có 1 người đi đến 2 thành phố tên A và B.Người tp A luôn nói đúng,người tp B luôn nói xạo.2 tp ở cạnh nhau,nên bn ko biết tp nào là tp nào,bn hãy đặt câu hỏi để xác định đi nào!
Quá i-dì bn nào có kết quả nhanh đúng mk tk #_@
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời
Đọc kĩ đề là được !
Giả sử bạn là bác tài xế, vậy bác tài xế tên của tui
Mai !
Trả lời
1)Từ nào sau đây có đủ cả 3 bộ phận của tiếng ?
A)Ta B)Oán C)Ơn
Câu A
2)Trong 3 bộ phận của tiếng, bộ phận nào có thể có hoặc không có ?
A)Thanh B)Vần C)Âm đầu.
Câu C
Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.
Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ.
Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được.
Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đuờng đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”.
Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ.
Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”.
Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ.
Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.
Đây là của bài cổng trường mở ra
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!
Study well
Việt Nam- Đất nước thân yêu của những người dân Việt Nam.Một đất nước đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dành độc lập.Việt Nam anh dũng nhưng lại mang trong mình những vẻ đẹp tự nhiên.Một trong những vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp bình dị Việt Nam được thể hiện qua hai khổ thơ đầu của bài thơ:"Việt Nam đất nước ta ơi!..." của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã phác họa nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của VN:
"Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều"
Nhà thơ đã coi VN là một người bạn thân từ rất lâu:"VN đất nước ta ơi!".VN như một người bạn thân thiết dã rất thân thuọc và gần gũi không chỉ với tác giả mà cả chúng ta. Từng lời thơ vang lên mộc mạc như hiện lên trước mắt người đọc một làng quê thanh bình, yên ả nhưng không hoang vu, heo hút mà nơi đấy lại ấm áp. Những cánh đồng mênh mông tưởng chừng như vô tận đang dần hiện ra trước mắt người đọc. Những biển lua mênh mông, bát ngát và xanh mát, mang theo hương thơm dịu nhẹ của cánh đồng VN khiến ai đã từng chứng kiến đều muốn quay lại, nhất là khi lúa chín. Những bông lúa chín vàng treo lủng lẳng, những hạt lúa vang ươm chắc nịnh theo gió bay xa manh theo bao hạnh phúc về một vụ mùa bội thu. Chiều chiều, từng đàn cò trắng rập rờn cánh bay trở thành những câu hát quên thuộc của đồng quê:"Con cò là cò bay lả,lả bay la. Bay từ là từ ruộng lúa,bay ra là ra cánh đồng.Tình tính tang là tang tính tình...".Rồi cả dãy núi Trường Son sớm chiều may bay che phủ một làn sương trắng mỏng manh. Những cách đồng mênh mông, bát ngát; những cánh cò bay lả rập rờn và đỉnh Trường Sơn mây mờ che phủ như đã được thổi hồn vào làm cho những cảnh vật ấy có sức sống . Từ đó, khổ thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp thanh bình, giản dị, mộc mạc của thiên nhiên VN , đồng thời thể hiện tình yêu những vẻ đẹp bình dị, dân dã dất nước của tác giả.
Nếu khổ thơ thứ nhất là về thiên nhiên đất nước thì khổ thơ thứ hai lại nói về con người VN.
(trích dẫn khổ 2:Quê hương bết mấy thân yêu...Chìm trong bể máu lại vùng đứng lên"
Con người VN luôn cần cù, chịu thương chịu khó.Từ khi xây dụng đất nước đến khi lúc chiiens đáu để bapr vệ tổ quốc thân yêu, người VN luôn chịu rất nhiều cực khổ:đói kem, mất mùa, chết chóc.Nhưng không vì vậy mà người VN chịu bỏ cuộc.Họ không cam tâm bị mất nước nên họ phải đấu tranh để bảo vệ dân tộc, bảo vệ chủ quyền đôc lập. Giặc kia dù mạnh thế nào, cao siêu bao nhiêu thì cũng sẽ chịu cúi đầu trước những con người dũng cảm mà thôi. Một dân tộc trước kia bị xem thường rồi cũng sẽ vươn lên.Con người việt nam là thế đấy, luôn cố gắng vươn lên, chiến thắng mội kẻ thù xâm lược, làm cho những đế quốc hùng mạnh rồi cũng bị tiieu diệt như bài Nam quốc sơn hà đã viết:
" Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".
