K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2023

Nguyên tắc chung: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

8 tháng 11 2023

Phải diệt trừ sâu trước khi bón phân để tăng hiệu quả của phân bón.

28 tháng 2 2023

* Cách bón một số loại phân hóa học ở địa phương em:

+ Kaliclorua

– Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc vào đất hoặc phun qua lá

– Có thể sử dụng bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau

– Không nên bón cho các loại cây mẫn cảm với Cl.

+ Kalisunphat

– Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc vào đất hoặc phun qua lá

– K2SO4 là phân sinh lý chua do có gốc acic SO­4– vì vậy không nên bón cho đất quá chua đất phèn hay đất mặn.

– Thích hợp để bón cho các loại cây có nhu cầu lưu huỳnh cao như cây lấy dầu, cà phê hoặc cây mẫn cảm với Cl–.

* Lí do phân lân không dùng để bón thúc:

Vì bón thúc là phân phải được đưa vào sử dụng ngay. Tuy nhiên, phân lân khó tan, phải cần thời gian để hòa tan, nên chỉ dùng để lón lót.

28 tháng 2 2023

* Sử dụng phân bón hiệu quả nhất là:

+ Với phân hóa học:

- Lựa chọn loại phân phù hợp

- Bón đúng thời điểm và đúng liều lượng

- Cân nhắc đến yếu tố thời tiết, khí hậu.

+ Với phân hữu cơ

- Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên phải sử dụng lượng lớn mới đủ dinh dưỡng.

- Khi sử dụng phải được ủ hoại mục

- Phối hợp phân bón vô cơ và chú ý công thức luân canh.

+ Với phân vi sinh

- Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.

- Bón vào đất để tăng vi sinh vật có ích.

- Bón lót cho cây ngắn ngày, bón sau thu hoạch cho cây dài ngày

- Đảm bảo độ ẩm của đất để vi sinh vật hoạt động tốt nhất.

28 tháng 2 2023

* Gia đình em thường sử dụng loại phân đạm, lân có đặc điểm như sau:

- Phân đạm: ở dạng tinh thể, có thể là tinh thể hạt mịn hoặc hạt lớn.

- Phân lân: 

+ Phân bón lân nung chảy dạng bột màu xanh xám. 

+ Phân lân nung chảy có tính kiềm và thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu. 

+ Lân nung chảy ít tan trong nước, tan trong axit nhẹ, nên có tác dụng chậm nhưng lâu dài.

* Địa phương em thường sử dụng phân lân và phân kali có đặc điểm như sau:

- Phân lân: 

+ Phân bón lân nung chảy dạng bột màu xanh xám. 

+ Phân lân nung chảy có tính kiềm và thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu. 

+ Lân nung chảy ít tan trong nước, tan trong axit nhẹ, nên có tác dụng chậm nhưng lâu dài.

- Phân kali: Dạng bột hay viên không rõ hình, có màu xám hồng, hoà tan trong nước dễ dàng, là phân chua sinh lý.

28 tháng 2 2023

 

Phân bón hóa học

Phân bón hữu cơ

  

Phân bón vi sinh

Ưu điểm

- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao

- Dễ tan trong nước nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh

 

- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng

- Bón liên tục không hại đất, tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp.

 

 

- Là phân bón có chứa vi sinh vật sống

- An toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

- Sử dụng nhiều năm không hại đất và cải tạo đất.

 

Nhược điểm

+ Bón nhiều, bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua.

+ Gây hại hệ sinh vật đất

+ Làm tồn dư phân bón trong nông sản

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Hiệu quả chậm

 

- Thời gian sử dụng ngắn.

- Mỗi loại phân bón vi sinh vật chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng.

 

28 tháng 2 2023

Các loại phân bón vi sinh:

- Phân vi sinh cố định đạm 

- Phân vi sinh phân giải lân

- Phân bón vi sinh phân giải silicat

- Phân bón vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh

- Phân bón vi sinh chứa chất giữ ẩm polysacarit

- Phân vi sinh giúp phân giải hợp chất hữu cơ (xenlulo)

8 tháng 11 2023

* Phân bón hữu cơ thường sử dụng ở địa phương em là: phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ khoáng.

* Cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ đó là:

- Phân bón hữu cơ chế biến (truyền thống): dùng để bón lót hoặc bón thúc.

+ Bón lót trước khi gieo trồng, cách bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi lấp.

+ Bón thúc thì đào rãnh bón theo chiều rộng vòng quanh tán cây, hoặc bón rải đều trên mặt đất đối với cây lâu năm. (Bón thúc nên bón sớm để phân đạt hiệu quả)

- Phân bón hữu cơ sinh học: dùng bón lót và bón thúc, bón nuôi quả

+ Bón lót: chủ yếu dùng cho cây ngắn ngày bón bằng cách rải đều rồi vùi xuống khi làm đất hoặc bón theo hốc, hàng phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi mới gieo trồng. Đối với cây lâu năm thì bón trộn đều với lớp đất mặt đem cho xuống hố rồi trồng.

+ Bón thúc: đào rãnh bón vòng quanh tán cây, rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước ngay.

+ Bón qua lá:  thì hòa tan theo liều lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất rồi phun đều lên toàn bộ cây.

- Phân bón hữu cơ vi sinh: Tương tự như phân hữu cơ sinh học

- Phân bón hữu cơ khoáng: bón thúc là chính, tương tự như phân hữu cơ sinh học

+ Đối với cây lâu năm bón vòng quanh tán

+ Đối với cây ngắn ngày: bón theo hàng, theo hốc

8 tháng 11 2023

- Điểm giống nhau:

+ Đều chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cây trồng.

+ Giúp nâng cao năng suất, sản lượng thu hoạch.

+ Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc, phun trực tiếp lên lá.

+ Khi lạm dụng bừa bãi đều có nguy cơ gây ảnh hưởng đến cây trồng, môi trường xung quanh. 

- Điểm khác nhau:

 

Phân vô cơ

Phân hữu cơ

Khái niệm

Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp

Là các chất hữu cơ được vùi vào trong đất, dùng trong nông nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.

Phân loại

Phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân vi lượng

Phân chuồng, nước giải, phân bắc, than bùn, phân xanh, phân rác

Hàm lượng dinh dưỡng

Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.

Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng. Tuy nhiên, thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp

Tính tan

Phần lớn đều dễ hòa tan trong nước (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.

Khi bón cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình phân giải các chất hữu cơ từ vi sinh vật có sẵn trong môi trường tự nhiên hoặc được bổ sung vào. Hiệu quả thường chậm hơn.

Tác động môi trường, con người

Bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua, gây hại hệ sinh vật đất, làm tồn dư phân bón hóa học trong nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất và có tác dụng tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp cho đất, không có tồn dư phân bón trong nông sản, thân thiện với môi trường.

8 tháng 11 2023

- Đặc điểm của các loại phân bón hóa học: Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. Dễ tan trong nước nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh. Bón nhiều, bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua. Gây hại hệ sinh vật đất. Làm tồn dư phân bón trong nông sản. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

* Một số loại phân đạm thường dùng: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và ure.

a. Phân đạm amoni

- Phân đạm amoni là tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…

- Cách sử dụng: Bón thúc và chia làm nhiều lần.

- Chú ý: Phân đạm amoni không thích hợp với đất chua vì phân có chứa nhiều amoni (axit) càng làm tăng độ chua của đất.

b. Phân đạm Nitrat

- Phân đạm Nitrat là tổng hợp các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2…

- Cách sử dụng: Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. Bón cho cây trồng công nghiệp: bông, chè, café, mía…

- Phân đạm nitrat tan nhiều trong nước, dễ chảy rửa. Nên khi bón phân cho đất, nó tác dụng nhanh với cây trồng, nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.

c. Urê

- Đây là loại phân đạm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Urê với công thức là (NH2)2CO và có hàm lượng đạm cao nhất 46% N

- Cách sử dụng: Bón đều không bón tập trung cây sẽ bị bội thực N, có thể trộn mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.