Hãy viết một bài văn tả dòng sông quê em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi bước trên con đường quen thuộc. Trời hôm nay thật là đẹp. Trời xanh ngắt không một gợn mây. Ánh nắng vàng rải nhẹ xuống đường khiến tôi nhớ đến Mai biết bao nhiêu.
Người bạn đó không học cùng trường, cũng không học cùng lớp, mà tôi quen trong một trường hợp đặc biệt.
Cứ vào mỗi buổi chiều đi học về, tôi lại thấy một cô bé ăn mặc rách rưới đi bán bỏng ngô. Một hôm trời mưa to nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thấy cô bé bán bỏng quần áo ướt sũng,tôi liền đi sát lại, kéo áo mưa của mình che cho bạn. Hôm ấy, vừa đi tôi vừa hỏi:
- Bạn tên là gì? Tại sao ngày nào bạn cũng đi bán bỏng vậy?
Cô bé trả lời:
- Mình tên là Mai. Vì nhà mình nghèo quá nên mình phải đi bán bỏng để mua quần áo và đồ dùng học tập.
Thực ra nhà tôi cũng chẳng hơn gì nhà Mai. Bỗng, tôi chợt nhớ ra chiếc áo mà ông nội đã tặng mình năm ngoái. Không tần ngần gì nữa, tôi liền đem ngay ý kiến đó trao đổi với Mai, nhưng Mai lại nói:
- Cảm ơn bạn, nhưng mình muốn tự lao động để kiếm tiền mua các thứ.
Cũng kể từ ngày hôm đo,tôi không còn thấy Mai đi bán bỏng nữa. Rồi bất chợt một hôm, tôi gặp lại Mai trong một kì thi học sinh giỏi. Tôi và Mai mừng rỡ ôm chầm lấy nhau, rồi hai đứa chạy ù vào trong phòng chuẩn bị thi. Tôi ngồi ngay dưới bàn của Mai. Sau một hồi, sáu tiếng trống vang lên báo hiệu bắt đầu giờ thi. Phần đầu bài thi thì tôi làm được rồi nhưng đến một bài toán khó thì tôi suy nghĩ mãi không ra. Tôi nhìn lên trên thấy Mai viết lia lịa trên tờ giấy thi. Trán tôi lấm tầm mồ hôi. Bỗng từ đâu một cục giấy vo tròn được ném thẳng tới trước mặt tôi. Tôi thấy Mai nháy mắt một cái như báo hiệu. Tôi hiểu ý Mai, định nhặt lên xem nhưng tôi lại nhớ có lần Mai đã nói:
- Cảm ơn bạn, nhưng mình muốn tự lao động để mua mọi thứ.
Vậy là tôi không giở ra xem nữa mà cố gắng đọc thật kĩ đề bài để tìm ra đáp án, và cuối cùng, tôi cũng tìm ra đáp án. Tôi liền viết một mạch. Vừa lúc hết giờ cũng là lúc tôi hoàn thành xong tất cả bài thi. Ra về, Mai tiến lại gần tôi, nói:
Lúc nãy mình thấy bạn lúng túng nên mình muốn giúp bạn, bây giờ mình thấy thật sự ân hận. Tốt hơn hết là chúng mình hãy tự đi và lao động bằng đôi chân và trí óc của mình.
Tôi và Mai sánh bước bên nhau. Trời như trong và xanh hơn.
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà già.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Phương?
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.
Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
#)Giải :
Ta xét ( 2 + 4 + 6 + ... + 100 )
Dãy số trên có ( 100 - 2 ) : 2 + 1 = 50 số hạng
Dãy số trên bằng ( 100 + 2 ) x 50 : 2 = 2550
=> 2550( 36 . 333 - 100 . 111 )
= 2550( 11988 - 11100 )
= 2550 . 888
= 2264400
( 2 + 4 + 6 + ... + 100) . (36 . 333 - 100.111)
= \(\frac{\left(100+2\right)\cdot\left[\left(100-2\right)\div2+1\right]}{2}\cdot\left(36.111.3-100.111\right)\)
= \(\frac{102\cdot50}{2}\cdot\left[111.\left(36.3-100\right)\right]\)
\(=2550\cdot111\cdot8\)
\(=2550\cdot888=2264400\)
Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”, những lời hát da diết và căng tràn cảm xúc đã thể hiện được những nỗi nhớ mong da diết trong tâm hồn của mỗi người giá trị đó đã để lại cho mỗi người những cảm xúc rất đặc biệt vả nó da diết đến vô cùng. Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người chính vì vậy những hình ảnh đậm nét của quê hương chắc hẳn ai ai cũng luôn luôn nhớ.Đặc biệt hình ảnh những buổi trưa hè để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
Những hình ảnh của quê hương mang đậm những giá trị của dân tộc và tình yêu đó mạnh mẽ và da diết đến vô ngần, những nỗi nhớ mong và những tình cảm da diết nhất của chúng ta đối với quê hương đã mang đậm giá trị dân tộc và những cảm xúc tuyệt vời và da diết nhất đối với mỗi con người, mỗi chúng ta cần phải có những tình cảm đó và những cảm nhận tinh tế đối với mỗi sự vật của cuộc sống mình. Những cảm nhận đó đã được thể hiện qua những nỗi nhớ da diết và ngập tràn cảm xúc, đặc biệt những cảm xúc đó thể hiện mạnh mẽ trong cảm xúc của mỗi con người, những hình ảnh của quê hương, như những cánh đồng lúa vàng, những cánh đồng bát ngát, cùng những đàn cò trắng phau đang tác động đến tâm hồn của mỗi người như chúng ta đều thấy hình ảnh những tiếng ve kêu trong những buổi trưa hè cũng đã tác động rất mạnh mẽ đến mỗi con người, và nó thể hiện được những tình cảm da diết và sâu lắng nhất mà mỗi người dành cho chính cuộc sống của mình.
Những nỗi nhớ da diết đan xen vào đó là những cảm xúc rất đặc biệt đối với quê hương, hình ảnh những buổi trưa hè nắng chói chang đan xen vào đó là những tiếng ve kêu dâm dan bên những vòm cây làm cho tâm hồn của chúng ta có những cảm xúc lạ và đôi khi con người lắng nghe và cảm nhận được cuộc sống đang diễn ra xung quanh chúng ta thật nồng hậu và da diết đến vô ngần, những tình cảm đó để lại rất nhiều những nỗi nhớ, những cảnh vật xung quanh chúng ta rất gần gũi và nó đáng trân trọng đến biết bao khi những cảnh vật đó làm cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú và có ý nghĩa hơn, những hình ảnh mang đậm giá trị của quê hương, trong buổi trưa hè đó đôi khi chúng ta bị những cơn nắng đó là cho cảm thấy rất khó chịu nhưng rồi những hình ảnh của những chú chim đang hót líu lo gọi hè và những tiếng ve kêu dâm dan.
Những buổi trưa hè là hình ảnh mà những lũ bạn quay quần bên nhau, chơi những trò chơi dân gian, những hình ảnh gần gũi đó chúng ta thấy nó hiện rõ trên quê hương ở vùng nông thôn, những hình ảnh những cái nắng đến cháy da cháy thịt, và những hình ảnh làm cho thiên nhiên và cuộc sống của con người thêm những phần giá trị nhất. Thiên nhiên xung quanh mỗi chúng ta vô cùng phong phú nhưng để làm được những điều đó mỗi chúng ta đều thấu hiểu và có niềm tin về thi vị mà quê hương của mỗi người đem lại, trong cái trưa nắng oi ả của mùa hè em cũng nghe thấy những tiếng ru của bà của mẹ cho những em bé ngủ, những tiếng à ơi và những tiếng nói cười của những gia đình bên xóm.
Tất cả đều ẩn hiện một cách có giá trị, trong buổi trưa hè những cành phượng đỏ au, đang phấp phới và đan xen vào những vầng sáng trong tâm hồn của con người, nó đang sống cùng với thiên nhiên, cùng với đất trời để làm nên những điều có ý nghĩa và giá trị nhất, những cành phượng vĩ nó cũng báo hiệu cho một mùa hè đã đến, trên những cành cây cao sum xê, dưới gốc là những đám bạn đang vui chơi và nói chuyện, mùa hè với cái nắng choi chang nhưng nó cũng có cái mới mẻ và để lại cho mỗi người những cảm giác rất lạ và thấy ấm áp.
Mùa hè trên quê hương, đặc biệt trong những ngày trưa hè nắng chói chang cũng xuất hiện rất nhiều những hình ảnh của cuộc sống gần gũi và đang gắn bó với cuộc sống của con người, mỗi chúng ta đều nhìn thấy hình ảnh đó qua những hình ảnh quen thuộc và để lại cho mỗi người những hình ảnh gần gũi và ý nghĩa nhất dành cho mỗi con người, giá trị của cuộc sống đang được thể hiện có giá trị và ý nghĩa hơn, khi quê hương cho chúng ta những cảm xúc ngọt ngào và ấm áp, nó để lại cho cuộc sống muôn mài muôn vẻ và những sự vật có giá trị và ý nghĩa nhất dành cho cuộc sống của mỗi con người.
