K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2022

- Chú bé đứng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt.

=> Từ mượn Hán Việt

- Mụ vợ không thèm nhìn, ra lệnh đuổi đi. Bon thị vệ xô tới đuổi ông lão ra ngoài, bon vệ binh cũng chạy đén tuốt gươm dọa chém. Nhân dân không rõ đầu đuôi cũng chạy lại chế giễu ông lão.

=> Từ mượn Hán Việt

26 tháng 8 2022

BPTT: Điệp ngữ (tôi, sách), So sánh (là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng những dấu hiện và những từ...)

Tác dụng: Giúp cho câu văn giàu hình ảnh, giàu sức gợi

Cho thấy vai trò của sách đối với nhân vật ''tôi'' và vẻ đẹp mà sách mang lại.

26 tháng 8 2022

1. Giải thích khái niệm ''Uống nước nhớ nguồn'' là gì?

2. Vai trò của ''Uống nước nhớ nguồn'' là gì?

3. Dẫn chứng

4. Phản đề

5. Kết luận

26 tháng 8 2022

Thế em cần cái gì?

26 tháng 8 2022

1. Chị Dậu là người phụ nữ làm nông có thân hình lực điền, là người đã có chồng và 2 đứa con.

(Trong câu chuyện, thời gian thúc su) Anh Dậu đang trong tình cảnh ốm đau bệnh nặng và bị đánh đập liên tục, có thể đi bất kỳ lúc nào.

2. Những chi tiết:

+ Miêu tả thái độ:

-> Người nhà lý trưởng và cai lệ sầm sập tiến vào nhà chị Dậu.

-> Hành động hung hăng, ngông cuồng và trong cuộc đối thoại thì tên cai lệ luôn đặt mình ở bề trên bằng cách gọi mày xưng ông.

+ Miêu tả hành động:

-> Chỉ vào mặt chị Dậu.

-> Trợn ngược hai mắt quát.

-> Giật phắt dây thừng trong tay anh người nhà lý trưởng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.

-> Khi chị Dậu xin tha thì cai lệ bịch vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến trói anh Dậu.

-> Khi chị Dậu nói xin tha, cai lệ tát vào mặt chị Dậu cái bốp rồi nhảy vào cạnh anh Dậu.

-> Giằng co với chị Dậu.

+ Miêu tả ngôn ngữ:

-> Thằng kia ..... mau!.

-> Chị .... giờ nào nữa!.

-> Mày định .... xin khất!.

-> Nếu không .... thôi à!.

-> Không hơi đâu .... điệu ra đình kia!.

-> Tha này! Tha này!.

3.

Em có nhận xét:

+ đó là những hành động hung hăng phách lối không biết thương yêu con người - thẳng tay với chị Dậu.

+ đó là những ngôn ngữ, lời nói ngông cuồng thiếu học thức bày rõ sự vô học và một tâm hồn đen xấu không có tình yêu thương.

26 tháng 8 2022

1. Chị Dậu là một người phụ nữ nông dân có chồng và 3 đứa con. Anh Dậu là người nghèo khổ, không có tiền nộp sưu thuế khiến chị Dậu phải bán cái Tý để có tiền đóng sưu thuế cho cả anh và người em trai đã mất.

2. Thái độ: Từ cầu xin, lời nói như ra lệnh đến khi thành hành động

Hành động: Xông vào đánh Cai lệ và người nhà lý trưởng ''ngã chỏng quèo''.

Ngôn ngữ: Từ một người bề dưới đến ngang hàng, sau đó là lời của bề trên.

3. Nhận xét:

Sự nhún nhường của chị Dậu đã không được Cai lệ chấp nhận đến khi chị phải nói như ra lệnh và đánh nhau với Cai lệ thể hiện tình thương chồng và sức mạnh phản kháng tiềm tàng trong chị. Chị là đại diện cho những người nông dân vùng lên đấu tranh chống lại áp bức bóc lột. 

