K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2019

Nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính") là một trong số đó. Nàng không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nồi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Thị Kính sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu một gia đình địa chủ, nhà Thiện Sĩ. Trong đêm thanh vắng, nàng ngồi may vá để thức cùng chồng giúp người đọc sách. Khi Thiện Sĩ ngủ quên, nàng âu yếm nhìn chồng rồi phát hiện ra cái râu mọc ngược. Hành động cầm dao cắt cái râu ấy cho chồng hoàn toàn xuất phát từ thiện ý giúp chồng đẹp hơn. Nhưng bất hạnh cho nàng, Thiện Sĩ bất ngờ tỉnh dậy hiểu nhầm hành động ấy rồi hô hoán cha mẹ. Sùng bà, Sùng ông coi việc làm của Thị Kính là mưu sát chồng.
 
Trước tình hình ấy, Thị Kính chỉ còn biết một mực kêu oan. Nàng kêu oan đến năm lần, trong đó bốn lần đầu hướng đến mẹ chồng và chồng:
 
- "Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!",
- “Oan cho con lắm mẹ ơi!”,
- “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!,
- “Oan thiếp lắm chàng ơi!”.
 
Nhưng cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Bởi Sùng bà trước sau là một kẻ độc ác, tàn nhẫn không chấp nhận vị trí của Thị Kính trong nhà mụ. Còn Thiện Sĩ chỉ là một kẻ ngu muội, bạc nhược, đớn hèn. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, đó là của Mãng ông, cha nàng: "Oan cho con lắm à?" nhưng cay đắng thay: “Dù oan dù nhẫn chẳng oan. Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào?”. Đó lại là một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. Người phụ nữ ấy gặp phải cái án hàm oan tình ngay lí gian không sao tự minh oan chiếu tuyết được. Từ đó, nàng rơi vào bi kịch với cái án oan nghiệt: giết chồng.
 
Nhưng đó chưa phải bi kịch lớn nhất của người phụ nữ bất hạnh này. Xã hội phong kiến đương thời tồn tại một tư tưởng bảo thu, lạc hậu đáng kinh sợ: phân biệt sang hèn rạch ròi; kẻ nghèo khó bị khinh miệt, coi rẻ như rơm rác: khi đã nghèo, nhân cách bị đánh đồng với tiền bạc có trong tay. Thị Kính xuất thân nghèo khó lại làm dâu nhà giàu nên nàng còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Trong chốc lát Thiện Sĩ không hiểu được thiện ý của vợ. Và nhất là Sùng bà thì mụ cố tình không hiểu. Mụ ta áp đặt cho Thị Kính là “mặt sứa gan lim” “mày định giết con bà à?”. Rồi mụ đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình mà đó là những lời lẽ của một kẻ tàn nhẫn và độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Hãy nghe cách bà ta tự xưng: "giống nhà bà đây giống phượng giống công" để so sánh với cách bà ta gọi Thị Kính: “tuồng bay mèo mả gà đồng”. Rõ ràng bà là đang “bới” ra nguồn gốc gia đình của hai bên chứ không hề quan tâm đến mối quan hệ mà cuộc hôn nhân của con bà với Thi Kính ràng buộc. Không chỉ hạ nhục Thị Kính bằng lời nói, bà ta còn hành hạ nàng bằng những hành động dã man. Bà ta dúi dầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên. Rồi không cho nàng phân bua, thanh minh, mụ dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình. Với người phụ nữ đi làm dâu trong xã hội xưa, bị nhà chồng trả về là một điều sỉ nhục không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, nội tộc. Vậy thì khi hành động như vậy, Sùng bà còn cố ý hạ nhục cả gia đình, dòng họ của Thị Kính.
 
Phản ánh bi kịch lên đến tột cùng trong số phận của nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian đã lên án những tư tưởng phong kiến bảo thủ, thối nát cướp mất quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Bên cạnh đó, đoạn trích kịch cũng bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận những “dải lụa đào”, “những trái bần trôi”,... bơ vơ, tội nghiệp trong xã hội cũ. Đó là một đặc điểm quan trọng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong văn bản.

8 tháng 8 2019

Nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính") là một trong số đó. Nàng không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nồi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Thị Kính sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu một gia đình địa chủ, nhà Thiện Sĩ. Trong đêm thanh vắng, nàng ngồi may vá để thức cùng chồng giúp người đọc sách. Khi Thiện Sĩ ngủ quên, nàng âu yếm nhìn chồng rồi phát hiện ra cái râu mọc ngược. Hành động cầm dao cắt cái râu ấy cho chồng hoàn toàn xuất phát từ thiện ý giúp chồng đẹp hơn. Nhưng bất hạnh cho nàng, Thiện Sĩ bất ngờ tỉnh dậy hiểu nhầm hành động ấy rồi hô hoán cha mẹ. Sùng bà, Sùng ông coi việc làm của Thị Kính là mưu sát chồng.
 
