K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

câu tục ngữ” Lửa thử vàng gian nan thử sức” dạy ta rằng gian nan thử thách là lò nung tu luyện con người có đủ tài năng và sức chịu đựng. Gian nan càng nhiều thành công càng lớn, càng vinh quang hơn. Do đó, muốn đi đến thành công, ta không nên chùn bước mà phải vững tin để vươn tới bằng quyết tâm và nghị lực của mình. Câu tục ngữ mãi mãi là một kinh nghiệm sống, là phương châm, là hành trang để ta bước vào đời.

Sự rèn luyện của con người thường được đánh giá qua cách họ hành động và những việc làm mà họ đang làm, sự kiên trì và bền bỉ đó được đánh giá qua hành động và những thói quen của họ, như dân tộc ta đã có câu lửa thử vàng gian nan thử sức.

Câu lửa thử vàng gian nan thử sức nghĩa đen của nó nói đến việc lửa đó là một dụng cụ trong mỗi gia đình, lửa là nguồn để đốt sáng và dùng để nấu nướng, nhưng nó lại là công cụ để thử vàng, khi vàng thả vào lửa nếu đó là vàng thật thì lửa cũng không làm nguy hại được nó, còn đối với gian nan đó là công cụ để thử sức của con người. Câu trên mang ý nghĩa hàm ẩn rất sâu sắc nói về ý chí mạnh mẽ của con người, mỗi chúng ta đều thấy được đều đó qua nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa ẩn chứa trong đó là nếp sống tốt cần có trong mỗi con người, mỗi người nên rèn luyện những điều cần thiết cho chính mình. Phẩm chất đạo đức của mỗi người cũng được thể hiện mạnh mẽ và đánh giá cao những hình ảnh đó, những hình ảnh mang tầm ý nghĩa sâu sắc và có ý nghĩa đến vô ngần.

Từ xưa đến nay dân ta đã sử dụng câu nói này làm một điều quan trọng cho chính cuộc sống của họ, cuộc sống của mỗi con người sẽ ngày càng tốt đẹp và ý nghĩa hơn, khi họ biết yêu thương và rèn luyện những phẩm chất đó một cách có ý nghĩa nhất. Trong cuộc sống của chúng ta những điều đó không chỉ để lại những ý nghĩa quan trọng mà nó mang tầm ý nghĩa vô cùng sâu sắc, những hình ảnh mang đậm giá trị về cuộc sống đó là sức mạnh vượt qua mọi gian nan thử thách, cho dù có khó khăn và gian nan như thế nào thì con người cũng cần phải cố gắng vượt qua nó, có như vậy chúng ta mới thấy được ý nghĩa thực sự của xã hội này.

Những vật dụng được dùng làm thước đo cho cuộc sống của chính họ không chỉ để lại những giá trị nhất mà nó còn phản ánh một cách sâu sắc và có ý nghĩa vô cùng lớn lao cho con người, mỗi người cần phải làm nên những điều đó qua cách họ sống, họ thể hiện cho cuộc đời này. Lửa dùng để thử vàng, nhưng sự cố gắng bền bỉ và kiên trì của con người lại được đo bằng khó khăn, bởi khi khó khăn họ có vượt qua được những thứ đó hay không, đó mới là những ý nghĩa quan trọng và đem lại giá trị cho cuộc sống của chúng ta. Những điều mà tưởng chừng như rất đơn gian nhưng nó lại là thước đo giá trị của cuộc sống, những giá trị mang tầm triết lý sâu sắc dành cho con người, họ là những con người kiên cường, luôn luôn quật khởi trước những sóng gió đang bủa vây phía trước, những khó khăn đó mới chính là ý nghĩa quan trọng và tạo nên giá trị cho chính cuộc sống của mình, những giá trị ý nghĩa và mang tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất. Trong cuộc đời của mỗi con người chắc hẳn không ai là chưa từng gặp khó khăn, nhưng sức mạnh của chính bản thân họ là nguồn sáng lớn lao mà giúp họ vượt qua được tất cả.

