K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2021

mặc kệ , coi rất giang hồ nhưng ko biết có giang hồ hôg

19 tháng 8 2021

Bài 6: (2,75 điểm):Có đoạn văn sau: “Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vàomột lối đầy nấm dại, một thành phốnấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếcnấm to bằng cáiấm tích, màu sặc sỡrực lên. Mỗi chiếc nấm là một tòa lâuđài kiếntrúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồđi lạc vào kinh đô củavương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họlúp xúp dướichân”.

a.Đoạn văn trên trích trong bài nào? Tác giảlà ai? (0,5 điểm

Trả lời : Đoạn văn trên trích trong bài Kì diệu rừng xanh. Tác giả Nguyễn Phan Hách

        Ps: nhớ k

                                                                                                                                                    # Aeri # 

19 tháng 8 2021

Tham khảo nha :

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử.

Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá đó là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha!. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.

Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sự xa cách càng làm dâng lên trong anh nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi anh đi nó chưa đầy một tuổi. Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng anh. Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần anh hỏi “Sao không cho con bé lên cùng?’’. Không gặp được con anh đành ngắm con qua ảnh vậy … Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kĩ lắm rồi, nhưng anh luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi nó như một báu vật. Còn đối với con gái Thu của anh thì sao? Từ nhỏ đến hồi tám tuổi nó chỉ được biết ba nó qua ảnh và qua lời kể của bà ngoại và mẹ. Dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưng có lẽ Thu cũng cảm thấy thiếu hụt một tình thương, sự che chở của người cha. Chắc bé Thu từng giờ từng phút trông chờ ba nó lắm nhỉ? Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẵng ấy cũng làm tăng lên trong lòng hai cha con anh sáu nỗi nhớ nhung, mong chờ, anh Sáu ao ước gặp con, còn bé Thu ao ước gặp bố.

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống, cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị ông Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

Dường như sự lạnh lùng và bướng bỉnh của bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm đang trào dâng tha thiết nhất trong lòng ông. Vì quá yêu thương con nên anh Sáu không cầm nổi cảm xúc của mình. Trong bữa cơm, cưng con, anh gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm. Giận quá, anh đã vung tay đánh và quát nó. Có lẽ việc đánh con bé là nằm ngoài những mong muốn của ông. Tất cả cũng chỉ là do anh quá yêu thương con. Có thể coi việc bé Thu hất cái trứng ra khỏi chén như một ngòi nổ làm bùng lên những tình cảm mà lâu nay anh dồn nén và chất chứa trong lòng.

Nhưng khi ta hiểu ra thì lại thấy rằng: Chính cái hành động đáng ghét ấy lại vô cùng đáng quý. Chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha. Đơn giản vì lúc bấy giờ trong trí nhớ thơ ngây của Thu thì cha em đẹp lắm. Vì bom đạn quân thù, cha mang sẹo trên mặt. Đấy là điều đau khổ vậy mà nó không hiểu, lại xa lánh khiến cha đau khổ thêm. Cô bé không tin, thậm chí còn ngờ vực, điều đó chứng tỏ cô bé không dễ tin người. Cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng mình thì cô bé vẫn chưa gọi. Nó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà đó là sự kiên định, quyết liệt của một người có lập trường. Đây chính là cái mầm sâu kín sau này làm nên tính cách cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giải phóng. Đến khi được bà ngoại giảng giải về cái thẹo trên má ba, thì Thu mới vỡ lẽ đó thực là ba mình. Hình ảnh người cha thân yêu trên ảnh, người cha kính mến mà cô ghi sâu trong lòng, đến lúc ấy mới nhập vào người đang xưng ba có vết thẹo dài đây. Đã vỡ lẽ thì tình yêu ba nhân lên gấp bội nhưng … đã muộn rồi. Song đến giây phút cuối cùng, trước khi anh Sáu đi xa thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng cháy bùng lên. Lúc ra đi, chân anh ngập ngừng không muốn bước. Hẳn rằng anh Sáu muốn ôm con, hôn con nhưng sợ nó lại quẫy đạp và bỏ chạy nên anh chỉ đứng đấy nhìn nó với cặp mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu. Trong ánh mắt của anh, chất chứa bao yêu thương mà anh muốn trao gửi tới con. “Thôi ba đi nghe con”. Phải chi bé Thu hiểu được ánh mắt của ba nó, hiểu được tâm trạng của ba nó lúc này nhỉ? Rồi bỗng nó chạy đến kêu thất thanh “Ba…a….a…ba!”. Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Đó cũng là cái tiếng ba mà anh Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con, ông đã tưởng chẳng thể còn được nghe thì bất ngờ nó thét lên. Nó vỡ ra còn lòng người đọc thì nghẹn lại.

