K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2020

- Giờ cao điểm là:

+ Là khoảng thời gian tiêu thụ, sử dụng điện nhiều nhất trong ngày (nghỉ ngơi, giải trí, và mọi hoạt động khác).

+ Giờ cao điểm dùng điện trong ngày từ 18 giờ đến 22 giờ.

- Đặc điểm giờ cao điểm:

+ Điện năng tiêu thụ lớn trong khi khả năng cung cấp điện của nhà máy điện không đáp ứng đủ.

+ Điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện.

- Ví dụ: Vào giờ cao điểm:

+ Sự phát sáng của đèn điện tối hơn.

+ Tốc độ của quạt chậm hơn.

+ Thời gian đun sôi của bếp điện lâu hơn.

6 tháng 6 2020

cảm ơn

4 tháng 6 2020

b) Cấu tạo

Cấu tạo nồi cơm điện gồm có 5 bộ phận chính:

  • Vỏ nồi-Như là một lớp vỏ bọc bên ngồi nồi cơm điện, thường được làm bằng nhựa, một số được làm bằng thép không gỉ. Công năng của vỏ nồi:

- Giữ và giúp nhiệt độ ổn định trong lúc nồi đang hoạt động nấu, cũng như giữ ấm tốt hơn.

- Bảo toàn các bộ phân ở bên trong nồi cơm, cũng như giữ an toàn cho người sử dụng.

- Một tính năng khác cũng không kém phần quan trọng, đó là vỏ nồi có họa tiết bên ngoài, thẩm mỹ được bắt mắt đến người mua.

+ Nắp nồi:

- Loại nắp rời: dễ vệ sinh, lau chùi, nhưng đây là loại thoát nhiều hơi nước trong lúc nấu, điều này khá nguy hiểm đến trẻ em trong nhà.

- Loại nắp gài: Khá khó vệ sinh, nhưng bảo đảm an toàn hơn. Ngoài ra, bạn có thể chọn loại tháo rời mặt trong được, để tiện cho việc vệ sinh nồi cơm điện.

  • Thân nồi:

- Giữ vai trò rất quan trọng, bảo vệ xoong tránh khỏi sự va đập từ bên ngoài. Là bộ phận giữ nhiệt chính giúp câm được ấm.

- Hiện nay, nồi cơm điện điện cải cách hiện đại hơn, thân nồi sẽ thường có 3 lớp.

+ Lớp trong cùng được tiếp xúc xoong có tác dụng tỏa nhiệt tạo sức ấm đều cho xoong.

+ Lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt, có nhiệm vụ quan trọng là giữ nhiệt cho nồi cơm.

+ Cuối cùng là lớp vỏ nồi – lớp ngoài cùng, thường được trang trí nhiều họa tiết làm đẹp vẻ ngoài cho nồi cơm, làm từ thép chống gỉ và chịu nhiệt tốt.

  • Mâm nhiệt:

- Để cơm trong nồi được chín thì mâm nhiệt là bộ phận tạo nhiệt chính cho nồi cơm điện.

- Một mâm nhiệt điện đạt tiêu chuẩn cần phải có các rãnh truyền nhiệt, giúp truyền nhiệt đều dưới đáy xoong. Nhờ vậy, cơm sẽ được chín đều. Với thiết kế bám sát xoong, mâm nhiệt tạo nên hiệu suất nấu cơm cao hơn.

  • Xoong:

Là một bộ phận trực tiếp nấu cơm. Đến hiện nay, thiết kế xoong có nhiều thay đổi. Xoong nhẹ hơn, được làm từ hợp kim nhôm nhẹ hơn, tính chịu nhiệt tốt hơn. Và được phủ lớp chống dính, giúp bạn nấu cơm sẽ không bị dính nồi, hạt cơm đều hơn và dễ dàng cọ rửa sạch sẽ.

Bộ phận điều khiển: Gắn liền với nồi cơm là bộ phận điều khiển, sử dụng rất đơn giản, dung rơ le để chuyển đổi chế độ từ nấu sang giữ ấm. Bộ điều khiển có lựa chọn: nấu hoặc giữ ấm.

