K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.

- Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.

4. Một số bài học kinh nghiệm

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học quý báu, nổi bật là:

Bài học thứ nhất là có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.

Bài học thứ hai là vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3-1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13-8-1945. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.

19 tháng 3 2019

D.đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng

19 tháng 3 2019
Hoàn cảnh Ngay từ đầu chiến tranh, chúng ta vẫn chủ trương giải quyết vấn đề Đông Dương bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở Chính phủ Pháp phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Nhưng do bản chất ngoan cố và hiếu chiến nên chúng cố tình gây ra chiến tranh xâm lược, buộc nhân dân ta phải đứng lên cầm vũ khí. Sau 9 năm kháng chiến, chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi lớn về quân sự, về chính trị, ngoại giao. Ngược lại, địch càng ngày càng thất bại, càng lâm vào thế lúng túng bị động. Vì thế, chúng buộc phải nhìn thẳng vào sự thật, phải nói đến hòa bình để thương lượng với ta. Tại Hội nghị ngoại trưởng của 4 nước lớn là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp ỏ Béclin - Thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Đức (tháng 1/1954) thỏa thuận với nhau là sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế gồm 5 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc tại Giơnevơ để bàn về Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Thực hiện thoả ước trên, ngày 26/4/1954, vừa lúc quân ta kết thúc đợt 2 cuộc tiến công quân Pháp ở Điện Biên phủ thì Hội nghị Giơnevơ được triệu tập và khai mạc phiên dầu tiên.


+ Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ?

- Chính phủ Pháp và các nước tham gia Hội nghị Giơnevơ tuyên bố thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như của hai nước Lào và Campuchia trên bán đảo Đông Dương.

- Hai bên phải ngừng bắn ngay tại chỗ kể từ 0 giờ ngày 21/7/1954 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Riêng ở Việt Nam sẽ lấy vĩ tuyến 17 dọc sông Bến Hải cùng một khu phi quân sự dọc hai bên bờ sông làm ranh giới quân sự tạm thời. Quân đội liên hiệp Pháp và những người cộng tác với Pháp phải tập kết từ vĩ tuyến 17 trở về Nam, còn quân đội Việt Nam và những người yêu nước kháng chiến ở miền Nam sẽ tập kết từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc. Sau 2 năm, kể từ ngày ký kết Hiệp định, tức đến ngày 20/7/1956, quân đội Pháp phải rút hết khỏi Đông Dương để ở Việt Nam sẽ có tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, ở Lào. các lực lượng yêu nước kháng chiến sẽ tập kết về 2 tỉnh sầm Nưa và Phongsali. Ở Campuchia, các lực lượng yêu nước kháng chiến phục viên tại chỗ. Hai bên sẽ có một thời hạn khoảng 300 ngày kể từ ngày ký hiệp định để tập kết, chuyển quán, bàn giao và tiếp quản khu vực.

- Hai bên phải thực hiện việc trao trả hết tù binh và những người dân thường bị bắt trong chiến tranh.

- Hiệp định quy định cấm hai bên không dược có bất cứ hành động nào nhằm trả thù hay giết hại những người đã tửng cộng tác với đối phương trong chiến tranh, cấm các bên không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự chính trị nào, cấm các nước ngoài không được đưa quân đội, vũ khí và phương tiện chiến tranh vào các nước Đông Dương cũng như cấm các nước Đông Dương không được để cho nước ngoài sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ quân sự để gây lại chiến tranh hoặc phát động những cuộc chiến tranh xâm lược.

- Để đảm bảo cho Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh, hiệp định quy định sẽ thành lập một ủy ban quốc tế gồm có 3 nước Ấn Độ, Canada, Ba Lan, do đại biểu Ấn Độ làm chủ tịch, để giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định.

- Hiệp định ghi rõ: Những người tham gia ký Hiệp định Giơnevơ và những người tiếp tục sự nghiệp của Pháp trước đây đều phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định này.

- Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị cũng nhấn mạnh rằng: Vĩ tuyến 17 dọc sông Bến Hải cùng một khu phi quân sự dọc hai bên bờ sông chỉ được coi là ranh giới quân sự tạm thời chứ tuyệt nhiên không được coi là biên giới chia cắt lâu dài về lãnh thổ.
20 tháng 3 2019

Hoàn cảnh:

- Căn cứ vào những điều kiện cụ thể cuộc kháng chiến của ta, cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.

