SƠ: Sơ
- CỰU: Cũ
- VŨ: Vũ
- VĂN: Văn
- DÂN: Dân
- XÃ: Xã
- ĐẠI: Cả
- TÔN: Cao
- TRÌ: Ao
- TỈNH: Giếng
- KHẨU: Miệng
- DI: Cằm
- TÀM: Tằm
- DÕNG: Nhộng
- TỐC: Chống
- TRÌ: Chầy
- VÂN: Mây
- HOẢ: Lửa
- THẦN: Chửa
- DỤC: Nuôi
- VĨ: Đuôi
- LÂN: Vẩy
- HUY: Vẫy
- CHẤP: Cầm
- NIÊN: Năm
- NGUYỆT: Tháng
- MINH: Sáng
- TÍN: Tin
- ẤN: In
- THUYÊN: Cắt (khắc)
- VẬT: Vật
- NHƠN: Người
- HY: Chơi
- HÍ: Cợt
- CƠ: Chốt
- PHU: Chày
- TÁ: Vay
- HOÀN: Trả
- GIÃ: Giã
- MÀNH: Mành
- VU: Quanh
- KÍNH: Tắt
- THIẾT: Cắt
- THA: Mài
- VU: Khoai
- ĐẬU: Đậu
- LĂNG: Củ Ấu
- THỊ: Trái hồng
- CUNG: Cung
- NỖ: cái nỏ
- PHỦ: Chõ
- ĐANG: Cái xanh
- CHI: Cành
- DIỆP: Lá
- TOẢ: Khoá
- KIỀM: Kiềm
- NHU: Mềm
- KÍNH: Cứng
- LẬP: Đứng
- HÀNH: Đi
- UY: Uy
- ĐỨC: Đức
- CẤP: Bực
- GIAI: Thềm
- GIA: Thêm
- GIẢM: Bớt
- HƯỚC: Cợt
- THÀNH: Tin
- DỰ: Khen
- DAO: Ngợi
- QUÁN: Tưới
- BÍNH: Soi
- THẦN: Tôi
- CHỦ: Chúa
- VŨ: Múa
- PHI: Bay
- TRINH: Ngay
- TĨNH: Lặng
- XƯNG: Tặng
- THÀNH: Nên
- VONG: Quên
- KÝ: Nhớ
- THÊ: Vợ
- THIẾP: Hầu
- BÀO: Bầu
- ỦNG: Ống
- TÍCH: Xương sống
- XOANG: Lòng
- HƯ: Không
- THỰC: Thật
- THIẾT: Sắt
- ĐỒNG: Đồng
- ĐÔNG: Đông
- SÓC: Bắc
- TRẮC: Trắc
- BÌNH: Bằng
- BẤT: Chăng
- DA: Vậy
- DƯỢC: Nhảy
- TIỀM: Chìm
- CHÂM: Kim
- NHẬN: Nhọn
- TOÀN: Trọn
- TỊNH: Đều
- ĐÀI: Rêu
- CẤU: Bụi (nhơ)
- VỊNH: Lội
- THOAN: Trôi
- XUY: Xôi
- MỄ: Gạo
- HỒ: Cáo
- LỘC: Hươu
- HOÀI: Cưu mang
- HIỆP: Cắp
- ỦNG: Lấp
- LƯU: Trôi
- CHUỲ: Dùi
- TRƯỢNG : Gậy
- BÔN: Chậy
- VÃNG: Qua
- VIỄN: Xa
- HỒNG: Cả (lớn)
- CHÁ: Chả
- TRÀ: Chè
- NGHỆ: Nghề
- TÀI: Của
- TRỢ: Đũa
- CHUỶ: Môi (cái vá)
- KHÔI: Vội
- PHẤN: Phấn
- HÀM: Mặn
- LẠT: Cay
- DOANH: Đầy
- PHẠP: Thiếu
- BÀO: Áo
- BỊ: Chăn
- ĐÌNH: Sân
- KHUYẾT: Cửa
- DỰNG: Chửa
- THAI: Thai
- CAI: Cai
- KẾ: Kể
- TẾ: Rể
- HÔN: Dâu
- CÚ: Câu
- THƠ: Sách
- ĐỔ: Vách
- TƯỜNG: Tường
- PHƯỜNG: Phường
- PHỐ: Phố
- BỘ: Bộ
- PHIÊN: Phiên
- QUYỀN: Quyền
- TƯỚC: Tước
- ĐẮC: Được
- VI: Làm
- THAM: Tham
- DỤC: Muốn
- QUYỂN: Cuốn
- TRƯƠNG: Trương ra
- SƯƠNG: Sương
- THỬ: Nắng
- HẠO: Sáng trắng
- HINH: Thơm