Từ hai khổ thơ đầu, nhả thơ đã ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người VN,đồng thời nhà thơ cũng thể hiên tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc đối với quê hương đất nước.Qua đoạn thơ, ta càng cảm thấy yêu mến và trân trọng quê hương nhiều hơn.Đó cũng là một lời với mối người:"Bất kể ai đi xa cũng luôn hướng về quê hương thân yêu Việt Nam ''
Chúc bạn học tốt !!!
“Mẹ là gì?” Nếu có ai hỏi tôi câu này chắc tôi sẽ bối rối ghê lắm. Trong từ điển ngôn ngữ, người ta định nghĩa thế này: “Mẹ là người đàn bà đã sinh ra bạn”. Chỉ có thế thôi sao? Tôi thì nhất định không đồng ý với định nghĩa như thế được. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy:
“Ví có người ân sâu dốc trả
Cõng mẹ cha tất cả hai vai
Giáp Tu Di núi chẳng sai
Đến trăm ngàn kiếp ân kia chưa vừa.”
Vâng, tình mẹ nói sao cho vừa. Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con.
Mẹ tôi không phải là một hoa hậu thế giới hay một nữ hoàng Victoria nào đó, mẹ đơn giản chỉ là mẹ thôi. Hằng đêm, khi tôi đang say giấc nồng thì mẹ vẫn cặm cụi làm việc, đương đầu trước mọi chông gai của cuộc đời. Bàn tay mẹ gầy gầy xương xương như chứng tỏ sự khổ cực mà mẹ phải trải qua. Dáng mẹ nhỏ nhắn. Mái tóc đen đã lấm tấm vài sợi bạc. Tuổi đời đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn chăm sóc cho tôi từng li từng tí. Sáng sớm khi tôi thức dậy đã thấy mẹ đi làm, nhưng trên bàn vẫn thơm phức tô mì mà mẹ đã dành cho tôi để tôi no bụng trước khi đi học. Trưa, khi tôi về vừa kịp ăn chén cơm mẹ nấu thì lại thấy cái dáng nhỏ nhắn của mẹ tất tả đi làm tiếp ca thứ hai. Tối, khi tôi đang học bài thì mẹ lại đang dọn dẹp nhà cửa. Bận rộn đủ việc nhưng mẹ rất quan tâm đến việc học hành của tôi. Những lúc tôi đạt điểm cao, trên gương mặt gầy gầy của mẹ lại nở một nụ cười tươi tắn hơn bao giờ hết.
Tuổi thơ tôi không được hạnh phúc như bao đứa trẻ khác. Mẹ tôi và ba tôi đã chia tay nhau khi tôi mới vào lớp Một. Kể từ đấy, tôi sống với mẹ, gia đình tôi cũng từ dạo ấy vắng đi tiếng cười đùa vui vẻ ngày nào. Gia đình tôi vốn cũng không khá giả gì, mẹ tôi làm ở một xí nghiệp may, lương một tháng cũng chẳng là bao. Từ khi chia tay với ba, mọi gánh nặng kinh tế của gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của mẹ. Từng cái áo, từng quyển vở, từng miếng ăn, giấc ngủ đều một tay mẹ tôi chăm chút. Nhưng tôi lại là một cô bé trẻ thơ và ngây ngô. Tôi ham chơi và vui đùa cùng chúng bạn mà không quan tâm gì đến mẹ. Đôi khi mẹ tôi mắng: “Tại sao mẹ kêu con ăn xong phải rửa chén mà con cứ để ở đây?”, “Tại sao con đi học về mà giày dép cứ vứt lung tung thế kia?”. Những lúc ấy, tôi lại đóng sập cửa và bật tivi ồn đến mức không nghe được tiếng mẹ mắng nữa.
