K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2022

Vào năm 2019, toàn nhân loại chìm trong chết chóc, đau thương, mất đi bạn bè, mất đi người thân. Đại dịch covid-19 càn quét toàn nhân loại, nó khiến cho tất cả các ngành kinh tế, dịch vụ,... ngày càng trở nên khốn đốn. Các thiên thần áo trắng- những con người tận tâm tận lực ngày đêm phòng chống với dịch bệnh, người mà hàng ngày tiếp xúc với hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh, hàng nghìn tấn thuốc tẩy khử khiến cho nước da của họ trở nên khô hơn. đại dịch bùng phát chính là lúc mọi người cùng chung tay góp sức mình và phòng chống dịch, những nhà tình nguyện viên, những mạnh thường quân cùng nhau chung tay chống dịch, những phát minh được sản xuất ra như cây ATM gạo cố giúp những người thất nghiệp không có tiền để mưu sinh. khi có khó khăn gian nan thử thách tinh thần đoàn kết của dân tộc ta lại bùng lên mạnh mẽ. "Lá lành đùm lá rách " chính là câu nói phù hợp nhất với tinh thần đoàn kết của dân tộc ta chống lại đại dịch. Người cho miếng cơm người cho áo, đùm bọc lẫn nhau chung tay góp sức vì mọi người vì bản thta. vì gia đình vì xã hội. cuộc sống khốn đốn là thế nhưng tinh thần đoàn kết của dân tộc đã vượt qua tất cả. Em mong sao đại dịch nhanh chóng qua đi trả lại cuộc sống bình yên cho con người trả lại những gì mà nó đã nợ chúng ta

6 tháng 8 2022

Tham khảo

Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình tháiđộ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

5 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Tự tin là điều cần thiết trong cuộc sống hiện nay...)

Thân đoạn:

Bàn luận:

Nêu khái niệm tự tin là gì?

Vai trò của tự tin:

+ Giúp ta thoải mái thể hiện bản thân

+ Giúp ta thực hiện được ước mơ của bản thân, được mọi người yêu quý

+ Mang đến cho ta nhiều thành công

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Những người tự tin giới thiệu và thể hiện mình trước đám đông.  

Bàn luận mở rông:

Trái với tự tin là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện mình tự tin?

Kết đoạn.

Trình bày 1 lần nữa vai trò của tự tin.

_mingnguyet.hoc24_

5 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý:

Mở bài: Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và tác phẩm ''Trong lòng mẹ''

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Xã hội phong kiến trong tác phẩm)

Thân bài:

Hoàn cảnh của người mẹ bé Hồng:

+ Chồng mất

+ Phải bỏ đi tha hương cầu thực

+ Bị những hủ tục đày đọa

+ Phải xa con

Đánh giá của em về xã hội cũ:

+ Lạc hậu, cay nghiệt

+ Đẩy con người xuống tận cùng đau khổ

+ Khiến gia đình phải xa cách

...

Kết bài.

Bày tỏ suy nghĩ của em về xã hội cũ thêm 1 lần nữa.

_minnguyet.hoc24_

5 tháng 8 2022

tham khảo :

Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào.Qua đó,có thể thấy,Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng,một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.

