K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2017

Bài 24 : Vùng biển Việt Nam | Học trực tuyến

8 tháng 5 2017

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển

8 tháng 5 2017

- Đbs CL là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc

- Khí hậu :Nhiệt đới cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. Mưa lớn TB mỗi năm có thể sản xuất 3 -4 vụ lúa
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở Đbs Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.

- Lượng nước trung bình hàng năm của sông CL cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho sx nông nghiệp
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển

7 tháng 5 2017

- Biển rộng khoảng 1 triệu km2, kín, tiếp giáp nhiều nước (8 nước)--> thuận lợi giao lưu đường biển, phát triển ngành hàng hải.
- Biển kín, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, là nơi giao nhau 2 dòng biển nóng và lạnh--> sinh vật biển đa dạng --> đánh bắt thủy hải sản.
- Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, nhiều vịnh nước sâu--> thuận lợi nuôi trồng thủy hải sản + xây dựng cảng biển.
- Bờ biển dài và đẹp (Nha Trang, Sầm Sơn,...) --> phát triển du lịch
- Phía nam, vùng thềm lục địa có dầu khí--> khai thác dầu khí trên biển
- Nhiều đảo lớn nhỏ: phát triển kinh tế biển đảo.
- Bờ biển- cát--> làm thủy tinh, làm muối
- Phât triển dịch vụ viễn thông công cộng biển (đường cáp)
Trên đây là đktn
Ngoài ra con người cần cù, có kinh nghiệm vs cuộc sống ven biển (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản,...), ngày càng phát triển đưa KHCN vào ứng dụng hay các chính sách của nhà nước khuyến khích phát triển khai thác tài nguyên biển cũng đều là những điều kiện thuận lợi cho kinh tế biển phát triển.

10 tháng 5 2017

tks bạn ^^

5 tháng 5 2017

Công nghiệp
– Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
– Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
– Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng… tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
– Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

Nông nghiệp
– Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
– Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều…
– Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển.
– Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

Dịch vụ
– Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, cơ cấu đa dạng.
– Những điều kiện thuận lợi phát triển ngành dịch vụ: Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao. Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển. Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh.
– Giao thông: Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.
– Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.