26 tháng 8 2022

Trong xã hội hiện đại - khi mà các phương tiện nghe nhìn phát triển rầm rộ, thì giới trẻ dường như không còn quan tâm tới việc đọc sách nữa. Các bạn quá mải mê với các trang mạng xã hội thú vị như tik tok, facebook,... và các trò chơi ảo trên mạng để giải trí. Những điều đó làm cho giới trẻ quá thích thú với nó, một số còn chìm đắm vào nó và hiển nhiên: hoàn toàn quên đi những bậc thầy vô hình là sách. Khi thời gian chơi với các bạn còn không đủ, các bạn không còn thời gian để đụng đến những cuốn sách mà bây giờ chúng đang lăn lóc ở đâu đó chính các bạn cũng không rõ. Thực ra, đọc sách có rất nhiều lợi ích cho các bạn hơn là việc ngày ngày lướt các video ngắn, chơi game,.... Người ta sẽ trở nên có kiến thức hơn, tài giỏi hơn, tốt đẹp hơn khi họ tiếp thu nhiều kiến thức!. Đặc biệt là đọc sách. Đọc sách vừa giúp ta khám phá ra những điều mới mẻ trong cuộc sống, dạy cho chúng ta cách suy nghĩ làm dãn tầm nhìn hạn hẹp của ta vừa giúp ta lễ phép, dạy dỗ lễ nghi đúng mực của một con người. Hơn thế nữa, sách còn giúp ta có nhiều vốn từ nhiều cái nhìn về một việc một vật. Trí tuệ con người ta không thể nào chỉ dừng lại ở trên bảng mà thầy cô giảng dạy!. Thay vào đó, ta còn cần tiếp nhận nhiều kiến thức hơn ở sách, ở trên mạng,... Nhưng theo em, đọc sách nhiều vẫn tốt hơn là lên mạng nhiều!. Chúng ta, đặc biệt là giới trẻ hiện nay cần hiểu hơn về tầm quan trọng của việc đọc sách!. Không nên mê mải với các phương tiện nghe nhìn. Cuộc đời con người ta là một hành trình thu nạp kiến thức, đừng quá thích thú với phương tiện nghe nhìn đó mà đánh mất cả tương lai sau này của bản thân. Các bạn hãy tự hạn chế thời gian lên mạng của mình, hạn chế cầm điện thoại lên mạng quá nhiều trong ngày mà thay vào đó, ta có thể dành thời gian ra để đọc một vài cuốn sách. Hãy cố gắng học hành, tiếp nạp kiến thức vô giá bất tận trong cuộc sống, hãy giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ các bạn!. Đừng làm một người vô tích sự, hãy làm một người có tài năng, có giá trị bản thân và biết cống hiến cho đời - cho xã hội.

#TueLam

26 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Đọc sách luôn có vai trò quan trọng đối với giới trẻ dù ở bất cứ thời điểm nào...)

Thân đoạn:

Bàn luận:

Nêu khái niệm đọc sách là gì?

Vai trò của việc đọc sách:

+ Giúp cho ta có thêm kiến thức văn hóa, xã hội

+ Có cái nhìn rộng lớn về cuộc sống, con người

+ Giúp cho xã hội có nhiều nhân tài, xã hội ngày càng phát triển

...

Dẫn chứng: 

Ví dụ: Ngày nay ta ít khi thấy cảnh học sinh hay giới trẻ đến thư viện đọc sách mà thay vào đó là đi đến các nơi vui chơi giải trí khác.

Mở rộng vấn đề:

Trái ngược với những người coi trọng việc đọc sách?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện vai trò của việc đọc sách?

Lời khuyên cho giới trẻ:

+ Mỗi người nên chọn cho mình một cuốn sách hay và bổ ích để đọc và cảm nhận

+ Nên chọn loại sách phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh

+ Trân quý và coi sách như những người bạn của mình

Kết đoạn.

Trình bày một lần nữa vai trò của việc học.

_mingnguyet.hoc24_

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người...
Đọc tiếp

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất

Câu 1:Từ nội dung đoạn văn trên em có suy nghĩ gì về cách nhìn nhận ,đánh giá con người trong xã hội hiện nay

Câu 2:Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước”, rồi “hu hu khóc”. Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. Hãy so sánh và chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước mắt này.

giúp mình với ạ!

