K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời :

Nếu sai thì thui nha !!!!

_Chuột điếc là chuột hư tai . Hư tai = Hai tư

Vậy đàn chuột có 24 con . Vì chuột có 24 con mà có 1 mk con voi nên voi hoảng sợ.

19 + 5 + 2005 = 2029

25 + 12 + 2004 = 2041

_quá sai rồi_bn nào tl ik mk k

29 tháng 3 2019

chị học ở THPT ạ ?? 

29 tháng 3 2019

18 + 2+ 12+ 2+ 14+ 2+ 25+ 12+ 2002= 2089

e kb với chị rồi

29 tháng 3 2019

Tham khảo:

Xã hội ngày nay không ngừng phát triển và ngày càng hiện đại về cuộc sống vật chất và tinh thần. Các quốc gia trên thế giới đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị , đối ngoại… Nhưng ngoài những khía cạnh đó điều quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu chính là phát triển nền giáo dục quốc gia, bởi đây chính là nhân tố quyết định đến sự hưng thịnh, bền vững của một đất nước, thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên. Chính vì thế mà N.Mandela- vị anh hùng giải phóng dân tộc của Nam Phi đã có một câu nói khá nổi tiếng mà theo tôi đó chính là chân lý:

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”

Nhìn vào câu danh ngôn này ta có thể nhận ra ý nghĩa giáo dục là vô cùng quan trọng bởi không có nó thì có lẽ xã hội loài người không thể nào có được sự phát triển vượt bậc như bây giờ. N.Mandela là một nhà cách mạng, nhưng ông đã sớm nhận ra rằng ở một đất nước như Nam Phi nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung khi mà nền giáo dục chưa tốt, ý thức dân tộc còn kém thì mọi cuộc cách mạng đều khó có thể thành công hoặc nếu như có thì cũng chỉ là thành công tạm bợ, nhất thời và không bền vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rằng “một dân tộc dốt chính là một dân tộc yếu” mà nếu “ Dốt thì dại, dại thì hèn” khó có thể mà chống chọi lại một lực lượng đông đảo giặc ngoại xâm hung tàn, thủ đoạn. Cho nên chỉ có giáo dục mới làm thay đổi nhận thức của nhân dân, mới mang đến cho họ một cuộc sống mới và một thế giới mới.

Giáo dục có thể hiểu như là một công cụ mà các lớp người đi trước dùng để truyền đạt và gửi gắm những mong muốn và kỳ vọng vào những tầng lớp trẻ sau này là tương lai là sức mạnh của một quốc gia. Giáo dục trước hết góp phần hình thành nhân cách của con người làm cho chúng ta có thể nhận thức được thiện, ác, đúng, sai, biết sống có đạo đức và hành xử đúng đắn theo những chuẩn mực đạo lý của xã hội.Cho dù là ở đất nước nào đi nữa nền giáo dục luôn hướng con người sống đẹp và nhận thức được những gì bản thân cần phải làm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đất nước mình sinh ra. Giáo dục không chỉ gói gọn trong khuôn khổ nhà trường mà còn có xã hội chính là “trường đời” sẽ mang đến cho mỗi con người những bài học cuộc sống vô cùng quý giá. Như vậy mục đích quan trọng của nền giáo dục chính là hướng chúng ta học làm người, sống có ích, biết cống hiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Giáo dục bên cạnh tác động thay đổi được nhận thức, thì việc mang đến tri thức và sự hiểu biết cho con người chính là một vai trò to lớn có thể thay đổi được bộ mặt của xã hội. Thử hỏi nếu như không có giáo dục thì làm sao có những ngành khoa học và nghệ thuật phát triển như ngày nay, làm sao chúng ta được thừa hưởng những thành tựu phát minh vĩ đại làm thay đổi cả thế giới. Con người có nhận thức thì xã hội mới văn minh, con người có học vấn thì xã hội này mới phát triển và đổi mới. Nếu không có giáo dục thì làm sao chúng ta có được những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, những nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi để phát minh ra những cái mới để phục vụ con người. Chúng ta thử tưởng tượng một xã hội không có giáo dục thì xã hội ấy sẽ đi về đâu? Chắc có lẽ xã hội ấy sẽ đắm chìm trong bóng đêm u tối, con người trong xã hội sẽ sống mãi trong lầm than cơ cực, đói nghèo, lạc hậu.

Ta hãy nhìn vào Nhật Bản một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tàn phá của chiến tranh thế giới, luôn hứng chịu những hậu quả tồi tệ bởi thảm họa động đất, sóng thần.. thế nhưng họ đã vươn lên phát triển mạnh mẽ nhờ những cải cách lớn về chính sách quản lý, coi con người chính là vốn quý nhất trong công cuộc phát triển đổi mới quốc gia. Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng, quan tâm và đầu tư cho ngành giáo dục nước nhà, là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới. Chính nền giáo dục hiệu quả đã giúp nước Nhật từ một nước chịu nhiều thiệt hại chiến tranh, thiên tai đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai trên thế giới khiến tất cả các quốc gia khác phải thán phục. Như vậy nếu giáo dục là một vũ khí lợi hại đã thay đổi được cả Nhật Bản, như vậy chẳng phải nếu được mọi quốc gia chú trọng phát triển chẳng phải nó sẽ thay đổi được cả thế giới hay sao?

Như vậy dù bất kỳ thời đại nào chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò to lớn của giáo dục, nó thật sự là là “vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”. Câu nói của N. Mandela chính là chân lý là kim chỉ nam cho mọi quốc gia đang trên đà xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị…phải biết lấy giáo dục làm nòng cốt để đào tạo nên những con người ưu tú biết cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đối với mỗi sinh viên nhận thức được ý nghĩa câu danh ngôn này phải càng ra sức phấn đấu không ngừng học tập nghiên cứu trở thành những con người đủ đức đủ tài góp phần đưa đất nước phát triển vươn xa ra tầm thế giới.