Sức mạnh của con người sẽ ngày càng tỏa sáng khi con người lâm vào khó khăn, những lúc khó khăn sức mạnh đó mới được phát huy một cách có giá trị và nó để lại những ý nghĩa mạnh mẽ nhất cho con người, mỗi người chúng ta ngày nay, đang không ngừng rèn luyện và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi lẽ không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên. Sức mạnh của con người sẽ làm nên rất nhiều những ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống này, cuộc đời của chúng ta sẽ không ngừng được cải thiện và phát triển nếu như chúng ta biết làm nên những điều tuyệt vời và có giá trị nhất.

Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần tự lực tự cường và luôn luôn biết vươn lên khó khăn trong cuộc sống như thầy Nguyễn Ngọc Ký cho dù bị liệt nhưng vẫn luôn cố gắng để làm con người có ích cho xã hội, đây là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo, những hành động và cử chỉ cao đẹp của họ đã làm cho họ thêm rạng rỡ và có ý nghĩa lớn lao nhất đối với cuộc đời và con người của họ.

Bên cạnh những con người luôn luôn biết vươn lên trên cuộc sống thì lại có những người hay nản chí, ích kỉ và không dám bức phá bản thân, đây thực sự là những con người hèn nhát, và họ làm cản trở sự phát triển của xã hội, những con người đó cần phải thay đổi tư tưởng suy nghĩ và những hành động của chính mình.

Câu trên đã mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho con người, nó mang những lời nhắc nhở về nghĩa cho chính cuộc sống của mỗi con người, những con người đó không chỉ làm nên những điều có giá trị mà họ hiểu được xứ mệnh của họ khi sinh ra trên cuộc đời này cần làm những điều gì.



 

19 tháng 11 2021

dạaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

10 tháng 6 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không  "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

  
10 tháng 6 2019

“Quyển sách nào đã đưa bạn đến với thế giới sách?” Đã có người hỏi tôi như vậy và tôi đã trả lời mà không cần suy nghĩ: Harry Potter.

Tôi đã đọc Harry Potter từ hè lớp 5 và đây cũng là tác phẩm tôi đọc trong thời gian lâu nhất. Không phải là tôi buồn ngủ mỗi khi nhìn vào quyển truyện đâu nhé! Bạn biết đấy, cái thời tôi lớp sáu thì internet, điện thoại chưa phát triển đến mức mỗi một người đều có riêng cho mình một chiếc như bây giờ. Chính vì vậy mà tôi chỉ có thể đọc ké của bạn vào mỗi tối trong kì nghỉ hè. Tôi đã say mê đến nỗi nghiền hết "Harry Potter và hòn đá phù thủy" chỉ trong ba buổi tối.

Đến với những trang sách của J. K. Rowling, dường như chúng ta đã bước vào nhà ga ngã tư Vua, lên chuyến tàu tốc hành Hogwarts, từng bước đến với thế giới đầy phép màu. Harry Potter chính là tác phẩm về cái tuổi học trò, nhà trường hay nhất mà tôi từng đọc nhưng đó không phải là những cô cậu học sinh bình thường, không phải ngôi trường bình thường mà là ngôi trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts và những cô cậu học trò phù thủy.

Câu chuyện xoay quanh bộ ba phù thủy gồm Harry Potter, Ronald Weasley, Hermione Granger trong những cuộc phiêu lưu và chống lại chúa tể hắc ám, “Kẻ - mà - ai - cũng - biết - là - ai", Voldemort.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về nhân vật chính của bộ truyện, cậu bé Harry Potter là một cậu bé gầy gò, tóc đen, đeo cặp kính tròn, một cái sẹo hình tia chớp trên trán. Harry mồ côi, phải sống với gia đình dì dượng Dursley, ngủ trong một căn phòng dưới gầm cầu thang, luôn bị gia đình dì dượng hắt hủi và luôn bị phạt mỗi khi trong nhà có chuyện lạ xảy ra. Dì cậu, Petunia luôn ghét những thứ liên quan đến pháp thuật hay phải chăng đó là sự ganh tị với cô em gái Lily khi là người đặc biệt trong gia đình? Trong khi đó dượng Vernon lại giấu tất cả những tài sản phép thuật mà Harry được kế thừa. Trong mắt mọi người xung quanh, cậu chỉ là một thằng nhóc lập dị, kém cỏi. Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ ngày sinh nhật lần thứ mười một của Harry.