Hình ảnh những buổi trưa hè để lại cho em rất nhiều những cảm nhận mới mẻ và đặc biệt làm cho em có cảm giác yêu quê hương đất nước của mình nhiều hơn.
Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.
Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.
Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.
Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.
Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.
Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.
Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.
Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.
Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.
HOK TỐT
Lý do:
1.Thằng trả lời câu hỏi này rất deeptry
2. Mk chắc chắn thằng hỏi câu hỏi này là thầy giáo
3.Nhỡ nó có thật thì seo
Bài làm 1
Mẩu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép tuy ngắn nhưng lại mang đến cho độc giả những thông điệp vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với nhau. Câu chuyện xoay quanh một ông già ăn xin và cậu bé nhân hậu. Cuộc gặp gỡ giữa họ diễn ra thật giản đơn nhưng lại có một cái kết ẩn chứa bao ý nghĩa nhân văn cao cả. Ông lão ăn xin quả vô cùng khổ sở: “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi”. Dòng đời xô đẩy đã khiến ông lão phải làm nghề hành khất, ngửa tay xin tiền thiên hạ. Thế mà ông lão gặp cậu bé, cậu đã lục hết túi này đến túi nọ vẫn chẳng có lấy một xu. Trái lại với suy nghĩ đã quen thuộc trong tâm trí ông, cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông và nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!”. Ông lão ăn xin đã vô cùng xúc động trước cử chỉ đó và “đôi môi nở nụ cười”. Người ta thì hắt hủi, cô lập những người như ông còn cậu bé này vẫn rất tôn trọng ông. Hẳn việc cậu bé không có gì cho ông lão giống như không hoàn thành trách nhiệm vậy! Trái tim lạnh buốt của ông lão ăn xin dường như được sưởi ấm. Dù vật chất không có gì nhưng cậu bé đó đã cho ông thấy được sự yêu thương, lòng nhân ái từ một người xa lạ cũng tuyệt vời thế nào và cậu bé kia cũng tỉnh ra rằng, cậu không chỉ cho đi mà còn nhận được rất nhiều. Một việc làm tưởng như không trọn vẹn với lời xin lỗi tự đáy lòng nhưng lại đem đến cho cả cậu và ông lão những suy nghĩ riêng. Khi trong người chẳng có lấy chút của cải thì cậu cũng chỉ giống như người ăn xin đó. Tuy nhiên, con người ta đem đến cho nhau đâu chỉ có của cải vật chất mà còn cả sự quan tâm, lòng nhân ái và tình yêu thương. Đó là những thứ mà mỗi con người sinh ra và lớn lên đều không thể thiếu. Tâm hồn ta được nuôi dưỡng và trưởng thành từ chính sự quan tâm, bao bọc, yêu thương của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh ta dù xa lạ hay gần gũi. Thử hỏi nếu cuộc sống mà chỉ có bản thân, sự cạnh tranh, vô cảm thì con người sẽ như thế nào? Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi chúng ta đã gạt bỏ đi tình cảm, sự yêu thương bởi công việc, sự ích kỉ và vật chất. Ta cho người ăn xin bên lề đường vài đồng tiền lẻ và nghĩ rằng đó là quá nhiều cho họ, rồi xua đuổi họ tránh xa tầm mắt ta. Ta khinh rẻ, chê bai nghề lao công, quét rác, chẳng màng đến sự khó nhọc, vất vả của họ. Nếu không có họ liệu chúng ta có được khung cảnh sạch đẹp không? Chỉ cần một hành động rất nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định hoặc chào hỏi bác lao công ở trường cũng đã thể hiện sự quan tâm. Rồi còn việc giúp em nhỏ, người già qua đường hay tiết kiệm tiền ủng hộ nhân dân vùng bão lũ, người nghèo,… cũng chính là việc làm của lòng nhân ái. Chẳng điều gì có thể định nghĩa rõ ràng nhất về tình yêu thương và lòng nhân ái. Nó chỉ xuất hiện qua cử chỉ, hành động của con người dù nhỏ bé hay lớn lao thế nào. Phải chăng tình nhân ái vằ sự yêu thương luôn tồn tại trong trái tim mỗi con người và nảy nở đơm bông giữa rừng hoa tình người đầy ấm áp?
Mẩu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép là bức thông điệp về lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa con người. Đó không đơn thuần là sự sẻ chia về vật chất mà đáng quý hơn đó còn là sự đồng cảm, lòng yêu thương giữa người với người.