-Chính phủ ta đã kí hiệp định Giơ ne vơ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương vào ngày 21/7/1954.

Nội dung:

Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

19 tháng 3 2019

Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường. Quân đội Pháp muốn quyết chiến trận cuối cùng để đè bẹp quân chủ lực của ta.

Được sự "đầu tư", chi viện , giúp sức tối đa của Mỹ, thực dân Pháp đã nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm rất mạnh. Phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm là hình thức phòng ngự mới nhất và hiện đại nhất của quân đội Pháp trong những năm cuối của cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Có hệ thống phòng ngự kiên cố và đã nhiều lần diễn tập phương án phòng ngự và phản công, với sự "phối hợp tuyệt đẹp" của bộ binh, pháo binh, xe tăng và máy bay. Đến khi ta nổ súng tiến công (ngày 13-3-1954), lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã lên đến gần 12.000 tên, gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105mm (20 khẩu), 1 đại đội trọng pháo 155mm (4 khẩu), 12 khẩu cối 102mm, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng (10 chiếc), 1 đại đội xe vận tải (200 chiếc) và một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Với lực lượng trên, Pháp bố trí thành 49 cứ điểm, những cứ điểm gần nhau lại được tổ chức thành cụm cứ điểm (trung tâm đề kháng). Tập đoàn cứ điểm có 8 trung tâm đề kháng và được chia thành 3 phân khu. Phân khu trung tâm là phân khu quan trọng nhất, nằm giữa Mường Thanh, chiếm gần 2/3 lực lượng với 5 trung tâm đề kháng, bao bọc lấy cơ quan chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng, phòng ngự ở hướng Bắc. Phân khu Nam có một trung tâm đề kháng, phòng ngự từ phía Nam.

Pháo binh địch được bố trí thành 2 căn cứ: một căn cứ ở Mường Thanh và một căn cứ ở Hồng Cúm. Đại đội xe tăng được bố trí ở phân khu trung tâm (7 chiếc) và phân khu Nam (3 chiếc). Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ còn được trang bị nhiều vũ khí, phương tiện hiện đại khác (súng phun lửa, mìn napan, mìn điện, kính hồng ngoại ngắm bắn ban đêm…) và đã sử dụng hơn 3.000 tấn dây thép gai để tạo thành những "rừng rào cản" nhiều kiểu, chằng chịt, thay cho những rừng cây xanh đã bị địch phá trụi.

Với lực lượng đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự, vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh và tận dụng được lợi thế của địa hình, bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương coi Điện Biên Phủ là một "pháo đài không thể công phá" và tin chắc "sẽ gây cho Việt Minh một thất bại nghiêm trọng" ở đây. Nhiều quan, tướng Pháp, Mỹ đến thăm quân đội đồn trú ở Điện Biên Phủ đã nói: "Đây là một Véc-đoong ở châu Á", "Đây là một hình thức phòng ngự rất mạnh, ngay trong đại chiến thứ hai cũng không sánh kịp", "Đây sẽ là tử địa nếu cộng sản dám đụng đến"… Đờ Cát-xtơ-ri nhiều lần huênh hoang tuyên bố: "Mục đích của Điện Biên Phủ là để nghiền nát ý muốn điên rồ của Việt Minh".

Bằng sự chủ quan, kiêu ngạo ấy, ngày 3-2-1954, giặc Pháp đã rải truyền đơn, thách ta đánh Điện Biên Phủ và đã phải chuốc lấy thất bại lịch sử.


Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương, các khu vực thuộc địa ở Châu Phi của Pháp và buộc nước này rút ra khỏi Đông Dương. Đến năm 1967, Pháp đã phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.

20 tháng 3 2019

Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường. Quân đội Pháp muốn quyết chiến trận cuối cùng để đè bẹp quân chủ lực của ta.

