K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2017

các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn, nằm ở ven bờ biển Địa Trung Hải, nên đất canh tác ít, lại khô cứng, chỉ thích hợp với các loại cây lưu niên, nhưng bù lại, ở đây lại thuận lợi để phát triển nghề Thủ công nghiệp và hàng hải. Nơi đây có các hải cảng thuận lợi cho việc buôn bán hàng hoá.

16 tháng 9 2017

Nguyên nhân ra đời nghệ thuật kiến trúc :

- phương Đông : do uy quyền của các nhà vua nên ở phương Đông thường xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ

- phương Tây : Do nhu cầu thờ phụng thần linh và nhu cầu của vua chúa, tôn giáo, trình độ xã hội.

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Do thủy lợi,… người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành nhu cầu sản xuất và trị thủy.
b. Sự phát triển của các ngành kinh tế
- Nông nghiệp tưới nước, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa, trong đó nông nghiệp tưới nước là ngành kinh tế chính, chủ đạo đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
- Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV- III trước Công nguyên.
Những tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông: Vua-> Quý tộc -> Nông dân công xã
-> Nô lệ.
3. Xã hội có giai cấp đầu tiên
- Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại “cái cũ”, vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác như đi lính, xây dựng các công trình.
- Quý tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
- Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm các việc nặng nhọc va hầu hạ quý tộc Cùng với nông dân công xã, họ la tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại
- Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi, các liên minh bộ lạc liên kết với nhau -> Nhà nước ra đời để điều hành, quản lý xã hội. Quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại.
- Vua dựa vào bộ máy quý tộc và tôn giáo để bắt mọi người phải phục tùng, vua trở thành vua chuyên chế.
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao (tự coi mình là thần thánh dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc), và giúp việc cho vua là một bộ máy quan liêu thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

=>Hình thành các kiến trúc cổ đại đồ sộ.

4 tháng 9 2017

Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng:

*Sáng tạo chữ viết:
Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má…) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình.

Người ta đã tìm thấy ở Tây Á hình vẽ một con thuyền, ba Mặt Trời và ba con hươu nằm dưới chân người. Bức vẽ muốn kể lại một cuộc đi săn bằng thuyền ở ven sông trong ba ngày và săn được ba con hươu.

Về sau, để diễn tả linh hoạt, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý cũng chưa tách khỏi chữ tượng hình và thường được ghép với một thanh để biểu thị tiếng nói có âm sắc thanh điệu của con người.

Những chữ này được viết trên giấy làm bằng vỏ cây pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Ở Ai Cập, người ta đã tìm được nhiều “tờ giấy” pa-pi-rút như thế, có “tờ” dài tới 40m; còn ở Lưỡng Hà, khi khai quật thành Ni-ni-vơ, người ta đã tìm được một thư viện lớn có chứa tới 22000 “cuốn sách” bằng đất nung.

Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển.

*Thiên Văn:
Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ.

*Toán Học:
Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp. Người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học. Họ biết làm các phép tính với số thập phân.

*Kiến Trúc:
Sự phát triển của toán học đã giúp cho cư dân phương Đông có thể tính toán, xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ trong lịch sử. Tiêu biểu nhất của loại công trình kiến trúc này là các Kim tự tháp ở Ai Cập. Được xây dựng từ rất sớm (vào khoảng thiên niên kỉ III trước Công nguyên), các Kim tự tháp ở Ai Cập đến nay vẫn làm cho hàng triệu du khách đến đây phải choáng ngợp bởi các hình khối hùng vĩ của nó, có tháp cao gần 150m (bằng toà nhà 50 tầng); còn các tháp hình núi nhọn, cao nhiều tầng ở Ấn Độ lại làm cho người ta phải kinh ngạc bởi nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ trên các bức phù điêu, tạo nên một phong cách nghệ thuật kiến trúc Hinđu độc đáo.
*Văn học:
Sử thi, thần thoại, kịch thơ độc đáo

4 tháng 9 2017

Giá trị: hình thành nhà nước mặc dù ở mức độ sơ khai, nhưng điều đó chứng minh văn minh xã hội loài người, một bước để tiến đến xã hội ngày nay

-nền văn minh nông nghiệp phát triển rực rỡ đặc biệt ở các khu vực đông nam á với việc trồng lúa nước và ngũ cốc

-chữ viết một trong những nơi xuất hiện sớm nhất có thể nói Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam nói lên việc phát triển xã hội và truyền đạt kiến thức từ đời này đến đời sau

-nền GD của các nước phương Đông đã phát triển từ lâu đây là một thành tựu quan trọng bặc nhất của loài người

-Các giáo như phật giáo, đạo giáo phát triển mạnh mẽ và sự đúng đắn của nó đến thế kỉ 21 thế kỉ của khoa học nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển tốt, giá trị sâu sắc

Những công trình còn tồn tại: kim tự tháp,vạn lý trường thành...

29 tháng 8 2017

- Vì Nguyên tắc vàng trong xã hội thị tộc: Của chung, việc chung, làm chung, thậm chí là ở chung một nhà-> Đại đồng trong thời kỳ mông muội. HĐ: Làm việc cá nhân.

- Nguyên tắc đó rất cần thiết trong ngày nay vì trong tương lai chúng ta có thể XD đại đồng trong thời văn minh: Con người có trình độ văn minh cao và quan hệ cộng đồng làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

29 tháng 8 2017

+Công cụ :

-Sử dụng đá có sẵn làm công cụ lao động .

-Ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm , biết chế tác công cụ lao động -->đồ đá cũ sơ kỳ .

-Biết giữ lửa và lấy lửa , làm chín thức ăn , cải thiện căn bản đời sống .

+Biết:

-Ghè hai rìa của mảnh đá làm cho gọn và sắc hơn để làm rìu, dao, nạo.

-Làm lao bằng xương cá ,cành cây .

-Chế tạo cung tên là thành tựu lớn trong quá trình chế tạocông cụ và vũ khí .

+Thức ăn tăng lên – thức ăn động vật .

+Cư trú “nhà cửa”

Dó là Thời đồ đá mới : dao , rìu , đục được mài nhẵn , khoan lỗ hay có nấc để tra cán .Biết đan lưới đánh cá , làm đồ gốm ( bình bát, vò ).

Tham khảo nha

28 tháng 8 2017

Câu 1 :

- Xã hội phong kiến lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế
- Sự xuất hiện các công trường thủ công - nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
- Xã hội phân hóa và mâu thuãn sâu sắc: Giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn muón bảo vệ quyền lợi bản thân và duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, trong khi tầng lớp tư sản ngày càng giàu có và bị những chính sách phong kiến ràng buộc, hạn chế phát triển
----> Cách mạng tư sản bùng nổ.

28 tháng 8 2017

- Chế độ phong kiến kìm hãm nặng nề sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp.

- Cuộc khủng hoảng tài chính làm cho mâu thuẫn xã hội thêm sâu sắc và là nguyên nhân trực tiếp chính làm cho cách mạng bùng nổ.

=>Cách mạng tư sản bùng nổ.

22 tháng 8 2017

di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở đâu ?

A.núi đọ (việt nam)

B.đông và nam phi

C.giava inđônêxia

D.bắc kinh (trung quốc)

26 tháng 8 2017

di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở

D.bắc kinh (trung quốc)