Câu chuyện chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa người ăn xin và cậu bé nhân hậu. Người ăn xin được miêu tả với vẻ già nua, tiều tuỵ “đôi mắt đỏ hoe”, “đôi môi tái nhợt”, “áo quần tả tơi” trông thật đáng thương! Bởi vậy mà một cậu bé đã lục hết túi này đến túi kia mong có gì đó để cho ông lão. Cuối cùng cậu chỉ có thể trả lời người ăn xin với vẻ thất vọng và có lỗi: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!”. Nhưng qua cử chỉ, lời nói, người ăn xin đã cảm nhận được sự quan tâm, mong muốn chia sẻ xuất phát từ trái tim chan chứa tình yêu thương của Gâu bé để rồi một nụ cười móm mém nở trên khùôn mặt đã có nhiều nếp nhăn.
Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm cho bạn đọc thông điệp về lòng nhân ái, về quy luật “cho” và “nhận”. Khi cậu bé “cho” ông lão sự cảm thông, chia sẻ cũng là lúc cậu nhận được niềm vui vấ sự thanh thản trong tâm hồn. Lòng nhân ái như một phản xạ tự nhiên khi con người ta gặp những người có hoàn cảnh khó khăn, cần được sẻ chia và giúp đỡ. Lòng nhân ái là thứ thuốc uống công hiệu chữa lành những vết thương trong tim. Có phải chính lòng nhân ái của cậu bé đã xoa dịu, làm tan biến những mệt nhọc trên khuôn mặt ông lão và khiến ông nở nụ cười. Có phải lòng nhân ái đã kẻo lại con người khác nhau về tuổi tác, địa vị xã hội xích lại gần nhau hơn? Cuối câu chuyện, Tuốc-ghê-nhép viết: “[…]cả tôi nừa, tôi cũng nhận được một cái gì đó của ông”. Tuy không nói rõ cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin kia nhưng chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thầm hiểu thứ đó không có giá về vật chất mà vô giá về tinh thần. Đó là niềm hạnh phúc khi giúp được chút gì đó cho ông lão và là sự thoải mái khi được ông lão thấu hiểu cho tấm lòng cửa mình.
Lòng nhân ái hẳn không phải là khái niệm gì quá đỗi xa lạ với chúng ta bởi trong cuộc sống hằng ngày ta đã nhìn thấy biết bao tấm lòng hảo tâm, biết bao trái tim nhân hậu: một cậu bé dẫn em nhỏ bị lạc đi tìm mẹ; một cậu bé đưa bà già mù qua đường. Lớn hơn nữa, lòng nhân ái được thể hiện qua biết bao họạt động từ thiện như “Nối vòng tay lớn”, “Vì người nghèo”, “Trái tim cho em”, tạo cơ hội cho lòng nhân ái được nhân rộng và sưởi ấm những trái tim. Rộng hơn nữa, lòng nhân ái được gửi đến bạn bè khắp thế giới. Từ những trẻ em ở châu Phi đến những khu ổ chuột ở châu Á, tất cả họ đều nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ những trái tim nhân hậu từ năm châu của thế giới.
Nếu không có lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ, trái đất sẽ chìm trong lạnh giá. Tất cả mọi người sẽ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, sẽ thờ ơ trước những người có hoàn cảnh khó khăn. Cậu bé trong truyện sẽ mặc kệ người ăn xin mà không mảy may thương xót. Vậy nên lòng nhân ái vô cùng quan trọng. Chỉ cần một đôi tai biết lắng nghe, một đôi tay luôn sẵn sàng đưa ra khi có người gặp nạn, một cái ôm chứa đựng biết bao yêu thương, một trái tim sẵn sàng chiạ sẻ là ta có thể trao gửi tới những người thiệt thòi hơn mình lòng nhân ái.
Câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép đã để lại cho người đọc bài học sâu sắc về lòng nhân ái. Câu chuyện đánh thức lương tri những con người còn quá ích kỉ, gợi cho người đọc những xúc cảm thật đặc biệt. Qua câu chuyện, ta hiểu được tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá tặng cho người khác.
GỢI Ý LÀM BÀI: Đề bài yêu cầu người viết bày tỏ suy nghĩ của mình về lời nói của thủ lĩnh người da đỏ với vị Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ, khi nước Mĩ ngỏ ý muốn mua đất cảu người da đỏ. Học sinh có thể tự do lựa chọn kiểu văn bản, tự do trình bày suy nghĩ của mình, tích hợp vốn hiểu biết từ văn học, từ cuộc sống từ các kênh thông tin khác ...miễn sao phù hợp.