- CHIÊM: Rơm
- LẠP: Hạt
- LƯƠNG: Mát
- BÃO: No
- KHỐ: Kho
- QUÂN: Vựa
- HÁN: Đứa
- LANG: Chàng
- HOÀNH: Ngang
- KHOÁT: Rộng
- BA: Sóng
- HƯỞNG: Vang
- THÊ :Thang
- KỶ: Ghế
- MẪU: Mẹ
- NHI: Con
- VIÊN: Tròn
- NHUỆ: Nhọn
- SOẠN: Dọn
- THU: Thâu
- CHÂU: Châu
- HUYỆN: Huyện
- TỤNG: Kiện
- MINH: Kêu
- TÙNG: Theo
- SỬ: Khiến
- MIỆN: Mũ miện
- TRÂM: Cây trâm
- ĐẢO: Đâm
- ĐÀO :Đãi
- THÁI: Sảy
- NGHIÊN: Nghiền
- LIÊN: Liền
- TỤC: Nối
- ĐOAN: Mối
- PHÁI: Dòng
- LUNG: Lồng
- QUỸ: Sọt
- ĐỐ: Mọt
- TRÙNG: Sâu
- CÚ: Câu
- ĐIỂM: Chấm
- THỐ: Giấm
- DU: Dầu
- PHÙ: Trầu
- TOÁN: Tỏi
- KHOÁI: Gỏi
- HÀ: Tôm
- KIÊM: Gồm
- PHỔ: Khắp
- HẠ: Thấp
- CAO: Cao
- CAO: Sào
- ĐÀ: Lái
- TRẠI: Trại
- THÔN: Thôn
- NỘN: Non
- KHỐNG: Dại
- PHÁI: Phái
- TÔNG: Dòng
- TÀI: Trồng
- NGẢI: Cắt
- SẮC: Gặt
- ƯU: Cày
- TÍCH: Gầy
- PHÌ: Béo
- XẢO: Khéo
- TINH: Ròng
- PHÙNG: Họ Phùng
- MẠNH: Họ Mạnh
- TÍNH: Gộp
- LƯỢNG: Tin
- KIÊN: Bền
- XÁC: Thật
- TẤT: Ắt
- TU: Tua
- TỰ: Chùa
- BƯU: Dịch
- BÍCH: Ngọc Bích
- CƠ: Sao Cơ
- ĐÊ: Bờ
- CẢNH: Cõi
- VẤN: Hỏi
- THIẾT: Bày
- THƯ: Lầy
- TÁO: Ráo
- THƯƠNG: Giáo
- KIẾM: Gươm
- LIÊM: Liềm
- TRỬU: Chổi
- QUỸ: Cũi (hòm)
- SƯƠNG: Rương
- HƯƠNG: Hương
- LẠP: Sáp
- THÁP: Tháp
- ĐÌNH: Đình
- KHU: Mình
- MẠO: Mặt
- MẬT: Nhặt
- SƠ: Thưa
- ÁN: Trưa
- THẦN: Sớm
- CẢM: Cám
- PHU: Tin
- BỘC: Min (tôi)
- TÊ: Đứa
- TÍCH: Chứa
- SUNG: Đầy
- HẬU: Dầy
- KHINH: Nhẹ
- THẾ: Thế
- TÀI: Tài
- ĐÀI: Đài
- MIỄU: Miễu
- KIỆU : Kiệu
- TRI: Xe
- THÍNH: Nghe
- ĐỔ: Thấy
- THỦ: Lấy
- BAN: Ban
- TỪ: Khoan
- CẤP: Kíp
- TƯ: Níp
- ĐAN: Giai
- CỨC: Gai
- NHÂN: Hạt
- ĐẠM: Lạt
- NÙNG: Nồng
- ƯỚC: Mong
- TƯỞNG: Nhớ
- TRÁI: Nợ
- DUYÊN: Duyên
- NGHIỄN: Nghiên
- TIÊN: Giấy
- GIÃ: Vậy
- TAI! Thay
- HẠNH: May
- KHAM: Khá
- QUYỀN: Má
- NHĨ: Tai
- THUỲ: Ai
- MỖ: Mỗ
- SÀO: Tổ
- CỐC: Hang
- ANG: Nồi rang
- BỒN: Chậu
- CỰU: Cậu
- DA: Ông (cha)
- XUYÊN: Sông
- NHẠC: Núi
- NGÔN: Nói
- TÁC: Làm
- LAM: Chàm
- UẤT: Nghệ
- BỄ: Vế đùi
- YÊU: Lưng
- GIÁC: Sừng
- ĐỀ:Móng
- ẢNH: Bóng
- HÌNH: Hình
- KINH: Kinh
- SỬ: Sử
- THỦ: Giữ
- DU: Chơi
- CHIÊU: Vời
