K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2019

Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh 968-979) Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con trai ông Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược. Thấy nhân dân khổ sở vì loạn 12 sứ quân, Ông dựng cờ nghĩa, mong lập nghiệp lớn. Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới cờ của Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu, được Trần Lãm nhận làm con nuôi. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân. Năm Mậu Thìn (968) sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

11 tháng 1 2019

- Cuối tháng 3/1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số hội viên tiên tiến của Hội…ở bắc Kỳ họp tại số nhà 5D( Hàm Long- Hà Nội) lập ra chi bộ Cộng sản gồm 7 ĐV. Chi bộ mở cuộc vận động để thành lập một Đảng cộng sản nhằm thay thế Hội ….Tháng 5/1929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VN …họp tại Hương Cảng ( TQ) đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra vấn đề thành lập ĐCS nhưng không được chấp nhận nên bỏ đại hội về nước. Tháng 6/1929, đại biểu của cơ sở Cộng sản ở Bắc kì họp tại số nhà 312, phố Khâm Thiên quyết định thành lập Đông Dương cộng sản Đảng.
- Tháng 8/29, sau khi về nước bộ phậnNamkỳ quyết định thành lập An nam cộng sản đảng. Đảng có một chi bộ hoạt động ở TQ, một chi bộ ở Nam Kỳ. Tờ báo đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng
- Tháng 9/29 những thành viên tiên tiến của tổ chức Tân Việt quyết định thành lập Đông dương cộng sản liên đoàn


+Ý nghĩa :- Sự xuất hiện liên tiếp củ ba tổ chức Cộng sản là xu thế khách quan và tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc VN
- Khẳng định bước nhảy vọt của cách mạng Việt nam , chứng tỏ hệ tư tưởng Cộng sản đã thắng thế trên trường chính trị VN
- Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng cộng sản. Sự xuất hiện ba tổ chức tiền thân thúc đẩy yếu tố chín muồi để thành lập Đảng

11 tháng 1 2019

1.Hoàn cảnh lịch sử:
- Đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh. Đặc biệt là phong trào công nông theo khuynh hướng vô sản, -> yêu cầu cấp thiết là phải có Đảng cộng sản để kịp thời lãnh đạo phong trào.
-Lúc này HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo nên trong nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Hoàn cảnh đó dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tổ chức Tân Việt dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929.
2. Quá trình thành lập:
Đông Dương cộng sản đảng:
-Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc kì thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội.
-Tháng 5/1929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, họ bỏ đại hội về nước.
- 17/ 6/1929 nhóm trung kiên cộng sản Bắc Kì đã họp tại số nhà 312 phố Khâm Thiªn-Hà Nội quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, Điều lệ Đảng, báo Búa liêm và hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì
An Nam cộng sản đảng: Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng sản đảng đã ảnh hưởng tích cực đến bộ phận còn lại của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kì. Tháng 8/1929 số hội viên còn lại của Hội ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng.
Đông Dương cộng sản liên đoàn: Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã đẩy nhanh qúa trình phân hóa của tổ chức Tân Việt. Tháng 9/1929 các hội viên tiên tiến của Tân Việt quyết định thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
3.Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
-Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
-Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
-Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

10 tháng 1 2019

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa quan trọng:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được nêu ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.



11 tháng 1 2019

Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là tất yếu của lịch sử.
+ Kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
+ Sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
+ Đó là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, khoa học của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên cả ba mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức.
+ Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cũng là lúc Việt Nam Quốc dân Đảng tan rã, cùng với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, sứ mệnh lịch sử của giai cấp tư sản kết thúc. Ngọn cờ phản đế, phản phong được chuyển sang tay giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản Việt Nam được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.
- Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt trọng đại của Cách mạng Việt Nam
+ Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX.
+ Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng".
+ Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
+ Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam.

8 tháng 1 2019

@Thảo Phương xl chị, em ko thấy ạ, do em on đồng thời cả 2 box nên ko tải lại

8 tháng 1 2019

*Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay:

1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

2. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…

3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.

4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.

*Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc:

- Thời cơ:

+ Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

- Thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.

+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

+ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.



8 tháng 1 2019

1)Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc -chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những đổi thay to lớn trong cuộc sống của con người.
Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hoá mới và tiện nghi sinh hoạt mới. Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao.
Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên). Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. Đó là nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ... và cả những “bãi rác” trong vũ trụ), việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, những dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.

8 tháng 1 2019

1. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc -chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những đổi thay to lớn trong cuộc sống của con người.
Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hoá mới và tiện nghi sinh hoạt mới. Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao.
Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên). Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. Đó là nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ... và cả những “bãi rác” trong vũ trụ), việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, những dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.

8 tháng 1 2019

Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.

