K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2017

Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước. Mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Cuộc sống của nông dân trở nên khổ cực, họ đã nổi dậy đấu tranh.

Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại.

ở Đàng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác, ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang, nhanh chóng mở rộng ruộng đồng. Diện tích ruộng đất cả nước tăng lên nhanh chóng. Nhân dân hai miền ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng. Không dừng lại ở các giống lúa cũ, nhân dân còn tìm cách nhân giống, tạo ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp vừa giúp cho bữa ăn thêm ngon, vừa cung cấp thóc gạo cho thị trường. Họ cũng trồng thêm khoai, sắn, ngô, đậu, dâu. bông, mía, đay.... Kinh nghiệm “nước, phân, cần, giống” được đúc kết thông qua thực tế sản xuất. Đặc biệt ở đất Nam Bộ, do đất đai, thời tiết thuận lợi, nhân dân đã sản xuất được nhiều thóc gạo phục vụ thị trường, nâng cao đời sống. Nghề trồng vườn với nhiều loại cây ăn quả ngon như dừa, xoài, dứa... khá phát triển. Đây cũng đồng thời là giai đoạn gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến.

25 tháng 2 2017

Những nguyên nhân tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X - XV :

— Do đất nước độc lập, thống nhất đã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

— Về phía nhân dân : đã ra sức khai phá đất khoang, mở rộng ruộng đồng các vùng châu thổ ở các sông lớn và vùng ven biến được khai phá, nhiều xóm làng mới được thành lập.

- Về phía nhà nước : có nhiều chính sách, biện pháp để mở rộng diện tích và tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.

+ Các vua Đinh, Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.

+ Nhà nước khuyến khích các quý tộc, vương hầu bỏ tiền ra để mộ dung đi khai hoang, thành lập các điền trang (nhà Trần). Thực hiện chia ruộng đất công làng xã cho nông dân cày cấy (nhà Lê sơ)...

+ Nhà nước chú trọng đến việc đắp đê, làm thuỷ lợi, bảo vệ trâu bò để phục vụ nông nghiệp.


27 tháng 2 2017

Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của đô thị.

Vào các thế kỉ XVI – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở miền Bắc và miền Nam. Khu cư dân Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ.

Một thương nhân nước ngoài đã mô tả : “Các phố ở Kẻ Chợ đều rộng, đẹp và lát gạch từng phần...” Một thương nhân khác nói thêm : “Tất cả những vật phẩm khác nhau bán trong thành phố này đều được dành riêng cho từng phường...”

Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) ra đời và phát triển phồn thịnh. Nhân dân có câu ‘Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến ”. Theo người phương Tây mô tả, bấy giờ Phố Hiến có khoảng 2000 nóc nhà.

Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong (trên đất Quảng Nam ngày nay), phát triển chủ yếu ở các thế kỉ XVII - XVIII.

Giáo sĩ Bo-ri đã viết : “Hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán là hải cảng thuộc tỉnh Các-ci-am (Quảng Nam)... Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nói nó có 2 thị trấn, một của người Trung Quốc và một của người Nhật Bản.” (Tường trình về vương quốc Đàng Trong)

Thanh Hà cũng là một đô thị mới hình thành ở trên bờ sông Hương, gần Phú Xuân (Huế) do các thương nhân Trung Hoa thành lập với sự đồng ý cùa chúa Nguyễn. Trao đổi buôn bán ở đây khá sầm uất và người đương thời đã gọi là “Đại Minh khách phố”.

Ngoài ra, còn có một số trung tâm buôn bán nhỏ hơn, phồn vinh một thời.

Vào đầu thế kỉ XIX, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các đó thị suy tàn dần, thậm chí không còn được nhắc đến, trừ Thăng Long.

27 tháng 2 2017

Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo không chỉ biết khắc phục những hạn chế của cuộc kháng chiến trước đó mà còn có nhiều sáng tạo về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.

Việc chọn vùng núi Lam Sơn với những điều kiện về "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", làm căn cứ đầu tiên, là biểu hiện tài nghệ của Lê Lợi trong việc tổ chức phát động cuộc khởi nghĩa chống Minh. Nghe theo kế của Nguyễn Chích, từ tháng 10/1924, nghĩa quân bắt đầu tiến công vùng Nghệ An. Trong gần một năm chiến đấu theo phương hướng chiến lược mới, nghĩa quân đã có đất đứng chân vững chắc và một hậu phương rộng, tạo nên một thay đổi cơ bản đối với cục diện chiến trường. Điểm khác căn bản giữa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những cuộc khởi nghĩa trước đó là ở chỗ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Bộ Tham mưu Lam Sơn đã biết dựa vào dân, xây dựng lực lượng nghĩa quân từ nhân dân để tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân đánh giặc.