Harry được đến với thế giới mà cậu thực sự thuộc về, có những người bạn mới, những người bạn cùng kề vai sát cánh chiến đấu. Trong thế giới phù thủy ấy, Harry không còn là một thằng nhóc lập dị nữa mà cậu là tầm thủ Quidditch trẻ nhất trong lịch sử Hogwarts, là học sinh được yêu mến trong mắt thầy cô, bạn bè, cậu được thừa kế cả một gia tài, có một người cha đỡ đầu và hơn hết cậu có những người bạn, có một gia đình. Gia đình Weasley, trường Hogwarts đã thực sự trở thành gia đình thứ hai của cậu. Harry dũng cảm, mưu trí, nhạy bén, sẵn sàng đối mặt với chúa tể hắc ám Voldemort để bảo vệ cho những người mà cậu yêu thương.

Tuổi thơ của tôi không chỉ có trèo cây, hái sim, bêu nắng bắt chuồn chuồn, gặt lúa, hái dưa lê... mà còn gắn liền với những trang sách về cuộc hành trình của Harry, Ron và Hermione. Đã có lần tôi đang đọc dở "Harry Potter và Hội Phượng hoàng" thì bị thầy quản sinh tịch thu truyện. Có trời mới biết lúc đó tôi đã bứt rứt như thế nào, khó chịu như thế nào. Không phải vì đó là truyện tôi mượn của bạn nên tôi bứt rứt tìm cách trả mà bởi tôi đang đọc dang dở. Lúc nào cũng thấp thỏm không biết truyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, có ai bị thương không hay Hội Phượng hoàng đã hất bay những tên Tử thần Thực tử ra khỏi chổi như thế nào? Lúc nào tôi cũng muốn được đắm mình trong thế giới màu nhiệm ấy.

J. K. Rowling đã tạo nên một tình bạn đẹp hơn bao giờ hết, hết sức đơn giản, chân thật nhưng chính tình bạn đó đã tỏa sáng, soi sáng toàn bộ tác phẩm, không để những thứ hắc ám dập tắt dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào. Người ta nói tình bạn dài hơn bảy năm là tình bạn vĩnh cửu và tình bạn giữa ba người đã thực sự trường tồn mãi mãi.

Bảy cuốn truyện, bảy trường sinh linh giá, bảy cuộc phiêu lưu, đã có những cái chết, đã có những sự hi sinh nhưng chính vì thế mà bộ truyện càng để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí tôi. Mỗi một bài học chúng ta nhận được đều đáng quý, đáng trân trọng. Tình bạn được xây đắp bởi chúng ta và chúng ta càng nên trân trọng, giữ gìn. Hơn bao giờ hết, tôi học được những bài học sâu sắc: đừng bao giờ đánh giá người khá qua quá khứ của họ và điều quyết định làm nên con người chúng ta là chính quyết định của chính chúng ta.

P/S: Chúc bạn hok tốt !!!

thiệt hả mình có nghe qua quảng cáo mà ko tin 

thanks

10 tháng 6 2019

Đây là trang hỏi đáp , chứ không phải trang quảng cáo nha bn 

~ Hok tốt ~
#Nobi

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách. 

10 tháng 6 2019

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác

10 tháng 6 2019

Em sinh ra và lớn lên ở Hoà Bình, bên dòng sông Đà nổi tiếng. Vì thế, sông Đà gắn bó thân thiết với tuổi thơ em. Dòng sông uốn lượn quanh co, chảy qua những triền núi, những bãi mía, nương ngô… rồi hoà nhập với những con sông khác như sông Lô, sông Hồng, cùng đổ ra biển Đông.