Sau đây là một số gợi ý mang tích chất định hướng:
-Đất là bà mẹ thiên nhiên hiền từ, bao dung che chở, cung cấp cho con người những thứ cần thiết trong cuộc sống. Đất sẽ yêu thương đùm bọc mọi đứa con của mình.
-Người và đất có quan hệ gắn kết (Mẹ- con) không thể tách rời. Đó là quan hệ cộng sinh giữa con người với môi trường.
-Lời cảnh báo: Điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra với con người. Thực tế tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt, môi trường bịu ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán...
-Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên: Bảo vệ đất là bảo vệ chính mình. Con người muons tồn tại phải dựa vào thiên nhiên...
con gì rất giống con người ,thêm huyền bỏ nặng đất cây ươm trồng đổi lại thành con gì rất giống con người ,thêm huyền xóa nặng đất cây ươm trồng
đó là quả na
Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao.
Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:
Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ khiến e có suy nghĩ : Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc hoạ một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.
tác giả muốn nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những “hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.
Theo mình nó không sao đâu, sau này hết mà.
Lần sau bạn đừng đăng câu hỏi linh tinh nhé.
Đã lâu lắm rồi em không về quê chơi, nhân dịp hè năm vừa rồi, bố mẹ đã dành tặng em một chuyến du lịch tại chính quê nội của em. Ở đó có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng đối với em hình ảnh dòng sông quê hương luôn khắc khoải mãi trong tâm trí em.
Sáng hôm ấy, em đã thức dậy thật sớm và ăn sáng để chuẩn bị ra bến xe đi về quê, suốt dọc đường đi em được ngắm biết bao nhiêu cảnh đẹp, được nhìn thấy rất nhiều thứ mới mẻ và thú vị. Trong lòng em cứ háo hức và hồi hộp mong chờ xe lăn bánh lăn bánh thật nhanh để mau về quê nội. Vừa bước xuống xe, mùi thơm của lúa vàng như mang em vào một thế giới cổ tích, ngọt ngào, một mùi vị của tình quê không ở đâu em cảm nhận được như ở nơi này. Và xen lẫn vào đó là tiếng nước trôi nhẹ nhàng của dòng sông đủ làm nên một bức tranh trọn vẹn.
Dòng sông quê nội được mệnh danh là hơi thở của cánh đồng, nó bao quanh quê hương em, cung cấp nước cho các bác nông dân vào mùa vụ, là tiếng nhạc du dương cổ vũ cho mọi người, tiếng ru trẻ thơ mỗi buổi trưa hè. Trên con sông quê, em không thể quên được những kỉ niệm một thời theo anh đi bắt cá, đi tắm, đi tổ chức những cuộc đua trâu, những trò đánh trận.
Những buổi sáng sớm tinh mơ, dòng sông quê nội càng trở nên thơ mộng bởi làn sương bao phủ, ẩn hiện xa xa là những cành cây trúc, cây liễu rũ xuống, hay trước mặt là cây đa cổ thụ in hình. Ôi, cảnh đẹp biết dường nào, nó như một bức tranh sơn mài đã được một nghệ nhân nào tô vẽ lên. Nước sông nhẹ nhàng trôi như vẫy chào mọi người ngày mới đến. Vào buổi trưa hè, dòng sông lại hòa nhịp với những cơn gió nhẹ mang hơi mát vào làng em, khiến cái nắng trở nên dịu dàng hơn. Mọi người cũng thường tranh thủ nghỉ trưa ở trên những hàng cây rợp bóng mát cạnh dòng sông.
Rồi chiều chiều, mọi người lại nô nức ra sông tắm rửa, ra sông nghỉ ngơi, tám chuyện hoặc theo những con thuyền lênh đênh để câu cá, cắt vó, vớt những cây bèo đang trôi theo dòng nước. Mỗi buổi chiều, em thường cùng các bạn dưới quê
rủ nhau ra sông vớt rác để giúp sông trở nên sạch sẽ và đẹp đẽ hơn. Chúng em đang cố gắng làm những hành động nhỏ để góp phần giữ gìn dòng sông, mong rằng từ hành động nhỏ đó mọi người sẽ ý thức được việc xả rác vào dòng sông là
không đúng để dòng sông mát lạnh luôn là người bạn của làng quê.
Dòng sông ơi, dù sau này em lớn lên em cũng không bao giờ quên sông đâu, sông chính là người bạn, gắn liền với tuổi thơ em, với kĩ niệm. Dù bây giờ, em đã rời xa sông, nhưng những hình ảnh về sông, về con người nơi này em mãi giữ trong tim mình. Hãy luôn mãi đẹp, mãi xanh sông nhé.
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bácthuyền chài đánh cálàm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sôngthì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.