K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2020

ủa bạn đây là môn GDCD mà bạn

7 tháng 12 2018

Có ý kiến cho rằng :" kỉ luật làm cho con người gò bó , mất tự do "

Hỏi: Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

- Em không đồng ý với ý kiến trên vì chấp hành quy định chung sẽ làm cho con người có nề nếp, nhà nước có kỉ cương , mọi người luôn hòa thuận.

- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.

- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.

7 tháng 12 2018

Em ko đồng ý vì kỉ luật giúp cho ta có cuộc sống nề nếp ,kỉ cương. Tôn trọng kỉ luật còn bảo vệ cả lợi ích của bản thân và xã hội

7 tháng 12 2018

Em có yêu thích bộ môn gdcd không?

Em yêu thích bộ môn GDCD

Vì sao?

- Vì công dân là đỉnh cao của lừa dối, học nó giúp em hiểu thêm về vấn đề này. (just kidding)

- Đây là môn học đào tạo giáo dục, xây dựng nên tính cách, xây dựng nên một con người sống có tình cảm, sống để có đạo đức, có sự dạy dỗ

- Môn học này hướng con người ta vào những điều tốt đẹp, đem lại sự suy nghĩ và những hành động tốt.

16 tháng 2 2019

Mik rất vui khi dc làm quen.

7 tháng 12 2018

Là ngày thương binh ,liệt sĩ. Có liên quan đến bài biết ơn

7 tháng 12 2018

- Trồng nhiều cây xanh

- ko vứt xác động vật chết xuống sông

- phủ xanh đồi trọc

- ko nên dùng bao ni lông

- ko nên đi xe máy nhiều

- ko vứt rác bừa bãi

Nhớ tick cho mk nha

7 tháng 12 2018

không chặt phá cây xanh

không bẻ cành cây

(mình ghi thêm )

6 tháng 12 2018

Để học tập tốt, bản thân em sẽ:

Kiên trì vượt khó trong học tập

Học tập mọi người những thứ tốt đẹp

Đọc thêm nhiều sách

Lập ra 1 thời gian biểu

Giúp đỡ những bạn học yếu

6 tháng 12 2018

Để học tốt, bản thân em sẽ:

- Lập thời gian biểu phù hợp, hợp lí.

- Kiên trì, vượt khó, cố gắng, tự giác, tích cực trong học tập.

- Tham gia các hoạt động chung có ích.

- Tham khảo, đọc thêm sách.

- Không ngừng tìm hiểu, học hỏi nhiều điều bổ ích từ mọi người xung quanh.

6 tháng 12 2018

1) Thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp.

Biểu hiện ở sự hiểu biết, những phép tắt, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.

Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh

2) Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người

Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

6 tháng 12 2018

Bạn xem SGK.

Ôn thi Giáo Dục Công Dân 6! 1. Thế nào là sự chăm sóc sức khỏe? Vì sao phải tự chăm sóc sức khỏe ? Cần là gì để tự chăm sóc sức khỏe của bản thân? 2. Thế nào là sống cần kiệm? Ý nghĩa của sống cần kiệm? 3. Thế nào là lòng biết ơn? Lòng biết ơn được thể hiện dưới hình thức nào? Ý nghĩa? Em cần làm gì để thể re hiện biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy co giáo? 4. Thế nào là giao tiếp có văn hoá? Vì sao...
Đọc tiếp

Ôn thi Giáo Dục Công Dân 6!

1. Thế nào là sự chăm sóc sức khỏe? Vì sao phải tự chăm sóc sức khỏe ? Cần là gì để tự chăm sóc sức khỏe của bản thân?

2. Thế nào là sống cần kiệm? Ý nghĩa của sống cần kiệm?

3. Thế nào là lòng biết ơn? Lòng biết ơn được thể hiện dưới hình thức nào? Ý nghĩa? Em cần làm gì để thể re hiện biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy co giáo?

4. Thế nào là giao tiếp có văn hoá? Vì sao trong cuộc sống chúng ta phải giao tiếp có văn hoá?

5. Đọc và phân tích ý nghĩa của câu sau: " Uống nước nhớ nguồn".

6. ( Phần này không bắt buộc với các anh chị lớp 7,8,9,10,11,12)

- Xem lại bài tập ở phần luyện tập bài 3,4,5. ( Dành cho các bạn lớp 6) Oke!

Bạn nào trả lời chính xác toàn bộ các câu hỏi mình cho ra, mình sẽ tick bạn đó nha. Dành huy chương vàng nào, nhanh tay giải đáp nào. Cảm ơn bạn rất rất nhiều!

1
6 tháng 12 2018

Để thể hiện lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô, em cần:

- Chăm ngoan học giỏi.

- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Lễ phép với mọi người.

- Nghe lời người lớn.