Trước tình hình ấy, Thị Kính chỉ còn biết một mực kêu oan. Nàng kêu oan đến năm lần, trong đó bốn lần đầu hướng đến mẹ chồng và chồng:
 
- "Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!",
- “Oan cho con lắm mẹ ơi!”,
- “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!,
- “Oan thiếp lắm chàng ơi!”.
 
Nhưng cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Bởi Sùng bà trước sau là một kẻ độc ác, tàn nhẫn không chấp nhận vị trí của Thị Kính trong nhà mụ. Còn Thiện Sĩ chỉ là một kẻ ngu muội, bạc nhược, đớn hèn. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, đó là của Mãng ông, cha nàng: "Oan cho con lắm à?" nhưng cay đắng thay: “Dù oan dù nhẫn chẳng oan. Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào?”. Đó lại là một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. Người phụ nữ ấy gặp phải cái án hàm oan tình ngay lí gian không sao tự minh oan chiếu tuyết được. Từ đó, nàng rơi vào bi kịch với cái án oan nghiệt: giết chồng.
 
Nhưng đó chưa phải bi kịch lớn nhất của người phụ nữ bất hạnh này. Xã hội phong kiến đương thời tồn tại một tư tưởng bảo thu, lạc hậu đáng kinh sợ: phân biệt sang hèn rạch ròi; kẻ nghèo khó bị khinh miệt, coi rẻ như rơm rác: khi đã nghèo, nhân cách bị đánh đồng với tiền bạc có trong tay. Thị Kính xuất thân nghèo khó lại làm dâu nhà giàu nên nàng còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Trong chốc lát Thiện Sĩ không hiểu được thiện ý của vợ. Và nhất là Sùng bà thì mụ cố tình không hiểu. Mụ ta áp đặt cho Thị Kính là “mặt sứa gan lim” “mày định giết con bà à?”. Rồi mụ đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình mà đó là những lời lẽ của một kẻ tàn nhẫn và độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Hãy nghe cách bà ta tự xưng: "giống nhà bà đây giống phượng giống công" để so sánh với cách bà ta gọi Thị Kính: “tuồng bay mèo mả gà đồng”. Rõ ràng bà là đang “bới” ra nguồn gốc gia đình của hai bên chứ không hề quan tâm đến mối quan hệ mà cuộc hôn nhân của con bà với Thi Kính ràng buộc. Không chỉ hạ nhục Thị Kính bằng lời nói, bà ta còn hành hạ nàng bằng những hành động dã man. Bà ta dúi dầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên. Rồi không cho nàng phân bua, thanh minh, mụ dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình. Với người phụ nữ đi làm dâu trong xã hội xưa, bị nhà chồng trả về là một điều sỉ nhục không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, nội tộc. Vậy thì khi hành động như vậy, Sùng bà còn cố ý hạ nhục cả gia đình, dòng họ của Thị Kính.
 
Phản ánh bi kịch lên đến tột cùng trong số phận của nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian đã lên án những tư tưởng phong kiến bảo thủ, thối nát cướp mất quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Bên cạnh đó, đoạn trích kịch cũng bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận những “dải lụa đào”, “những trái bần trôi”,... bơ vơ, tội nghiệp trong xã hội cũ. Đó là một đặc điểm quan trọng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong văn bản.

8 tháng 8 2019

bài 1: thời gian: lâu-nhanh

         không gian: rộng-hẹp

         kích thước:ngắn-dài

bài 2: đơn sơ-đầy đủ, sung sướng-khổ cực, trên-dưới, ngang-dọc, nhanh-chậm

-Ngỡ ngàng vì:

+người em mình vẫn coi thường, ghen ghét lại vẽ mình trong bức tranh

+bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh

-Hãnh diện vì:

+mình được đưa vào trong tranh, bức tranh đoạt giải nhất

+trong tranh mình hiện lên thật đẹp, thật hoàn hảo

+em mình thật giỏi, thật tài năng

-Xấu hổ vì:

+mình hay ghen ghét, đố kị, xa lánh em, không hiểu em

+mình cư xử không tốt với em

hok tốt

vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em, mà người em vẫn quý mến anh ta, chọn anh ta để vẽ. Anh còn ngỡ ngàng vì người đã vẽ anh rất đẹp một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư, chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng rủ, ghen tị.

Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được bao hàm nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đưa em gái có trí.

