K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2017

1 Quy luật "cá lớn nuốt cá bé", "nước mạnh hiếp nước yếu" đã được thể hiện trong hàng mấy nghìn năm lịch sử. Tùy theo mỗi giai đoạn lịch sử, hình thức của việc Xâm lược cũng có biến đổi khác nhau.

2. Nguồn tài nguyên dồi dào

Nói đến tài nguyên, Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, đó cũng chính là miếng mồi ngon mà Trung Quốc và các nước phương Tây nhắm đến. Các nước muốn chiếm hữu nguồn tài nguyên, vơ vét để làm giàu cho chính quốc gia của mình.

3. Vị trí địa lý chiến lược

Việt Nam được xem là cửa ngõ của Đông Nam Á, việc xâm chiếm nước ta là một bước tiến quan trọng trong việc xâm chiếm toàn bộ Đông Nam Á. Chúng dùng nước ta làm căn cứ, bàn đạp để đánh sang Lào và Campuchia, điều này thể hiện rõ ở kế hoạch tấn công Lào và Campuchia trong thời kỳ đế Quốc Mỹ ở Việt Nam, từ đó là thôn tính cả Đông Nam Á.

17 tháng 9 2017

Công cụ kim khí đã mở ra một thời đại mới mà tác dụng và năng suất lao động của nó vượt xa thời đại đồ đá. Đặc biệt là công cụ bằng sắt thì không có một công cụ đá nào có thể so sánh được. Nhờ có đồ kim khí, nhất là sắt, người ta có thế khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cày sâu cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đón" thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài và bản thân việc đúc sắt cũng là một ngành sản xuất quan trọng bậc nhất.

Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong sản xuất. Lần đầu tiên trên chặng đường dài của lịch sử loài người, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa.


hihi

17 tháng 9 2017

Cảm ơn bn nhưng mk hỏi đó là đối vs sự phát triển của việt nam ngày nay cơ

16 tháng 9 2017

a, Điều kiện tự nhiên:

- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở lưu vực những dòng sông lớn: Ai Cập (sông Nin), Trung Quốc (Hoàng Hà, Trường Giang)...

- Có nhiều diện tích đất đai để canh tác, đất mềm tơi xốp, phù sa màu mỡ, mưa đều đặn theo mùa...

b, Những tác động:

* Sự hình thành nhà nước:

- Thời gian hình thành sớm: khoảng thiên niên kỉ IV – III trước Công nguyên. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất canh tác màu mỡ... chỉ cần công cụ gỗ, đá, đồng cũng tạo nên mùa màng bội thu -> sản phẩm dư thừa -> tư hữu xuất hiện -> xã hội phân chia giai cấp -> nhà nước được hình thành...

- Quy mô quốc gia: do lãnh thổ đồng bằng rộng lớn, tập trung đông dân cư... nhà nước xuất hiện với quy mô quốc gia rộng lớn...

* Sự phát triển:

- Kinh tế: Do điều kiện tự nhiên tác động, kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, các nghề thủ công bổ trợ cho nông nghiệp...

- Chính trị: Từ nền kinh tế chính là nông nghiệp, nên quyền lực tập trung trong tay tầng lớp quý tộc thị tộc cũ gắn với ruộng đất. Đứng đầu là một ông vua chuyên chế... gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

- Văn hóa:

+ Từ nền kinh tế nông nghiệp: cư dân cổ đại phương Đông đã tính lịch theo mùa vụ (nông lịch). Họ tìm hiểu về trời, đất, mây mưa... thiên văn học ra đời.

+ Nhà nước hình thành, nhu cầu quản lí hành chính, ghi chép (số liệu ruộng đất, thuế má...) nên chữ viết xuất hiện. Để mô phỏng theo sự vật: chữ tượng hình ra đời...

+ Toán học: do nhu cầu tính toán về diện tích ruộng đất, xây dựng các công trình...

+ Các công trình kiến trúc: thể hiện cho uy quyền của nhà vua, các công trình được xây dựng đồ sộ, trường tồn...

16 tháng 9 2017

Khởi Nghĩa Lam Sơn khi nước nhà bị quân thù chiếm đóng. Đây là một cuộc khởi nghĩa nông dân,cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước nổi lên để giành lại đất nước. Còn cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa lớn trong lịch sử,lôi cuốn được đông đảo nông dân tham gia.lần đầu tiên nông dân đã làm nên lịch sử của riêng mình
từ một cuộc khởi nghĩa trong địa bàn nhỏ hẹp phong trào đã phát triển nhanh chóng,sức mạnh của phong trào nông dân đã đánh bại các thế lực phong kiến,phá vỡ xu hướng cát cứ.tạo tiền đề cho sự thống nhất về mặt nhà nước(mặt nhà nước được thống nhất vào thời gia long 1802)

14 tháng 9 2017

Trả lời:

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
- Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 9 2017

Hệ quả:

_ Sự phân bố dân cư không đồng đều

_ Ô nhiễm môi trường

_ Xã hội hình thành 2 giai cấp, 2 giai cấp này mâu thuẫn gay gắt .

3 tháng 1 2018

-Trước cách mạng công nghiệp( giữa thế kỉ XVIII):

+ Anh là một nước nông nghiệp lạc hậu: ở Anh lúc đó chỉ có một số trung tâm sản xuất thủ công.

+Anh có 4 thành phố trên 50000 dân.

+Ở Anh lúc đó chưa có đường sắt.

-Sau cách mạng công nghiệp( nửa đầu thế kỉ XIX):

+Xuất hiện vùng công nghiệp mới bao trùm nước Anh.

+Xuất hiện các trung tâm khai thác than đá.

+Có 14 thành phố trên 50000 dân.

+Có mạng lưới đường sắt nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp...

14 tháng 9 2017

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/434014.html bạn có thể vào đây tham khảo

14 tháng 9 2017

Những người có địa vị cao trong nhà nước hay trong xã hội đều cho rằng " Mình là người có địa vị thì đương nhiên sẽ có quyền được cai quản những người có vị trí thấp hơn mình " , dẫn đến sự tham muốn sở hữu thật nhiều nô lệ và của cải . Nhưng lại nghĩa rằng bản thân mk không phải làm gì cả chỉ cần có nô lệ . ....