2
26 tháng 8 2022

1. Em có suy nghĩ:

- Khi con người ta đã quá mệt mỏi với cuộc sống, họ quá khổ sở thì nhiều người sẽ không còn muốn có lòng yêu thương dành cho mọi người xung quanh nữa.

- Nếu như chúng ta, không cố gắng tìm hiểu họ ngọn ngành thì ta chỉ thấy những điều xấu của họ. Có thể, đó là những điều mà ta tự nghĩ ra để không thấy họ tội nghiệp đáng thương mà giúp đỡ.

- Con người trong xã hội hiện nay vẫn luôn có một tình yêu thương trong lòng, thế nhưng do hoàn cảnh,... họ không còn muốn có nó nữa. 

- Tuy vậy, một số người vẫn không bị tha hóa. Họ vẫn có lòng yêu thương dù có ở trong hoàn cảnh khó khăn đường cùng thế nào chăng nữa.

- Nói chung, cách nhìn nhận đánh giá con người trong xã hội hiện nay tùy thuộc vào hoàn cảnh và bản tính của người nhìn, đánh giá. 

2. Tiếng khóc đầu tiên của Lão Hạc là hu hu, bộc lộ tâm trạng đau xót buồn lòng đến mãnh liệt. Khi ấy, Lão đau thương trong lòng mình khi phải chia tay con chó mình yêu quý. Đó là tiếng khóc bày tỏ sự đau thương.

Tiếng khóc thứ hai của ông giáo là òa lên, khi đó ông giáo muốn cùng san sẻ nỗi buồn với Lão Hạc. Đó là tiếng khóc muốn chia sẽ đau thương bày tỏ tình yêu mến, sự thân quý của ông giáo với Lão Hạc khi ông giáo khóc hòa chung cảm xúc với Lão Hạc.

26 tháng 8 2022

1. Nhận xét về cách nhìn nhận, đánh giá con người trong xã hội hiện nay:

Đôi khi con người trong xã hội hiện nay chỉ đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài hoặc quy kết tính cách của họ qua một hành động. Cách nhìn này cho thấy sự nóng vội và quy chụp người khác, khiến cho xã hội mang nhiều sự hoài nghi và xa cách. Chúng ta cần ngăn chặn hành động này và có cái nhìn bao quát hơn về người khác.

2. Giọt nước mắt trong câu thứ nhất là của lão Hạc. Những giọt nước mắt này mang sự đau xót, dằn vặt bản thân của lão khi phải bán đi người bạn duy nhất, người lão coi như ''con'' mình. Tiếng khóc có phần cay đắng và đáng thương. 

Giọt nước mắt trong câu thứ hai là của ông giáo. Những giọt nước mắt này mang sự cảm thông, thương xót cho hoàn cảnh của lão. Tiếng khóc có phần nhẹ nhàng và ái ngại. 

Cả hai tiếng khóc và những giọt nước mắt đều thể hiện lòng nhân đạo của lão Hạc và ông giáo. 

26 tháng 8 2022

Chất thơ trong chuyện ngắn "tôi đi học" là:

+ Tình huống chuyện giàu cảm xúc.

+ Bố cục của chuyện cũng giống một bài thơ trữ tình.

+ Mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau ấm áp tình người.

+ Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong chuyện.

+ Chuyện có những hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh ngôi trường và các hình ảnh so sánh.

26 tháng 8 2022

Chất thơ trong truyện ngắn ''Tôi đi học''

+ Cốt truyện giản dị, đơn sơ, câu văn giàu hình ảnh

+ Nhân vật có lời kể tha thiết, giàu cảm xúc

+ Thiên nhiên và con người mang vẻ gần gũi, dễ mến

+ Thể hiện ước mơ và khát vọng bay cao, bay xa của nhân vật

26 tháng 8 2022

Mở đoạn:

- G.t bài thơ trên.

- Dẫn dắt vào đoạn thơ.

Thân đoạn:

- Khái quát nội dung đoạn thơ trên:

+ Là cái nhìn của Bác về vẻ đẹp của thiên nhiên: tiếng suối, trăng, bóng, hoa vào khuya.