5 tháng 8 2022

Có ý kiến cho rằng: Yêu thương là món quà vô giá của cuộc sống. Quả thực, nó vô giá bởi lẽ tình yêu thương không hề mua được, không hề có cái sự bỏ tiền ra là được người khác yêu thương trong cuộc sống này. Chúng ta cần biết yêu thương mọi người xung quanh, dù họ là người quen hay người lạ chỉ cần thấy họ đang gặp khó khăn thì ta tiếc chi chút công sức giúp đỡ họ. Đó là tình cảm đẹp giữa mọi người với nhau, biết chăng được nhờ vậy mình có thêm người bạn tốt, một cơ hội nào đó,.... Như câu nói: Phải chăng sức mạnh lớn nhất của con người nằm ở trái tim. Thật như vậy, đồng nghĩa: tình yêu thương chính là sức mạnh lớn nhất của con người ta. Có tình yêu thương, người ta sẽ có thêm động lực hoàn thành công việc, tiến tới những điều có ích. Đôi khi, nhờ yêu thương mà một người có thể thay đổi bản thân tốt đẹp hơn, nhờ yêu thương mà người ta được cảm thấy ấm áp hạnh phúc trong tấm lòng. Thực tế, một người đang gặp khó khăn trong tài chính, ta đến giúp đỡ họ thì họ sẽ cảm thấy biết ơn mình từ đó mình có thêm người bạn, tri kỉ. Và sau này nếu mình cần giúp đỡ, nếu người đó biết điều biết lẽ thì chắc chắn họ sẽ giúp đỡ mình. Đó cũng là đạo lý của tình yêu thươn: cho đi để được nhận lại. Mặt khác, nếu không được "nhận lại" cũng không sao cả, chúng ta nên coi việc giúp đỡ mà mình làm là điều giúp ta thoải mái, sống hạnh phúc hơn. Cuộc sống mỗi người vốn dĩ đã luôn có chuyện buồn, trắc trở  và nếu như trao đi tình yêu thương thì cuộc sống của mọi người sẽ trở nên có nghĩa, có sắc đẹp hồng hơn. Khép lại, món quà vô giá nâng niu tâm hồn con người trong cuộc sống chính là tình yêu thương.

5 tháng 8 2022

a.

BPTT: ẩn dụ và nhân hóa

*Ẩn dụ:

Tác dụng: làm cho sự gợi tả dáng vẻ người dân được hay hơn, sâu sắc hơn qua cách nói về chiếc thuyền.

*Nhân hóa:

Tác dụng: làm cho hình ảnh con thuyền thêm sinh động, từ đó làm cho câu thơ thêm giàu sức diễn đạt, gợi hình gợi cảm.

b.

BPTT: so sánh, ẩn dụ

*So sánh:

Tác dụng: làm bộc lộ suy nghĩ của tác giả với quê hương

*Ẩn dụ:

Tác dụng: Ẩn dụ "thả" ý nói tuổi thơ của tác giả luôn gắn liền với đồng quê. Qua đó tô đậm tình cảm của tác giả với quê hương, tình cảm ấy thêm được sâu sắc ý nghĩa.

c.

BPTT: điệp ngữ

Tác dụng: nhấn mạnh những cảm nhận, suy nghĩ trong lòng người nói. Qua đó còn làm cho câu thơ thêm sự liên kết chặt chẽ với nhau, lời thơ thêm mạch lạc và giàu sức gợi cảm hơn.

5 tháng 8 2022

Tình cảm của một con người xa quê hương nhớ nhà đã được Tế Hanh cảm nhận điều ấy từ chính cảm xúc của mình. Qua bài thơ "Quê hương", ông thực sự bày tỏ tình cảm nồng đậm ấy chủ yếu là ở khổ thơ cuối trong bài:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Giờ đây, khi tác giả xa quê cách nhà, lòng của người luôn luôn tưởng nhớ đến mảnh đất thân thuộc làng chài vùng biển. Những đặc trưng nổi bật của sự ấy cũng được tác giả gợi ra như màu nước xanh của biển, những chú cá bạc và không thể thiếu với đó là chiếc thuyền vôi. Ấy, cái màu xanh, cái màu bạc của cá và cả chiếc thuyền tạo nên sắc thanh hưởng đẹp đẽ kỳ diệu. Rồi thoáng đằng xa kia là những chú thuyền rẽ cả sóng đạp ra khơi biển ngoài kia, những sự lạ lùng đó. Rẽ sóng không phải là sóng bị đưa làm hai mà là những ngọn sóng khi được con thuyền lướt qua chỉa ra hai hướng khác nhau, cảnh ấy được Tế Hanh gợi ra rất tinh tế là thuyền đang rẽ sóng. Chỉ đọc bài thơ thôi, qua sự hồi nhớ rồi miêu tả của nhà thơ, em chắc rằng ai cũng có thể hình dung ra được cái khung cảnh làng quê đó. Không chỉ có thế thôi, tình cảm nồng sâu mới là điểm chính của bài, "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá". Liệu có phải chăng, tác giả đã thực sự bộc ra hết tất cả nỗi niềm của mình qua câu thơ này ?. Vì mùi hương luôn là thứ khiến cho con người ta lưu giữ kỉ niệm, câu thơ cuối ấy đã diễn ra hết các tình cảm, cảm xúc của tác giả. Dường như, nó đã bộc ra hết tâm tình suy nghĩ trong lòng người con xa quê đã lâu. Ôi, tình cảm quê hương làm người ta luyến tiếc nhung nhớ. Chắc chắn, ai đọc cũng sẽ thấy cảm động trong lòng với những cảm xúc chân thực của tác giả, những tình cảm chân thành và lòng yêu quê hương thêm sâu sắc ý nghĩa hơn nữa. 