Ai có thể ngờ được một người lính dạn dày nơi chiến trường, quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng yếu mềm trước con gái mình. Những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! (“Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt”). ”Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với người cha thì đó là mơ ước đầu tiên và duy nhất, cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng ông. Tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu trở nên thiêng liêng, cao cả và mãnh liệt hơn biết bao khi ông tự tay làm chiếc lược ngà cho con. ”Khi ông Sáu tìm được khúc ngà sung sướng như trẻ con vớ được quà”, ”Ông thận trọng, tỉ mỉ…”, ”Ông gò lưng khắc từng nét…”. Một loạt hành động cảm động như khẳng định tình cha con sâu đậm. Tất cả tình yêu, nỗi nhớ con dồn cả vào công việc làm chiếc lược ấy. Ông nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong đời. Cuối truyện có chi tiết ông Sáu đưa tay vào túi, móc lấy cây lược, đưa cho bác Ba và nhìn một hồi lâu. Ông Sáu hi sinh mà không kịp trăn trối điều gì, chỉ có một ánh mắt với niềm ước nguyện cháy bỏng mong người bạn của mình sẽ là người thực hiện nốt lời hứa duy nhất của mình với con. Tình cảm của ông Sáu khiến người ta phải thấy ấm lòng và cảm động sâu sắc.

Người mất, người còn nhưng kỷ vật duy nhất, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại, chiếc lược ngà vẫn còn ở đây. Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm, kỳ diệu, là hiện hữu của tình cha con bất tử giữa ông Sáu và bé Thu; và là minh chứng chứng kiến lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu với con. Có thể chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông. Chiếc lược ngà xuất hiện đánh dấu một kết cấu vòng tròn cho câu chuyện, và cũng là bài ca đẹp tồn tại vĩnh cửu của tình cha con.

“Chiếc lược ngà” như một câu chuyện cổ tích hiện đại, thành công trong việc xây dựng hình tượng bé Thu và gửi gắm thông điệp đẹp về tình cha con. Nhân vật ông Ba - người kể chuyện hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng, phải là người từng trải, sống hết mình vì cách mạng kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người giàu tình yêu, nhân hậu mà rất kiên cường, bất khuất, nhà văn mới có thể nhập hồn được vào các nhân vật, sáng tạo nhiều hình tượng với các chi tiết sinh động, bất ngờ, hơn nữa lại có giọng văn dung dị, cảm động!

19 tháng 8 2021

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

19 tháng 8 2021

Dàn ý Tả cảnh buổi sáng trong vườn cây

I. Mở bài: giới thiệu khu vườn

II. Thân bài:

1. Miêu tả bao quát khu vườn

- Khu vườn rộng, rất nhiều loài cây kiểng và hoa

- Bầu trời trong xanh, những đám mây xanh ngắt

- Mặt trời bắt đầu chiếu sang chói chang

- Những chú chim kêu rả rích

2. Miêu tả chi tiết khu vườn

Ông chia khu vườn ra làm 3 khu rất riêng biệt và hữu ích đó là: khu cây kiểng và hoa, khu cây ăn quả và khu trồng rau.

a. Khu cây kiểng và hoa

- Ông là người hoài cổ nên nhưng loài cây và hoa ông trồng đều rất trang trọng, cổ kính cũng chính vì thế mà khu cây kiểng và hoa là khu rộng nhất.

- Ông trồng rất nhiều cây kiểng và hoa

- Có rất nhiều loài cây kiểng như: si, tùng, mai, lộc vừng,…. Cây mà tôi thích nhất là si vì ông uốn nó thành nhiều hình dạng rất thú vị.

- Những cây hoa như: hoa cúc, hoa hồng, hoa giấy,…

b. Khu cây ăn quả:

- Trong 3 khu tôi thích nhất là khu này

- Có rất nhiều cây ăn quả như: mít, xoài, ổi, vú sữa,….

c. Khu trồng rau:

- Đây là khu rất quan trọng và cần thiết cho nhà tôi

- Nhà tôi luôn ăn trong vườn mà ông trồng

- Có nhiều loại rau như: xà lách, cải, rau má,….

- Mỗi sáng tôi đều tưới nước để cho khu vườn thêm xanh mát hơn.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về khu vườn

- Nêu tình cảm đối với khu vườn

Em sẽ làm như thế nào để khu vườn ngày càng tốt hơn và phát triển nó đa dạng hơn

noooooooooooooooooooooooo

19 tháng 8 2021

nooooooooooooo

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sáng trên cánh đồng.