- TỰU: Tới
- CẢI: Đổi
- DI: Dời
- TRUỴ: Rơi
- ĐIÊN: Ngã
- KÝ: Đã
- TẰNG: Từng
- HỶ: Mừng
- GIA: Tốt
- NGHIỄNG: Đồng cốt
- VU: Thầy mo
- KHUẤT: Cốt
- THÂN: Duỗi
- TUẾ: Tuổi
- THÌ: Giờ
- TINH: Cờ
- TẢN: Tán
- HY: Hơn hớn
- XÁN: Rỡ ràng
- THANG: Vua Thang
- VŨ: Vua Vũ
- PHỦ: Phủ
- CUNG: Cung
- ĐÔNG: Mùa Đông
- LẠP: Tháng Chạp
- HỢP: Hạp
- LY: Lìa
- MÊ: Mê
- NGỘ: Biết
- CẨM: Vóc
- SA: The
- PHÚ: Che
- BAO: Bọc
Trả lời : Mk ko chép văn mẫu , mk chỉ chép Google thôi !!! k k k
Trước ngày khai giảng năm nay, chiếc trống cũ kĩ của trường em đã được thay thế bằng chiếc trống mới thật đẹp. Cô Lan chủ nhiệm nói rằng chiếc trống này do Hội phụ huynh quyên góp mua tặng nhà trường. Trống được đặt trên cải giá gỗ vững chắc ngay trước cửa văn phòng.
Dáng vẻ chiếc trống mới oai vệ làm sao ! Nó to gần bằng chiếc chum đựng nước, sơn màu đỏ thẫm. Hai đầu trống viền đen, đóng chi chít những chiếc đinh tre để ghim chặt mặt trống vào thân trống. Thân trống là những thanh gỗ mỏng và cong, ghép khít với nhau. Bụng trống phình to, hai đầu trống hơi khum lại. Chính giữa thân trống là một vòng dây mây bện xoắn ôm tròn. Hai mặt trống làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Mỗi khi chú bảo vệ vung cao chiếc dùi gỗ nện vào mặt trống là trống lại phát ra những âm thanh vang động cả sân trường: Tùng... tùng... tùng...
Ngày ngày, tiếng trống nhắc nhở chúng em đi học đúng giờ. Sáng thứ hai, sau một hồi trống dài, học sinh lớp nào tập trung theo lớp đó, trang nghiêm chào lá cờ tổ quốc đang phần phật tung bay trên đỉnh cột. Chúng em đã thuộc lòng hiệu trống. Một tiếng tùng vang lên đanh gọn, giờ học bắt đầu. Ba tiếng tùng... tùng... tùng... thong thả, chậm rãi, báo giờ ra chơi. Một hồi trống dồn dập, thôi thúc, giục chúng em nhanh chân chạy ra sân trường tập thể dục giữa giờ. Theo tiếng trống, cả rừng cánh tay giơ lên hạ xuống, quay phải, quay trái đều tăm tắp. Cuối buổi học, tiếng trống lại vang lên giòn giã. Từ các lớp, chúng em ùa ra như những bầy chim nhỏ, ríu rít nói cười trên khắp các ngả đường.