Đại đa số nghĩa quân là những người "mạnh lệ" - những người nghèo khổ bị bọn xâm lược và phản động áp bức nhiều nhất, theo tiếng gọi khởi nghĩa họ đã đến tập hợp, trở thành những nghĩa binh dũng cảm. Với mục đích chính nghĩa hợp lòng dân nên nghĩa quân Lam Sơn được đông đảo nhân dân ủng hộ, từ đó Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, kết hợp tiến công địch bằng cả sức mạnh của nghĩa quân và sự nổi dậy của quần chúng nhằm tiến công bao vây, diệt địch và giành quyền tự chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm, tổ tiên ta đã vận dụng phương thức đánh địch bằng sự kết hợp quân sự, chính trị và binh vận, giữa quân sự và ngoại giao. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng lực lượng quân sự cũng như đấu tranh vũ trang, coi đó là mũi tiến công chủ yếu để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Bên cạnh tiến công quân sự là một cuộc chiến tranh rất kiên trì và khéo léo về ngoại giao, nhằm tiến công vào ý chí xâm lược của giặc, tiên tới chấm dứt chiến tranh bằng cách mở ra cho quân Minh một lối thoát "trong danh dự". Những bức thư dụ hàng tướng giặc của Nguyễn Trãi nhằm thực hiện chiến lược "công tâm" (đánh vào lòng người) đã có "sức mạnh bằng mười vạn quân", góp phần làm tan rã tinh thần chiến đấu của giặc.

Trong khởi nghĩa và chiến tranh, bộ chỉ huy nghĩa quân rất coi trọng việc tạo thời, lập thế,từng bước chuyển hóa lực lượng, xoay chuyển tình thế. Sự phát triển của nghĩa quân gắn liền với nghệ thuật từng bước chuyển thế trận. Nghĩa quân càng đánh càng mạnh, "mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn", còn quân địch càng đánh càng thua "mạnh hóa ra yếu, yếu lại thành nguy". Với việc lựa chọn rất đúng đắn phương hướng và mục tiêu của các cuộc tiến công chiến lược, khéo kết hợp giữa vây thành với diệt viện, bộ chỉ huy nghĩa quân đã dẫn giải cuộc chiến tranh giải phóng đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Trong khởi nghĩa và chiến tranh chống quân Minh xâm lược, nhiều hình thức chiến thuật đã được vận dụng thành công. Phục kích, tập kích là chiến thuật sở trường nhất của nghĩa quân, được sử dụng có hiệu quả trong suốt quá trình khởi nghĩa. Chiến thuật vây thành và đánh thành cũng được vận dụng thành công trong quá trình khởi nghĩa và chiến tranh. Nghĩa quân chủ trương vây thành là chính, nhưng khi cần thiết để phục vụ yêu cầu chiến lược và khi có điều kiện, nghĩa quân cũng đã thực hiện công thành, hạ thành để tiêu diệt địch, nhất là đối với những thành nằm dọc trên đường mà viện binh giặc có thể đi qua. Khi tiến công thành Xương Giang, quân ta đã vây chặt bốn mặt thành, đắp đất thành những cao điểm để đặt pháo bắn vào thành, đào đường ngầm để đột nhập vào trong và dùng thang trèo lên thành rồi ồ ạt tiến công... Trận hạ thành Xương Giang chứng tỏ một bước trưởng thành của nghĩa quân Lam Sơn và cũng là một điển hình của nghệ thuật công thành trong lịch sử quân sự dân tộc.

15 tháng 2 2017

2.

- Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông :
◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)

◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

24 tháng 2 2017

thanks bạn nha

27 tháng 2 2017

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

-Năm 1009 ,Lý Công Uẩn lên làm vua,nhà Lý thành lập-Lý Thái Tổ.

- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay).

- Năm 1045 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.

-Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

* Bộ máy nhà nước Lý , Trần ,Hồ:

- Đứng đầu nhà nước là vua , vua quyết định mọi việc quan trọng , giúp vua có tể tướng và các đại thần ,bên dưới là sảnh, viện , đài .

-Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.

- Cả nước chia thành nhiều lộ , trấn do các hoàng tử ( thời Lý )hay an phủ Sứ (thời Trần , Hồ ), đơn vị hành chánh cơ sở là xã .

l_500

Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Lý

bo_may_nha_nuoc_thoi_tran_500

Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Trần

* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ:

- Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh ,Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt,lập nhà Lê (Lê sơ).

- Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.

-Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc ,đại hành khiển ; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội , cấm các quan lập quân đội riêng .

-Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công ), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư , bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn) ,Quốc sử viện ( biên soạn lịch sử ),Ngự sử đài ( kiểm tra ).

-Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty ( quân sự ), Hiến ty (xử án ), Thừa ty ( hành chánh ); dưới có phủ , huyện, châu ( miền núi ), xã .

-Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan , giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại .

Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.

10 tháng 4 2017

Thời Lê (Lê Thánh Tông) hoàn chỉh và phát triển nhất vì:

- Chính quyền trung ương: bỏ Tể tướng, vua trực tiếp quyết định mọi việc thông qua 6 bộ => Chặt chẽ hơn, thâu tóm quyền lực vào tay vua, hạn chế tạo phản.

- Địa phương chia thành 13 đạo, mỗi đạo có 3 ti trông coi quân sự, dân sự, an ninh, dưới có phủ, châu, huyện, xã.

=> Bộ máy hoàn chỉnh, chặt chẽ nhất.