2. Thân bài:

  • Mặt trời dần nhô lên đỏ hồng từ đằng đông.
  • Từng đàn chim ríu rít gọi nhau tìm thức ăn.
  • Những khoảnh ruộng lúa xanh rì như thảm cỏ.
  • Trên con đường bờ ruộng, nhộn nhịp các cô chú ra đồng, chuẩn bị cho công việc chăm sóc lúa.
  • Thi thoảng, từng cơn gió nhẹ tạo ra những sóng lúa lao xao.
  • Vô số côn trùng búng nhảy từ phía.
  • Những bụi lúa đung đưa những phiến lá xanh sẫm, mơn mởn sau một đêm tắm sương.
  • Từng bụi cỏ dại, những khóm bông điên điển không mời mà đến lần lượt được người nông dân nhổ lên.
  • Đám trẻ nhỏ đi theo bố mẹ đang tụm năm tụm ba chơi trò ô ăn quan. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng cười đùa khúc khích vang động làm ấm cả một khoảng đồng ruộng..
  • Ong bướm rập rờn bên những bông hoa ven đường.
  • Dưới gốc tre, đôi trâu nằm nhai cỏ thật an lành.

3. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh.

  • Bức tranh làng quê đẹp vô cùng.  
  • Cảnh thanh bình, trù phú trên cánh đồng mang đến hạnh phúc cho mọi người.
19 tháng 8 2021

1. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh công viên vào buổi sáng sớm.

2. Thân bài: 

Tả các cảnh vật của công viên vào buổi sáng: 

  • Không khí trong công viên buổi sáng sớm rất là trong lành và yên tĩnh.
  • Những chú chim đậu trên cành cây hót líu lo chào đón ngày mới.
  • Những giọt sương sớm đậu trên những cánh hoa long lanh, lấp lánh dưới ánh nắng mai tựa như những viên pha lê quý giá.
  • Những đóa hoa râm bụt, hoa loa kèn, hoa hồng đỏ, huệ trắng thi nhau tỏa hương chào đón ánh mặt trời.

...

Miêu tả cảnh vật xen lẫn với các hoạt động của con người:

  • Sáng sớm cũng là lúc để mọi nhười đi tập thể dục. Những cụ già đứng tập dưỡng sinh, hay những thanh thiếu niên chạy bộ, tập thể dục,... tất cả đang góp phần tạo nên sự ồn ào, vui nhộn ở công viên, phá tan đi sự yên bình trước đó.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về công viên buổi sớm. Em rất thích đến công viên vào buổi sáng sớm.

nhà em có 1 chú chó rất xinh.Chú có đôi tai rất thính và chú khoác lên mk mốt j bộ da có nâu tuyệt đẹp.E rất yêu chú

mong bn tk hộ mk, cảm ơn bn rất nhìu nha

nhà em nuôi 2 con mèo mướp và cảnh nhưng em quý nhất là con mèo  mướp nhà em em đặt tên cho nó là khoai tây nó rất ngoan và có đôi tai rất thính có khi bàn tay sắc nhọn của nó giết chết một bé chim chào mào nhỏ . nhưng nó tốt với gia đình em lắm vì nó cũng bắt đc gián , chuột  ,.. ấn tượng nhất là cái mũi của nó thường ngửi ngửi ghê lắm và chỉ cận bê thức ăn ra là khoai tây phóng vèo như lửa. em coi con mèo mướp đó như là kẻ thù của em .

18 tháng 8 2021

Trả lời:
thút thít,oang oang,sụt sịt,sụt sùi,tỉ tê

Chúc bn hc tốt

18 tháng 8 2021

thút thít, nức nở, sụt sịt, oe oe, rên rỉ

-HT-

19 tháng 8 2021

a) Tiếng Sóng: Ì ầm, rì rào, ầm ầm, ì oạp, oàm oạp, ...

b) Tiếng khóc: Nức nở, rưng rưng, oang oang, nghẹn ngào, rưng rức, ...

c) Tiếng cười: Sằng sặc, khinh khích, rúc rích, tủm tỉm, giòn giã, ...

d) Tiếng nước chảy: Róc rách, rì rào, ầm ầm, ào ào, rành rạch, ...

                                       Học tốt!!!

18 tháng 8 2021

 thoang thoảng

-thum thủm

- ngon ngọt

- nồng

- thơm thơm

18 tháng 8 2021

Thoang thoảng, ngào ngạt, hăng hắc, nồng nặc, dìu dịu.