2 tháng 5 2022

ủa như cnay là các bp luôn rui, 3 bp chính thôi ạ

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Để đề phòng xảy ra tai nạn điện chúng ta phải thực hiện những hành động nào sau đây: A. Xây nhà gần xát đường dây dẫn điện cao áp. B. Dùng bút thử điện kiểm tra vỏ của đồ dùng điện trước khi sử dụng. C. Lại gần chỗ dây dẫn điện có điện bị đứt rơi xuống đất. D. Thay bóng đèn mà không cắt công...
Đọc tiếp

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Để đề phòng xảy ra tai nạn điện chúng ta phải thực hiện những hành động nào sau đây:

A. Xây nhà gần xát đường dây dẫn điện cao áp.

B. Dùng bút thử điện kiểm tra vỏ của đồ dùng điện trước khi sử dụng.

C. Lại gần chỗ dây dẫn điện có điện bị đứt rơi xuống đất.

D. Thay bóng đèn mà không cắt công tắc.

Câu 2. Giờ cao điểm dùng điện trong ngày là:

A. Từ 6 giờ đến 10 giờ B. Từ 1 giờ đến 6 giờ

C. Từ 18 giờ đến 22 giờ D. Từ 13 giờ đến 18 giờ

Câu 3. Cách xử lí nào là đúng nhất để tách nạn nhân ra khỏi tủ lạnh?

A. Dùng tay trần kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh.

B. Gọi người khác đến cứu

C. Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh

D. Rút phích cắm điện (nắp cầu chì hoặc ngắt aptomat).

Câu 4. Người ta thường dùng đèn huỳnh quang hơn đèn sợi đốt vì:

A. Tiết kiệm điện, tuổi thọ cao B. Tiết kiệm điện, ánh sáng liên tục

C. Ánh sáng liên tục, tuổi thọ cao D. Tất cả đều đúng.

Câu 5. Máy sấy tóc là đồ dùng điện loại gì?

A. Đồ dùng loại điện - nhiệt. B. Đồ dùng loại điện - cơ.

C. Đồ dùng loại điện - nhiệt và điện - cơ. D. Đồ dùng loại điện - quang.

Câu 6. Công tắc là thiết bị dùng để:

A. Đóng mạch điện. B. Đóng cắt mạch điện với I < 5A

C. Cắt mạch điện. D. Đóng cắt mạch điện với I > 5A

Câu 7. Trên một nồi cơm điện ghi 220V, ý nghĩa của số liệu kĩ thuật đó là:

A. Điện áp định mức của nồi cơm điện. B. Công suất định mức của nồi cơm điện.

C. Cường độ định mức của nồi cơm điện. D. Dung tích soong của nồi cơm điện.

Câu 8. Tất cả các đồ dùng điện nào dưới đây đều là đồ dùng loại điện - cơ:

A. Bàn là, quạt điện, bếp điện. B. Quạt điện, máy xay sinh tố, máy giặt.

C. Bàn là, bếp điện, động cơ điện. D. Bàn là, ấm điện, bếp điện, nồi cơm điện.

Câu 9. Dây đốt nóng của bàn là điện được làm bằng vật liệu:

A. Niken-crom B.Vonfam C. Vonfam phủ bari oxits D. Fero-crom

Câu 10. Công tắc điện được mắc :

A. Tất cả các ý trên B. Song song với tải

C. Trước cầu chì. D. Trên dây pha

Câu 11: Để đề phòng tai nạn điện ta phải:

A. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện.

B. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sữa chữa điện.

C. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 12: Đồ dùng điện nào sau đây không phù hợp với điện áp định mức của mạng điện trong nhà:

A..Bàn là điện 220V – 1000 W

C.Nồi cơm điện 110V – 600 W

A. Quạt điện 220 V – 30W

D. Bóng đèn 220V – 100W

Câu 13: Đèn huỳnh quang tiêu thụ và biến đổi điện năng thành năng lượng nào?

A. Nhiệt năng. B. Quang năng. C. Cơ năng. D. Nguyên tử.

Câu 14: Năng lượng đầu ra của bàn là điện là gì?

A. Điện năng. B. Quang năng. C. Nhiệt năng. D. Cơ Câu 15: Ưu điểm của đèn sợi đốt là:

A.Tiết kiệm điện năng. B. Tuổi thọ cao.

C. Phát sáng liên tục. D. Hiệu suất phát quang.

Câu 20: Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng.

A

B

1. Aptoma là thiết bị dùng để

2. Công tắc là thiết bị dùng để

3. Phích cắm điện và ổ điện là thiết bị dùng để

4. Bóng đèn điện là đồ dùng biến điện

5. Động cơ điện là thiết bị dùng để

6. Máy biến áp là thiết bị dung để

A. Điện năng thành điện quang

B. Tự động ngắt mạch khi quá tải hoặc ngắn mạch

C. Biến đổi điện áp

D.Biến đổi điện năng thành nhiệt năng

E. Đóng cắt mạch điện

F. Lấy điện sử dụng

G.Biến điện năng thành cơ năng

0