Sau đó người anh xấu hổ: Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Anh xấu hổ vì con người thật của anh ta không xứng đáng với người ở trong tranh.

hok tốt

12 tháng 8 2019

1. tương phản thời gian: sớm - tối; không gian: gần - xa; kích thước: to - nhỏ

2. đơn sơ>< cầu kì

nhanh>< chậm

sung sướng >< đau khổ

lầy lội >< trơn tru

trên>< dưới

ngang >< dọc

8 tháng 8 2019

ngữ văn lớp 6 nha bạn

8 tháng 8 2019

Cây tre là một người bạn  với tất cả những đặc tính của con người.  Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống , trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người VN, là biểu tượng  tượng trưng cho con người VN.

 Bỏ chữ đầu được một từ liên quan đến họ của bạn 

8 tháng 8 2019

cái t2 sửa lại thành bỏ chữ gi ữa và cuối đc 1 từ thc chỉ từ nha 

26 tháng 10 2019

Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, “thú lâm tuyền” khoáng đạt, tươi sáng của Bác.

Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sỹ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong cuộc sống đầy gian khổ ấy, tinh thần là một thứ vô cùng quan trọng. Thú lâm tuyền là  cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy, thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dứoi khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người .

“ Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”

Ngay ở những câu thơ đầu Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nếp sống sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng nhưng một đặc điểm là tất cả đều gắn liền với thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên sinh động . cuộc sống thường ngày của Bác ở nơi núi rừng thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài long , chấp nhận,sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở. Khó khăn gian khổ tới đâu cũng không bao giờ có thể làm nhụt đi tinh thần ý trí của Bác cũng như của cả dân tộc ta.

“ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

​Cuộc đời cánh mạng thật là sang”

Nhưng vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. “Thú lâm tuyền” của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác . câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước.

Bài thơ với cách viết hóm hỉnh, nghệ thuật đối từ bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã cho chúng ta thấy được thú lâm tuyền của Bác thật khoáng đạt, đó là tinh thần lạc quan, tình yêu nước sâu nặng và sự căm thù giặc, tất cả đều chứa đựng trong người Bác. Bác vĩ đại, về tất cả mọi mặt.

#Trang

 
12 tháng 8 2019

* Yêu cầu về hình thức: đoạn văn, có sử dụng phép thế, câu bị động, thành phần khởi ngữ (gạch chân, chú thích rõ)

* Yêu cầu về nội dung:

1. Cuộc sống hiện thực đầy thiếu thốn và khó khăn

- Câu 1: Điều kiện ăn ở hết sức khó khăn, nghèo nàn, cuộc sống ở chiến khu luôn được đặt trong vòng tuyệt mật.

- Câu 2: Thức ăn hàng ngày của lãnh tụ là cháo bẹ, rau măng.

- Câu 3: Cơ sở vật chất hết sức thô sơ, bàn đá là nơi làm việc, nơi đó Bác soạn thảo những văn bản vô cùng quan trọng với vận mệnh đất nước.

=> Bức tranh rất giản dị về cuộc sống của một vị lãnh tụ.

2. Tinh thần lạc quan vượt mọi gian nan của Bác

- Tất cả các câu thơ đều chứa đựng tinh thần chủ động của người chiến sĩ cách mạng.

- Vật chất thiếu thốn nhưng không hề có một tiếng kêu thanh

- “Chông chênh”

+ Gợi sự không chắc chắn

+ Gợi sự thoải mái

-“Thật là sang” làm cho cả bài thơ sáng bừng lên.

8 tháng 8 2019

1. Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứu tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc bị mai một thì dân tộc ấy khó mà có thể giành lại được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong.

Ví dụ:

+ Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn phong kiến phương Bắc không thể đồng hóa được nhân dân ta, tuy chúng ta có tiếp thu tiếng Hán nhưng tiếng Việt vẫn không mất đi

+ Dưới thời Pháp thuộc, các nhà trường chủ trương dạy bằng tiếng Pháp ...Tiếng Việt của chúng ta không những không mất đi mà ngày nay, tiếng Việt của chúng ta vẫn được giữ gìn và phát triển.

+ Mỗi chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

2. Dế Mèn vừa đáng khen vừa đáng chê:

- Đáng chê ở chỗ:

 Dế Mèn thể hiện ngây thơ, yêu đời, tự tin nhưng vô cùng kiêu căng, ngạo mạn, tự phụ, hống hách, hung hăng với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ đã gây tai họa oan cho kẻ khác. Chính trog nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phải nhận hậu quả thay bằng cả tính mạng của mình.

- Đáng khen ở chỗ:

Trước cái chết Dế Mèn gây ra cho Dế Choắt, chú Dế kiêu ngạo ngày nào đã rút ra cho mình một bài học đáng nhớ và dần dần thay đổi.

8 tháng 8 2019

cho biết danh tính đi bạn, dù sao cungx cảm ơn

+ Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: Động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc...

+ Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư " giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ " gợi sự liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc họa nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.

* Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh " dượng Hương Thư ở nhà, ăn nói nhỏ nhẹ, nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ "

Qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: Khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, khó khăn, thử thách.