Mấy năm qua cắp sách tới trường, mỗi lần nghe tiếng trống, lòng em lại náo nức niềm vui. Tiếng trống như giục bước chân em nhanh hơn: Hãy đến với thầy cô, bè bạn thân yêu!
#Thiên_Hy
Trả lời :
Câu 1 : Lời Cảm Ơn .
Câu 2 : Lúc 1h .
Câu 3 : 24 con .
#THiên_Hy
1. Lời cảm ơn
2. Là lúc bạn nên đem đồng hồ đi sửa..
3. 24 con chuột
Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện - Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.
Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.
Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ - của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương "vừa trắng lại vừa tròn". Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã "luôn giữ gìn khuôn phép... thất hòa" chứng tỏ nàng rất khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc gia đình.
Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên "chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong... thế là đủ rồi". Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được"
Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.
"Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
(Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm)
Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách chồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.
Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ "công" với nhà chồng. Đây là điều rất đáng trân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.
Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời trăn trối của bà trước khi qua đời "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Vũ Nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.
Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất - vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học.
Trương Sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn "mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi", bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giãi tỏ nỗi lòng trong trắng của mình. Nàng "tắm gội chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu... phỉ nhổ". Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình.
Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương (thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "thà chết trong còn hơn sống đục" với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch của Vũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người - của phụ nữ. Ông tố cáo xã hội phong kiến với những hủ tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu sống với hủ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.
Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. Chuyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả mà gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp.
Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ. Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái.
Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một "cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện cho lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là đứa nào đứa nấy díp cả mắt lại.
Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trở nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ.
Ông đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ông nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức, đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi.
Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mỹ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột. Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ cây nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, bắt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ông tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý và kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều để làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
Nhà em khá đông người, ai em cũng yêu quý và kính trọng nhưng người em gần gũi, kính trọng hơn cả là ông nội của em.
Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng trông ông còn rất nhanh nhẹn. Người ông tầm thước, hơi gầy, da dẻ vẫn hồng hào. Đầu ông còn rất ít tóc, chỉ còn lơ thơ một vài sợi tóc bạc trắng như cước.Vầng trán ông cao, hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má ông hơi hóp làm cho hai gò má nhô cao hẳn lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp hàng răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu của ông, mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu. Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo ta bằng loại vải mềm, màu sẫm, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách báo, ông mới đeo kính và khi nào phải đi ra ngoài, ông thường phải chống gậy.
Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân luôn tay và thích tự tay làm mọi việc. Khi thì ông quét nhà, quét vườn; lúc vun gốc cho mấy cây trong vườn; khi lại tỉa cây, bắt sâu, tưới cây cảnh. Ông thường xuyên dành thời gian kiểm tra việc học của em, dạy em tập viết, tập làm tính, tập đọc diễn cảm,... Không chỉ vậy, ông còn dành thời gian tham gia công việc của phường như xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt,... Những lúc rảnh rỗi, ông nội em thường đọc sách báo, nằm võng ngoài hiên nghe đài hoặc xem vô tuyến. Em thích nhất là những đêm trăng sáng, chúng em thường ngồi quây quần bên ông nghe ông kể chuyện cổ tích thật hay và thú vị. Ông em là người rất hiền lành nhưng đối với con cháu, ông rất nghiêm khắc mỗi khi có ai mắc lỗi, ông thẳng thắn phê bình nhưng ông luôn nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai để cho chúng em sửa chữa. Đối với mọi người xung quanh, ông luôn chan hòa, đôn hậu nên ai cũng yêu mến. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích đều nhờ ông giúp giải quyết.
Em rất yêu quý ông nội em, ông luôn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Em mong ước ông sống thật khỏe mạnh, sống mãi bên em.
Nguồn : http://thuthuat.taimienphi.vn/ta-ong-noi-cua-em-34364n.aspx