Các cụ già thường kể về con sông Đà hung dữ. Trước đây, hằng năm vào mùa lũ, nó cuốn phăng và nhận chìm tất cả những gì trên đường đi của nó. Những thác nước sôi réo ào ạt đổ về từ thượng nguồn, cuồn cuộn chảy bọt tung trắng xoá, có sức tàn phá thật đáng sợ! Những tai hoạ do sông Đà gây ra trở thành mối lo thường xuyên của người dân sinh sống hai bên bờ từ bao đời nay.

Em rất thích vẻ đẹp của sông Đà vào mùa nước cạn, nước trong vắt có thể nhìn thấy rõ từng đàn cá lội tung tăng, từng hòn đá, hòn cuội dưới đáy sông.

Chiều chiều, chúng em thoả thích bơi lội và nô giỡn. Giữa lòng sông, những doi cát dài nối tiếp nhau. Từng đoàn thuyền của dân kéo ra đây lấy cát. Chúng em sục chân thật sâu vào cát rồi lội ngược dòng với một niềm thích thú khó tả.

Dưới nắng trưa, dòng sông lấp lánh ánh vàng. Muôn ngàn tia nắng nhảy nhót đùa nghịch trên mặt sông như trẻ nhỏ. Dăm chiếc thuyền đánh cá, tiếng gõ mái chèo đuổi cá dồn dập vang lên giữa khung cảnh tĩnh mịch của trưa hè.

Chiều đến, màu nước như sẫm lại. Mặt trời đã khuất sau rặng núi xa xa. Những đám mây trắng lang thang vẫn tiếp tục du ngoạn về tận phương nào. Khói lam chiều vấn vít lan toả từ các mái bếp ven sông. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Nhưng sông Đà không còn hung hãn nữa. Bố mẹ em cùng hàng triệu người đã bắt tay vào công việc trị thuỷ sông Đà, biến nó thành dòng sông làm ra ánh sáng. Đứng trên mặt đập nước khổng lồ, em không còn nhận ra hình dáng quen thuộc của sông Đà ngày nào. Dòng sông đã bị chặn đứng, dồn lại thành một hồ nước mênh mông như biển. Phía chân đập, chỗ cửa xả lũ, nước đổ xuống thành một dòng thác trắng xoá, réo ào ào. Từ nay, sông Đà phục vụ đắc lực cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất nước ta.

Giờ đây, sông Đà được cả nước biết đến vì nó đã trở thành dòng sông ánh sáng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Nhưng hình ảnh dòng sông Đà nước trong veo mùa cạn với những doi cát vàng lấp lánh dưới nắng trưa vẫn mãi mãi ln đậm trong kí ức của em.
 

10 tháng 6 2019

Ai cũng có một quê hương, ai cũng có một điều để nhớ khi nhắc về quê hương. Nhắc đến quê hương tôi, có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được dòng sông Đào thân thương gắn bó với tôi suốt những năm tháng thơ ấu tươi đẹp.

Dòng sông Đào là một nhánh của sông Hồng bao la, chảy qua quê hương tôi. Nó đã có từ bao đời nay, từ khi tôi sinh ra, dòng sông đã yên bình ở đó. Sông trải dài qua bao xóm làng, ngày ngày, phù sa màu mỡ bồi đắp, cả dòng sông như một dải lụa đào quấn quanh làng quê. Hàng ngày, mặt nước yên bình, phẳng lặng in dấu cả bầu trời trong xanh với những đám mây trắng hồng. Hai bên bờ, những hàng tre, hàng liễu xanh ngắt, đứng sừng sững, xõa mái tóc dài xuống mặt nước giống như những nàng thiếu nữ đang chải đầu, làm dáng, làm duyên. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, mặt nước lăn tăn gợn sóng, một vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt sông, hững hờ trôi như những chiếc thuyền nhỏ.