Được sự "đầu tư", chi viện , giúp sức tối đa của Mỹ, thực dân Pháp đã nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm rất mạnh. Phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm là hình thức phòng ngự mới nhất và hiện đại nhất của quân đội Pháp trong những năm cuối của cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Có hệ thống phòng ngự kiên cố và đã nhiều lần diễn tập phương án phòng ngự và phản công, với sự "phối hợp tuyệt đẹp" của bộ binh, pháo binh, xe tăng và máy bay. Đến khi ta nổ súng tiến công (ngày 13-3-1954), lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã lên đến gần 12.000 tên, gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105mm (20 khẩu), 1 đại đội trọng pháo 155mm (4 khẩu), 12 khẩu cối 102mm, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng (10 chiếc), 1 đại đội xe vận tải (200 chiếc) và một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Với lực lượng trên, Pháp bố trí thành 49 cứ điểm, những cứ điểm gần nhau lại được tổ chức thành cụm cứ điểm (trung tâm đề kháng). Tập đoàn cứ điểm có 8 trung tâm đề kháng và được chia thành 3 phân khu. Phân khu trung tâm là phân khu quan trọng nhất, nằm giữa Mường Thanh, chiếm gần 2/3 lực lượng với 5 trung tâm đề kháng, bao bọc lấy cơ quan chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng, phòng ngự ở hướng Bắc. Phân khu Nam có một trung tâm đề kháng, phòng ngự từ phía Nam.

Pháo binh địch được bố trí thành 2 căn cứ: một căn cứ ở Mường Thanh và một căn cứ ở Hồng Cúm. Đại đội xe tăng được bố trí ở phân khu trung tâm (7 chiếc) và phân khu Nam (3 chiếc). Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ còn được trang bị nhiều vũ khí, phương tiện hiện đại khác (súng phun lửa, mìn napan, mìn điện, kính hồng ngoại ngắm bắn ban đêm…) và đã sử dụng hơn 3.000 tấn dây thép gai để tạo thành những "rừng rào cản" nhiều kiểu, chằng chịt, thay cho những rừng cây xanh đã bị địch phá trụi.
Với lực lượng đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự, vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh và tận dụng được lợi thế của địa hình, bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương coi Điện Biên Phủ là một "pháo đài không thể công phá" và tin chắc "sẽ gây cho Việt Minh một thất bại nghiêm trọng" ở đây. Nhiều quan, tướng Pháp, Mỹ đến thăm quân đội đồn trú ở Điện Biên Phủ đã nói: "Đây là một Véc-đoong ở châu Á", "Đây là một hình thức phòng ngự rất mạnh, ngay trong đại chiến thứ hai cũng không sánh kịp", "Đây sẽ là tử địa nếu cộng sản dám đụng đến"… Đờ Cát-xtơ-ri nhiều lần huênh hoang tuyên bố: "Mục đích của Điện Biên Phủ là để nghiền nát ý muốn điên rồ của Việt Minh".

Bằng sự chủ quan, kiêu ngạo ấy, ngày 3-2-1954, giặc Pháp đã rải truyền đơn, thách ta đánh Điện Biên Phủ và đã phải chuốc lấy thất bại lịch sử.
Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương, các khu vực thuộc địa ở Châu Phi của Pháp và buộc nước này rút ra khỏi Đông Dương. Đến năm 1967, Pháp đã phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.

18 tháng 3 2019

sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lê Nin và trở thành motoj người cộng sản là:

A. ủng hộ quốc tế cộng sản.

B.thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

C.tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

D.thành lập hội cách mạng thanh niên

18 tháng 3 2019

Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lê Nin và trở thành motoj người cộng sản là:

A. Ủng hộ quốc tế cộng sản.

B.Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

C.Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

D.Thành lập hội cách mạng thanh niên

17 tháng 3 2019

Nguyên nhân của sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản ở VN năm 1930 là:

- Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng lẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.

- Yêu cầu đặt ra cho cách mạng VN phải thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành 1 Đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng

17 tháng 3 2019

Nhận xét:

-Ta đã chủ động tạo ra thời cơ và mau lẹ nắm lấy thời cơ, buộc chủ lực địch phải chấp nhận quyết chiến sớm hơn 1 năm so với kế hoạch ban đầu, trên 1 chiến trường bất lợi cho chúng.

-Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch đã chứng minh quyết tâm và chiến lược của ta là đúng đắn.

-Quân ta có cách đánh thích hợp.

-Ngoài trận địa bộ binh, ta còn xây dựng trận địa vững chắc, có hầm ẩn nấp cho pháo binh trên các sườn núi, sườn đồi, kết hợp với nhiều trận địa giả.

-Chúng ta đã làm cho Điện Biên Phủ trở thành một trong những trận đánh quyết định của mọi thời đại.