21 tháng 1 2019

Câu chuyện về lòng biết ơn:

Một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc nộp đơn dự tuyển vào vị trí quản lý cấp thấp tại một Tập đoàn lớn. Anh ta vượt qua các vòng đầu tiên. Đến vòng cuối cùng, đích thân CEO phỏng vấn để đưa ra quyết định cuối cùng. Người CEO rất ấn tượng với CV của chàng trai trẻ khi trong suốt các năm học, anh ta luôn đạt thành tích học tập một cách xuất sắc

"Anh có bao giờ nhận được học bổng từ trường không“, vị CEO hỏi.

“Không bao giờ“, chàng trai trả lời.

Vị CEO bèn hỏi tiếp,

”Vậy là cha anh đã trả toàn bộ học phí cho anh phải không?”.

Chàng trai trẻ trả lời:

” Cha tôi đã mất từ hồi tôi được một tuổi, toàn bộ số tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác”.

“Vậy mẹ anh làm việc ở công ty nào?“

Chàng trai trẻ trả lời:

“Mẹ tôi làm công việc giặt quần áo“.

Người CEO im lặng một lúc. Sau đó, ông đề nghị chàng trai trẻ đưa hai bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay chàng trai khá đẹp và mềm mại.

“Trước đây, có bao giờ anh giúp đỡ mẹ anh trong việc giặt quần áo chưa?“.

“Thưa ngài, xin thú thực là tôi chưa bao giờ“, chàng trai trả lời,

“Mẹ tôi lúc nào cũng chỉ muốn tôi học và đọc thật nhiều sách. Hơn nữa, mẹ bảo mẹ có thể giặt quần áo nhanh hơn tôi. Tôi động vào chỉ khiến công việc của bà chậm lại”

Vị CEO nghe xong liền nói:

“Tôi có một yêu cầu. Hôm nay lúc anh về nhà, hãy đi và rửa hai bàn tay của mẹ anh. Rồi hãy đến gặp tôi vào sáng ngày hôm sau”.

Qua ánh mắt và giọng nói của người CEO, chàng trai trẻ cảm giác rằng cơ hội trúng tuyển của mình chắc rất cao. Anh vui vẻ về nhà gặp mẹ và nói với bà hãy để anh ra rửa hai bàn tay của bà ngày hôm nay. Bà mẹ nghe vậy cảm thấy rất lạ, trong lòng bà khi ấy dấy lên những cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Bà đưa hai bàn tay mình ra cho con trai mình.

Chàng trai trẻ chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của chàng trai rơi xuống khi anh ta thực hiện công việc của mình. Lần đầu tiên chàng trai nhận ra rằng đôi bàn tay của mẹ thật nhăn nheo, hơn nữa chúng còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này hẳn từng rất đau đớn vì chàng trai cảm nhận được mẹ khẽ rùng mình mỗi khi anh rửa chúng trong nước. Đây cũng là lần đầu tiên chàng trai trẻ nhận ra rằng chính đôi bàn tay này hàng ngày làm công việc giặt quần áo để có thể trang trải đủ tiền học phí của anh ta suốt thời gian anh ta đến trường học. Những vết sẹo trên đôi bàn tay của bà mẹ cũng là cái giá cho kết quả đậu tốt nghiệp, cho những bảng điểm xuất sắc và cho cả tương lai của anh.

Sau khi rửa sạch đôi bàn tay của mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt luôn chỗ quần áo còn lại trong ngày. Tối hôm đó, bà mẹ và chàng trai đã nói chuyện với nhau rất lâu.

Sáng ngày hôm sau, chàng trai trẻ quay lại nơi phỏng vấn. Vị CEO nhận thấy một đêm dài không ngủ trên đôi mắt của chàng trai. Ông hỏi:

“Anh có thể cho tôi biết anh đã làm gì và học được những gì ở nhà của anh ngày hôm qua không?”

Chàng trai trả lời:

“Tôi đã rửa đôi bàn tay của mẹ tôi, và tôi cũng đã giặt nốt chỗ quần áo còn lại.”

Vậy hãy cho tôi biết cảm giác của anh như thế nào?

” Chàng trai trẻ bèn trả lời trong nước mắt:

“Thứ nhất: Tôi thấu hiểu thêm những gì tôi đã có được nhờ có mẹ ngày hôm nay.

Thứ hai: Tôi hiểu được kiếm tiền vất vả đến như thế nào.

Thứ ba: Tôi đã nhận thức được sự quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình.”

Vị CEO nói:

“Đó chính xác là những gì tôi cần tìm ở một nhà quản lý, hoặc một người trong tương lai sẽ ở cấp quản lý cao hơn của Tập đoàn này. Tôi muốn tìm những ứng viên có thể nhận thức được sự giúp đỡ của những người khác, người có thể hiểu được sự khó nhọc của người khác khi hoàn thành một công việc nào đó, và là người không đặt tiền bạc là mục đích sống duy nhất của mình.

Về tiết kiệm

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy. Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi báo Nhân Dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.