Sông Đào chảy quanh xóm làng, dòng sông như người mẹ hiền, là nguồn sống cho người dân quê tôi. Nó là nguồn nước chính cung cấp cho những cánh đồng, ruộng rau, là nguồn cung cấp thủy hải sản quý giá, đôi khi lại là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt. Nơi đây cũng gắn bó với bao kỉ niệm thời ấu thơ của tôi. Những ngày chiều chiều lũ trẻ rủ nhau ra bờ sông chơi, nô đùa vui vẻ. bày những trò chơi lí thú. Khi ấy dòng sông như người bạn hiền hòa ngắm nhìn lũ trẻ chúng tôi vui chơi, mặt nước in bóng những nụ cười rạng rỡ. Vào những buổi chiều tối, các bà, các mẹ lại kéo nhau ra bờ sông giặt rũ, trò chuyện sau một ngày lao động mệt mòi, ánh trăng sáng rực rỡ soi sáng mặt nước như dát vàng dát bạc. Vào những ngày đánh cá, dòng sông lại tấp nập thuyền bè qua lại rộn ràng, những mẻ tôm, mẻ cá đầy ắp như những chiến lợi phẩm mà dòng sông dành tặng cho người dân quê tôi.

Đối với tôi, tôi thích nhất những lúc được ngồi bên bờ sông, đưa đôi chân xuống dòng nước để cảm nhận sự mát lạnh, đón những cơn gió trong lành, ngắm nhìn dòng sông quê hương yên bình, phẳng lặng, cảm giác dễ chịu mà bình yên vô cùng. Dòng sông đã luôn ở nơi đây, tồn tại như một chân lý, nó không còn chỉ là một dòng sông bình thường mà nó là người bạn tri kỉ không thể thiếu trong nếp sống của làng quê tôi. Dòng sông quê hương ấy đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ người con trưởng thành như ngày hôm nay nên nó thân thương mà đáng kính vô cùng.

Tôi lớn lên từ dòng nước của làng quê. Có lẽ sau ngày, dù có đi đâu xa, tôi cũng sẽ mãi mãi không bao giờ quên dòng sông Đào quê hương. Nó luôn tồn tại trong tôi như một kí ức không thể xóa nhòa của ngày ấu thơ, của nhịp đập quê hương luôn sục sôi trong trái tim này.
 

10 tháng 6 2019

Nghĩa : Còn nhỏ mà ko học , sau này ko làm đc trò trống j

10 tháng 6 2019

Học điều thiện , không học điều ác có hại cho chính bản thân và xã hội

Ta học cái Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng. Học làm người, học tri thức của nhân loại: kiến thức cơ bản trên ghế nhà trường, ngoài đời. 
Học điều thiện và học làm việc thiện. Học những cái hay, cái tốt để phân biệt thiện ác. 
Vậy đó, nói đến chữ học cũng khó có thể nói hết được. 

P/S: Chúc bạn hok tốt !!!

Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh phấn đấu quên mình cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Trong con người Hồ Chí Minh có đầy đủ phẩm chất hội tụ của một lãnh tụ thiên tài, đồng thời Người còn là hiện thân của một lãnh tụ kiểu mới của nhân dân: Vĩ đại mà không cao xa; thanh cao mà vô cùng giản dị, gần gũi, thân thiết và gắn bó với quần chúng; hết lòng, hết sức chăm lo cho sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; mong muốn xây dựng một nước Việt Nam mạnh giàu; nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân và chính bản thân Người là tấm gương tiêu biểu.

Nhớ lại những năm, tháng đất nước ta bị đô hộ bởi giặc ngoại xâm, nhân dân cực khổ, lầm than chịu thân phận của kiếp người nô lệ, Hồ Chí Minh đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Vượt qua muôn trùng khó khăn, thử thách, Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho dân tộc, như Người đã tự sự: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”[2]. Cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người chỉ có một tâm nguyện và ham muốn: “...ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[3]; cho đến khi phải từ biệt thế giới này, Người chỉ tiếc: “...tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”[4]. Chính ham muốn và mục đích vô cùng cao đẹp ấy, đã tạo cho Người một ý chí và nghị lực vô cùng mãnh liệt để: “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”[5]; đó là điểm tựa giúp Người vượt qua mọi khổ ải, khó khăn, dẫn dắt nhân dân ta đến bến bờ hạnh phúc. Hình ảnh của Hồ Chí Minh là hình ảnh của một lãnh tụ vĩ đại về trí tuệ lãnh đạo, mẫu mực về mối liên hệ thân thiết, gắn bó với nhân dân, hết lòng thương yêu nhân dân, dựa vào dân, vì “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, vì sức mạnh của nhân dân là vô địch, do đó phải “lấy dân làm gốc”. Người nói:

“Dễ mười lần không dân cũng chịu;

Khó trăm lần dân liệu cũng xong”[6].