+ Là những dòng tâm trạng, cảm xúc lo lắng tình hình nước nhà bấy giờ của Bác.

- Trong thời gian khuya vắng, Bác không thể ngủ vì lo cho đất nước. Hoàn cảnh ấy, tình yêu thiên nhiên trong lòng Bác trỗi dậy.

+ Bác cảm nhận trước tiên là âm thanh, đó là tiếng suối róc rách như mọi hôm. Dù chẳng có gì đặc biệt nhưng Bác lại nghe ra tiếng hát ở xa, qua điều này ta thấy được chính tình yêu thiên nhiên đã gợi ra sự liên tưởng độc đáo của người. (câu mở rộng thành phần)

+ Tiếp đó là cảnh vật, một hình ảnh kỳ diệu được hiện ra trong đầu con người yêu thiên nhiên: trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cứ sự vật này lớn hơn lồng vào sự vật nhỏ hơn. (câu bị động)

-> Trăng thì để cây cổ thụ vào lòng và cái bóng của cây cổ thụ to lớn lại ôm những bông hoa nhỏ nhắn vào lòng. 

-> Thực là một khung cảnh đẹp đẽ nhưng chỉ có người có tình yêu thiên nhiên sâu sắc như Bác mới có thể diễn đạt những vẻ ấy một cách trơn tru có sức hút. 

-> Bởi điệp ngữ "lồng" càng cho ta cảm rõ sự nhốt lại, sự lớn hơn lồng vào sự nhỏ hơn. Ta biết được cái nhỏ còn có cái nhỏ hơn.

- Kế tiếp, sự nhân hóa hiện lên: cảnh khuya vẽ người chưa ngủ và sự so sánh " như vẽ người chưa ngủ" lại càng làm cho tâm tình của Bác bộc rõ sau khi nghe tiếng suối, ngắm nhìn nhiên nhiên.

+ Bác ngắm cảnh khuya tối vắng, tâm tình Bác dành cho người chưa ngủ lo cho nỗi nước nhà. Ta thấy được "người chưa ngủ" có một tình yêu to lớn dành cho đất nước quê hương mình.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại tình yêu thiên nhiên và tình yêu tổ quốc của Bác.

26 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Giới thiệu về tác giả HCM và tác phẩm Cảnh khuya (Hoặc em có thể giới thiệu cả về tác phẩm ''Nhật kì trong tù'')

Giới thiệu về 2 câu thơ (Đây là 2 câu thơ đầu của bài thơ)

Thân bài:

''Tiếng suối trong như tiếng hát xa''

+ Tác giả cảm nhận tiếng suối reo bằng thính giác

+ BPTT so sánh đã làm cho tiếng suối càng trở nên du dương, êm dịu trong đêm khuya thanh vắng

+ Tiếng suối được so sánh với ''tiếng hát xa'' cho thấy âm thanh từ xa vọng về, nhẹ nhàng nhưng để lại ấn tượng cho người nghe

=> Bác đã cảm nhận tiếng suối bằng một tâm hồn tinh tế, các giác quan nhạy bén và của một người có tinh thần yêu thiên nhiên. 

''Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa''

+ Bóng trăng rộng lớn bao la phủ lên những cây cổ thụ trong rừng

+ Bóng các cây cổ thụ lại nhẹ nhàng ôm lấy các cây hoa, làm cho chúng như một bức tranh duyên dáng.

+ Điệp từ ''lồng'' đã được Bác sử dụng một cách đắt giá, khiến nó trở thành ''nhãn tự'' của câu thơ, giúp cho người đọc cảm nhận mọi vật như đang hòa vào nhau.

=> Bác đã quan sát vô cùng tinh tế, hữu tình. 

''Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,''

+ Tình yêu thiên nhiên của Bác gắn liền với nỗi lo đất nước. Bác tuy bận trăm công ngàn việc nhưng vẫn dành thời gian để thưởng thức ánh trăng, thiên nhiên

+ Đây là nỗi lòng của vị lãnh tụ. Và có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác quên đi những âu lo.

''Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

+ BPTT điệp ngữ đã thể hiện sự suy tư, âu lo rất lớn của Người. Càng yêu thiên nhiên thì Người càng lo cho đất nước, nỗi khát khao về một đất nước yên bình khiến Người khắc khoải và không thể ngủ yên.

=> Bác đã thể hiện rõ tình cảm của mình dành cho đất nước.

Kết bài.

Bày tỏ suy nghĩ về cả bài thơ. 

Câu bị động gợi ý: Đất nước được Người lo lắng kể cả khi ngắm trăng.

Câu mở rộng thành phần gợi ý: Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và nỗi lòng của Bác, chưa một phút nào Người ngừng mong về một đất nước độc lập tự do. 

_mingnguyet.hoc24_

Trong cuộc sống ngày nay con người ngày càng đối xử lạnh nhạt, thờ ơ với nhau, dường như họ đã quên mất cách san sẻ, cách quan tâm, cách sẻ chia với người bên cạnh, từ đây gợi cho em rất nhiều băn khoăn suy nghĩ về yêu thương chia sẻ của con người ngày nay. Đầu tiên ta phải hiểu yêu thương, chia sẻ là gì? Đó là quan tâm, là đùm bọc, là giúp đỡ, là san sẻ những khó khăn với người bên cạnh ta. Sự yêu...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống ngày nay con người ngày càng đối xử lạnh nhạt, thờ ơ với nhau, dường như họ đã quên mất cách san sẻ, cách quan tâm, cách sẻ chia với người bên cạnh, từ đây gợi cho em rất nhiều băn khoăn suy nghĩ về yêu thương chia sẻ của con người ngày nay. Đầu tiên ta phải hiểu yêu thương, chia sẻ là gì? Đó là quan tâm, là đùm bọc, là giúp đỡ, là san sẻ những khó khăn với người bên cạnh ta. Sự yêu thương sẻ chia ấy được thể hiện vô cùng đơn giản, đôi khi chỉ là nụ cười ấm áp, đôi khi chỉ là một vòng ôm quan tâm, một ánh mắt hiền dịu. Yêu thương sẻ chia càng nhiều con người sẽ không còn hận thù phiền muộn, sẽ càng thân thiết gắn bó với nhau hơn. Yêu thương sẻ chia thật nhiều con người sẽ có thêm niềm tin, ý chí kiến cường để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Yêu thương sẻ chia thật nhiều con người sẽ nhận ra cuộc sống này thật ý nghĩa, thật diệu kỳ biết bao. Vậy nên đừng ngại yêu thương, đừng ngại sẻ chia quan tâm bạn nhé, hãy phát huy tình thần đồng bào, tình dân ấm áp như trong đợt covid vừa rồi, nhue trong đợt bão miền trung vừa rồi, lan tỏa tình yêu thương sẻ chia ấm nồng cho cộng đồng xã hội.

Giúp mik chỉ rõ cách trình bày nội dung và các phép liên kết đc sử dụng trong đoạn văn với !!!! Mik đang cần gấp

1
25 tháng 8 2022

Cách trình bày: Diễn dịch

Phép liên kết được sử dụng:

Phép lặp: yêu thương, chia sẻ

Phép nối: Đó là, Vậy nên

25 tháng 8 2022

cảm ơn bn nha

25 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Lòng hiếu thảo của con cái với ông bà, cha mẹ là điều vô cùng cần thiết trong xã hội ngày nay...)

Thân đoạn:

Bàn luận:

Nêu lòng hiếu thảo là gì?

Vai trò của lòng hiếu thảo:

+ Giúp cho ta biết thấu hiểu, cảm thông với công lao sinh thành, sự vất vả để cho ta có cuộc sống ấm no

+ Làm cho không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, các thành viên được kết nối với nhau

+ Giúp cho con người nâng cao đạo đức, lối sống

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Gia đình con cháu luôn yêu thương ông bà, cha mẹ là gia đình luôn hạnh phúc. 

Bàn luận mở rông:

Trái với lòng hiếu thảo là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?

Kết đoạn.

Trình bày vai trò của lòng hiếu thảo thêm một lần nữa.

_mingnguyet.hoc24_