8 tháng 1 2019

'Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình'
Đó là tuyên bố của Chủ tịch Fidel Castro Ruz, thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Cuba dành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ và ác liệt, đến bây giờ vẫn được nhiều người dân ghi nhớ.

1. Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN vào năm A. 1995 B. 1996 C. 1997 D. 1998 2. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6 – 1950) được coi là "..." đối với nền kinh tế Nhật Bản. A tiềm năng lớn B. cơn lốc C. nhảy vọt D. ngọn gió thần 3. Tham gia Hội nghị I-an-ta gồm nguyên thủ của các quốc gia nào? A. Anh, Pháp, Mỹ B. Liên xô, Mỹ, Anh C. Liên Xô, Pháp, Mỹ D. Anh, Đức,...
Đọc tiếp

1. Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN vào năm

A. 1995 B. 1996 C. 1997 D. 1998

2. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6 – 1950) được coi là "..." đối với nền kinh tế Nhật Bản.

A tiềm năng lớn B. cơn lốc C. nhảy vọt D. ngọn gió thần

3. Tham gia Hội nghị I-an-ta gồm nguyên thủ của các quốc gia nào?

A. Anh, Pháp, Mỹ B. Liên xô, Mỹ, Anh
C. Liên Xô, Pháp, Mỹ D. Anh, Đức, Mỹ

4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác ở Việt Nam nhằm

A. phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
B. phát triển nghề khai thác mỏ ở Việt Nam.
C. bù đắp những thiệt hại nặng nề do chiến tranh gây ra.
D. phát triển mọi mặt nền kinh tế cho vệt Nam .

Câu 2 (1 điểm): Sử dụng chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước đáp án sau rồi sắp xếp chúng theo các lĩnh vực cơ bản của Cách mạng khoa học – kĩ thuật.

A (Chất Pô-li-me (chất dẻo)...)
B (Năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng thủy triều...)
C (Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động....)
D (Tháng 3 – 1997, các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu .... Con cừu này được đặt tên là Đô-li...)

Lĩnh vực Thành tựu
Khoa học cơ bản
Công cụ sản xuất mới
Nguồn năng lượng mới
Vật liệu mới

3
8 tháng 1 2019

1. Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN vào năm

A. 1995 B. 1996 C. 1997 D. 1998

2. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6 – 1950) được coi là "..." đối với nền kinh tế Nhật Bản.

A tiềm năng lớn B. cơn lốc C. nhảy vọt D. ngọn gió thần

3. Tham gia Hội nghị I-an-ta gồm nguyên thủ của các quốc gia nào?

A. Anh, Pháp, Mỹ B. Liên xô, Mỹ, Anh
C. Liên Xô, Pháp, Mỹ D. Anh, Đức, Mỹ

4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác ở Việt Nam nhằm

A. phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
B. phát triển nghề khai thác mỏ ở Việt Nam.
C. bù đắp những thiệt hại nặng nề do chiến tranh gây ra.
D. phát triển mọi mặt nền kinh tế cho vệt Nam .

Câu 2 (1 điểm): Sử dụng chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước đáp án sau rồi sắp xếp chúng theo các lĩnh vực cơ bản của Cách mạng khoa học – kĩ thuật.

A (Chất Pô-li-me (chất dẻo)...)
B (Năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng thủy triều...)
C (Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động....)
D (Tháng 3 – 1997, các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu .... Con cừu này được đặt tên là Đô-li...)

Lĩnh vực Thành tựu
Khoa học cơ bản D
Công cụ sản xuất mới C
Nguồn năng lượng mới B
Vật liệu mới A

8 tháng 1 2019

1. Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN vào năm

A. 1995 B. 1996 C. 1997 D. 1998

3. Tham gia Hội nghị I-an-ta gồm nguyên thủ của các quốc gia nào?

A. Anh, Pháp, Mỹ B. Liên xô, Mỹ, Anh
C. Liên Xô, Pháp, Mỹ D. Anh, Đức, Mỹ

4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác ở Việt Nam nhằm

A. phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
B. phát triển nghề khai thác mỏ ở Việt Nam.
C. bù đắp những thiệt hại nặng nề do chiến tranh gây ra.
D. phát triển mọi mặt nền kinh tế cho vệt Nam .

8 tháng 1 2019

Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng, sự chạy đua vũ trang giữa 2 phe TBCN do Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu. Cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa tư tưởng…ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường…Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh tuy không xảy ra chiến tranh thế giới nhưng quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi

8 tháng 1 2019

-Chiến tranh Lạnh là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế

8 tháng 1 2019

Ý nghĩa: đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin và đi theo con đường cách mạng vô sản.