K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2017

a,Người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi thông tin.

Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung sau:

   + Nêu lí do và mục đích viết thư.

   + Thăm hỏi sức khỏe, tình hình của người nhận thư.

Một bức thư thường mở đầu bằng việc ghi địa điểm, thời gian gửi thư và lời thăm hỏi.

* Thư gửi: Đối với người nhận. Kết thúc lá thư bằng việc ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư.

* Nhận thư

- Thông báo tình hình của người viết thư.

- Nêu những vấn đề cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.

 
5 tháng 9 2019

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu : “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

30 tháng 9 2018

- Sức vóc : gầy yếu

- Cánh : mỏng như cánh bướm non

- “Trang phục”: chiếc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.

8 tháng 12 2018

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2017

   Trinh xa nhớ !

   Đã lâu lắm rồi, mình và bạn không gặp nhau nên hôm nay mình viết thư hỏi thăm tình hình sức khỏe và việc học của bạn.

   Dạo này Trinh khỏe chứ ? Gia đình Trinh chắc vẫn bình an phải không? Cho mình gửi lời chào và hỏi thăm sức khỏe ba mẹ Trinh nhé. Việc học của bạn thế nào rồi ?

   Ở trường bạn năm nay có gì mới không ? Lớp bạn có đổi giáo viên chủ nhiệm không ? Trinh vẫn thích xem chương trình "Đuổi hình bắt chữ" đấy chứ ? Còn mình và gia đình vẫn khỏe. Em Mina nhà mình dạo này nghịch lắm ! Việc học của mình vẫn bình thường. À, lớp có hai bạn mới chuyển đến. Hai bạn ấy đều học khá và rất chăm chỉ. Bây giờ thì cả lớp ai cũng mến hai bạn ấy rồi. Lớp mình năm nay vẫn do cô Lan chủ nhiệm. Bọn mình rất vui vì điều đó đấy !

   Trường mình năm học mới này vừa xây mới thêm một thư viện nữa. Bọn mình tha hồ mà đọc sách và học bài ở đấy.

   Hai cây phượng trước lớp mình, có lần mình đã kể cho Trinh nghe đấy, đã lớn lắm rồi. Chủ nhật vừa qua, trường mình phát động: “Ngày chủ nhật xanh" lớp mình đã quét vôi cho gốc phượng đấy !

   Mà mình có “huyên thuyên" lắm không nhỉ ? Trinh đừng cười nhé, vì lâu lắm chúng mình chưa gặp nhau mà. Mình có nhiều điều muốn kể cho bạn nghe lắm, nhưng thư dài rồi, mình dừng bút nhé ! Cuối thư chúc Trinh học thật tốt.

   Nhận được thư nhớ trả lời mình liền nhé ! Mình mong nhiều đấy !

   Tạm biệt!

   Phương Trang

11 tháng 11 2017

  a-2; b-3; c-1

11 tháng 10 2021
A2,b3,c1. Bạn nha
26 tháng 8 2018

a) Các câu kể "Ai thế nào?"

- Cánh đại bàng rất khỏe.

- Mỏ đại bàng dài và rất cứng.

- Đôi chân của nó giông như cái móc hàng của cần cẩu.

- Đại bàng rất ít bay

b) Vị ngữ của các câu trên.

- Cánh đại bàng // rất khỏe

- Mỏ đại bàng // dài và rất cứng

- Đôi chân của nó // giống như cái móc hàng của cần cẩu

- Đại bàng // rất ít bay

c) Vị ngữ của các câu trẽn do: các cụm tính từ tạo thành.

16 tháng 4 2018

Vì tác giả nghĩ đến ngày mai những chiếc bè gỗ chở về xuôi sẽ góp phần xây dựng quê hương làm cho quê hương ngày một đổi mới tươi đẹp hơn sau chiến tranh.

10 tháng 8 2019

Có một lần, xem chương trình trên kênh Hà Nội, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.

Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.

Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.

21 tháng 7 2019

a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây (cây vú sữa).

1. Mở bài: Giới thiệu cây vú sữa (Ai trồng? Trồng ở đâu? Được mấy mùa trái ngọt?)

2. Thân bài:

+ Tả khái quát cây vú sữa: chiều cao, hình dáng...

+ Ta lần lượt từng bộ phận: (thân, gốc, vỏ cây, cành, lá, hoa, trái...)

3. Kết bài: Cảm nghĩ về cây vú sữa.

b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển:

1. Mở bài: Giới thiệu cây chuối tiêu (Ai trồng? trồng ở đâu?...)

2. Thân bài: Tả khái quát thời kì cây đang ra hoa.

+ Lúc mới nhú lên, hình thù hoa chuối ra sao? màu gì?

+ Lúc hoa chuối bắt đầu kết trái

+ Buồng chuối hình thành như thế nào? Hình dáng các quả chuối.

+ Buồng chuôi phát triển, quả chuối căng tròn như thế nào? Khi chín bói nó ra sao?

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về ích lợi của cây chuối.

18 tháng 10 2018

Sông La rất đẹp và rất thơ mộng: Nước trong veo như ánh mắt. Hai bờ hàng me xanh mướt như đôi hàng mi, sóng nước được nắng chiếu long lanh như vảy cá. Trên bờ tiếng chim hót rộn vang.