4 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết:

Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (6 câu đầu bài thơ)

Thân bài:

Nêu lên dấu hiệu của mùa hè:

+ Chim tu hú: Kéo từng đàn đến, đậu trên các cành cây

+ Lúa chiêm chín: Cánh đồng lúa chín đang chờ thu hoạch sau nhiều ngày chờ đợi

+ Trái cây: Vào vụ, trái cây chín đỏ các cành và có hương vị ngọt ngào, dấu hiệu đặc trưng của mùa hè

+ Vườn râm: Những chú ve đang tạo thành một dàn đồng ca mùa hạ trên các tán cây

+ Bắp: Được phơi vàng cả sân như ánh nắng

+ Trời: Quang đãng, trong xanh, mang cảm giác bình yên thoải mái

+ Diều sáo: Mùa hè là mùa các bạn nhỏ được nghỉ học ở nhà đi thả diều 

Cảm nhận của em về bức tranh mùa hạ trong đoạn thơ: 

Tác giả đã cảm nhận mùa hè một cách chi tiết, tinh tế với những dấu hiệu đặc trưng và tinh thần yêu tự do, thoải mái. 

Kết bài.

Bày tỏ suy nghĩ của em về đoạn thơ. 

Câu ghép gợi ý:

Đoạn thơ mang đậm âm hưởng của mùa hè, mùa của những điều ngọt ngào, tác giả Tố Hữu như gửi cả tâm hồn của mình trong đoạn thơ.

Thán từ gợi ý:

Chao ôi!, Ôi...

_mingnguuyet.hoc24_

4 tháng 8 2022

"Khi con tu hú" là một trong các tác phẩm nổi tiếng của tác giả Tố Hữu. Nổi nhất là ở đoạn thơ:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Tất cả gợi ra khung cảnh mùa hè tuyệt đẹp khi con tu hú đã gọi đến, lú và trái cây đang chín và ngọt dần. Trong vườn râm những tiếng ve ngân lên "ét,ét". Và bắp lại được rây vàng hạt đầy sân những ngọn nắng đào. Tiết trời lại càng xanh càng rộng rồi lại càng cao hơn. Trên ấy, từng cặp từng cắp con diều sáo lộn nhào. Ôi, một khung cảnh nên thơ!. Ấy là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Đằng sau đó nữa, ta còn thấy cả một tâm hồn tươi trẻ, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương, bởi lẽ nếu không yêu, không nhớ người ta sẽ chẳng bao giờ vẽ nên một bức tranh quê đẹp đẽ và sống động đến thế. Tóm lại, bằng phương pháp tả cảnh vô cùng sinh động với những từ ngữ có giá trị gợi hình gợi cảm cao, tác giả đã lột ra hết những hình ảnh thân thuộc của mùa hè. 

Câu ghép là: Tóm lại, bằng phương pháp tả cảnh vô cùng sinh động với những từ ngữ có giá trị gợi hình gợi cảm cao, tác giả đã lột ra hết những hình ảnh thân thuộc của mùa hè. 

Thán từ là: Ôi