Trên quan điểm đó, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở từ người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đến mỗi cán bộ, đảng viên, đều phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Người phân tích: “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[7]. Cho nên, mỗi cán bộ, đảng viên phải làm tốt trách nhiệm: “là người lãnh đạo và là người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân”; cán bộ phải gần dân, hiểu nguyện vọng của dân, để kịp thời giúp đỡ và “giải quyết các mắc mớ ở nơi dân”. Người đả phá quyết liệt những tư tưởng quan liêu, xa dân, lên mặt “quan cách mạng”, cơ hội, cậy quyền thế, “đè đầu, cưỡi cổ nhân dân”.

Sinh thời, trên cương vị đứng đầu Đảng, Nhà nước, dù bận nhiều công việc, nhưng để hiểu dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn bố trí tiếp dân tại Phủ Chủ tịch; dành thời gian để đi xuống cơ sở, tìm hiểu, “lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người không quan trọng”[8]. Những chuyến công tác về địa phương trực tiếp làm việc với nhân dân, đã giúp Người nắm sát công việc, hiểu đúng tình hình, từ đó đưa ra những quyết định chỉ đạo đúng đắn, hợp lý, hợp tình, phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, các cuộc gặp gỡ giữa Người với các tầng lớp đồng bào, là dịp để đồng bào trao đổi, bày tỏ tâm tư nguyện vọng với người đứng đầu Nhà nước, đồng thời là nguồn động viên to lớn đối với nhân dân, là cơ sở thắt chặt hơn niềm tin giữa Đảng với dân.

Với Hồ Chí Minh, không bao giờ Người coi mình đứng cao hơn nhân dân, mà chỉ tâm niệm suốt đời là người phục vụ trung thành và tận tuỵ của nhân dân, “như một người lính vâng mệnh quốc dân ra trước trận”[9]. Đối với nhân dân, từ các vị nhân sĩ trí thức đến bà con lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức vô song, là tượng đài toả ra ánh sáng của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn, ai cũng thấy ở Người sự gần gũi, ấm áp tình thương và sự bao dung, nếp sống giản dị và đức tính khiêm nhường. Cuộc đời Người coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Từ lúc làm thợ ảnh ở ngõ Côngpoăng (Pari –Thủ đô nước Pháp), đến khi làm Chủ tịch nước ở Thủ đô Hà Nội, Người vẫn sống một cuộc đời thanh bạch, tao nhã. Hòa bình lập lại, Người về Hà Nội, ngôi dinh thự của Phủ toàn quyền Đông Dương được lấy làm Phủ Chủ tịch, nhưng Người chỉ dùng khi tiếp khách là nguyên thủ nước ngoài. Ngôi nhà sàn đơn sơ, chỉ có hai phòng nhỏ là nơi Người vừa ở vừa làm việc. Phương tiện sinh hoạt của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc giường đơn, một tủ quần áo, một chiếc máy thu thanh, một đôi dép lốp, hai bộ ka-ki… một sự giản dị thật vĩ đại, bởi vì Người đã hy sinh tất cả cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Nói về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tinh thần tận tuỵ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Người, Đảng ta khẳng định: “Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng. Đó là tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Tư tưởng và đạo đức của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta” [10].

Thời gian đã gần 50 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, ghi nhớ công lao vĩ đại của vị lãnh tụ kính yêu, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tích cực thi đua lập thành tích, thiết thực chào mừng kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Người; quyết tâm hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra. Nhớ đến Người, các thế hệ người Việt Nam mãi mãi tự hào về một con người bất tử, như Đảng ta đã khẳng định: “Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”[11].

------------------------

10 tháng 6 2019

hồ,chí,minh