Hôm đó, lúc tôi đi học, tôi nói dối với mẹ rằng chiều tôi sẽ về trễ vì phải đi học nhóm. Sau khi đi học, tôi cùng mấy nhỏ bạn thân đi lòng vòng quanh phố để khi về nhà thì mẹ làm việc nhà và tôi thì ngồi chơi mà không bị la mắng nữa. Nghĩ thế nên trong lòng tôi đắc chí lắm. Thế nhưng không may, trên đường về trời đổ mưa rất to, tôi bị cảm nặng. Tối hôm ấy, tôi chỉ biết nằm mê man trên giường. Mẹ đã túc trực bên tôi suốt đêm, lo cho tôi đến xanh xao cả người. Mẹ đút cho tôi từng muỗng cháo, cho tôi uống từng viên thuốc. “Con ho lòng mẹ tan tành. Con khóc lòng mẹ như bình nước sôi.” Sau lần đó tôi rất hối hận. Từ hôm ấy tôi mới hiểu được tình mẫu tử là như thế nào.
Mặc dù tôi là một cô bé rất gan lì nhưng mỗi khi có một ai nhắc đến mẹ là nước mắt tôi rơm rớm. Có nhiều người hỏi tôi rằng có khi nào tôi cảm thấy tủi thân khi không có sự chăm sóc của ba không. Khi ấy, tôi vẫn quả quyết: “Có thể tôi không được sinh ra trong một ngôi sao may mắn nhưng tôi biết mình vẫn hạnh phúc hơn nhiều người khác vì vẫn còn có mẹ.”
Chúc bạn học tốt !!!
Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như hội. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy phành phạch bấm còi inh ỏi. Vài chỗ lại ùn người lại. Một chiếc xe ca đi đón khách. Người phụ nữ đứng bên cửa, đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường. Dòng người qua lại dạt về hai phía. Một thanh niên đl xe đạp. Sau xe đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “bình” một tiếng. Một cậu học sinh lách vội va phải bánh sau, cả cái xe lật nhào. “Xoảng...xoảng”. Két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung toé. Mảnh trai sắc vương vãi mặt đường. Hai người va xe kéo co nhau một hồi rồi cùng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, vẫn chen nhau. Chẳng ai để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ. - Ôi dào, để thế mà đi được! - Một bà cụ bán nước ở vỉa hè thốt lên như vậy.Cụ đăm đắm nhìn đám mảnh trai trên lòng đường, vẻ ái ngại. Người vẫn đi xe vẫn chạy. Chỉ có điều, tới gần nơi ấy, ai cũng vội né sang bên. Nhưng chẳng thấy ai dừng lại. Rồi một lúc sau, em thấy bà cụ quay vào trong nhà. Tay cụ cầm cái chổi, tay kia cụ xách cái mủng con. Lưng cụ đã còng. Cụ lọm khọm đi xuống lòng đường và từ từ đi đến chỗ mảnh chai vương vãi ấy. Cụ ngồi xuống lấy chổi quét gom lại. Một số người đi qua nhìn dửng dưng. Bên đường kia có tiếng la: - Thằng Nhẫn đâu, ra giúp bà một tay đi con! Lỡ xe đụng vào bà. Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu ấy đỡ bà cụ đứng lên, dìu bà vào vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại, bê cái thúng chạy xuống cuối phó, đổ mảnh chai vào thùng rác công cộng. Tất cả những chuyện ấy, em đứng trong thềm nhà được thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên hiện lên trong óc em: - Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Ukm....hay thật
Nhưng lần sau đừng đăng những câu hỏi linh tinh nha ...cảm ơn
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
thì chắc hỏi là đâu là tp A, đâu là tp B thui