30 tháng 3 2019

Từ xưa đến nay, sự phát triển của xã hội, của con người về mọi mặt từ vật chất đến tinh thần, đều không thể thiếu vai trò của giáo dục. Giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy xã hội tiến lên. Chính vì vậy mà N.Mandela có một câu nói khá nổi tiếng: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới".

Câu nói trên của N.Mandela là một chân lí. Để thấy rõ chân lí này, trước tiên la phải hiểu giáo dục bao gồm những phạm trù nào? Vì sao giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới?

Giáo dục là môt lĩnh vực vô cùng rộng lớn bao gồm giáo dục nhân cách làm người, làm cho con người chúng ta nhận thức được cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác, cái chính, cái tà để từ đó chúng ta sống một cuộc sống thật sự có ý nghĩa, hợp với đạo lí làm người, góp phần làm cho cuộc sống xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Ví dụ như tổ tiên ta ngày trước đã giáo dục con cháu truyền thống yêu nước qua truyện Thánh Gióng, qua những áng thơ văn bất hủ như Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi..., giáo dục niềm tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc bằng truyện Con rồng cháu tiên, giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau giữa những người dân trong một nước trong những câu ca dao, tục ngữ như:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Chính nhờ sự giáo dục này mà dân tộc ta đã giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, đánh thắng những kẻ thù xâm lược, giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử từ xưa đến nay và cả đến mai sau. Bên cạnh giáo dục truyền thông yêu nước, ông cha ta còn dạy cho ta đạo lí làm người, dạy ta phải biết hiếu thảo với cha mẹ để giữ trọn đạo làm người:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

Bên cạnh đó, ông cha ta còn dạy bảo chúng ta phải biết “tôn sư trọng đạo", phải ghi nhớ công ơn thầy cô, “một chữ cũng thầy, hai chữ cũng thầy", cha mẹ muốn con mình hay chữ thì phải biết kính yêu thầy cô:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy

Chính nhờ sự giáo dục đó mà xã hội Việt Nam có một nền tảng đạo lí khá chắc chắn, sâu đậm.

Giáo dục còn mang lại cho con người biết bao tri thức về các ngành nghệ thuật và khoa học. Không có giáo dục thì làm sao con người chúng ta có được những ngành nghệ thuật (văn chương, âm nhạc, hội họa, điêu khắc...) và những ngành khoa học (toán học, hóa học, vật lí học, y học, sinh học, thiên văn học, dịa chất học...) phát triển như ngày hôm nay được. Giáo dục là cái máy cái đẻ ra những cái máy con. Sự phát minh ra dòng điện, bóng đèn điện, vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình, máy vi tính... không phải đã làm thay đổi thế giới đây ư? Nó đã làm cho cuộc sống của chúng ta văn minh hơn, chúng ta lao động được nhẹ nhàng hơn, những con người trên trái đất gần nhau hơn. Sự phát triển của y học đã làm cho những bệnh nan y ngày trước như bệnh lao phổi, bệnh đậu mùa... ngày nay không còn đáng lo nữa. Sự phát triển của ngành sinh học như công nghệ cấy ghép, lai tạo giống, biến đổi gen đã tạo ra biết bao nhiêu loại cây trồng có năng suất cao gấp bao nhiêu lần ngày trước, đem lại nhiều lương thực, thực phẩm cho xã hội, làm cho cuộc sống của con người nông dân ngày càng no ấm hơn. Tất cả những sự biến đổi của thế giới ấy đều từ giáo dục mà ra.

Hơn nữa, cũng nhờ có giáo đục mà chúng ta ngày hôm nay mới hiểu được văn chương, nghệ thuật, lịch sử, địa lí, văn học, kinh tế, chính trị... của các nước trên thế giới để chúng ta học tập được cái hay, cái đẹp của họ nhằm được phục vụ cho đất nước, làm cho đất nước ngày càng thêm giàu, thêm đẹp hơn.

Tóm lại, câu nói của N.Mandela là một chân lí, đúng là: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng làm thay đổi cả thế giới". Nếu không có giáo dục thì làm sao chúng ta có được một nền văn minh, làm sao chúng ta được những giáo sư, bác sĩ, kĩ sư, những nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi để phát minh ra những cái mới để phục vụ con người. Chúng ta thử tưởng tượng một xã hội không có giáo dục thì xã hội ấy sẽ đi về đâu? Chắc có lẽ xã hội ấy sẽ đắm chìm trong bóng đêm u tối, con người trong xã hội sẽ sống mãi trong lầm than cơ cực, đói nghèo, lạc hậu.



28 tháng 3 2019

giải thích theo khoa học hay cổ tích vậy? để mik còn biết mà làm

kiểu j nó trẻ con 1 chút ?giúppppppp

25 tháng 3 2019

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiếnThế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến rộng lớn và gây tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại.[1]

Nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước Versailles, đại khủng hoảng,chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai cuộc thế chiến thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.[2]

Chiến sự xảy ra tại khắp các khu vực: Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, phần lớn Đông Ávà Đông Nam Á. Trong đó, chiến sự có quy mô lớn nhất, số người thiệt mạng nhiều nhất diễn ra ở khu vực Đông Âu giữa Liên Xô (một nước thuộc khối Đồng Minh) và phe Trục (gồm Đức Quốc Xã và 8 nước chư hầu của Đức). Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 (theo giờ Berlin, còn theo giờ Moskva là ngày 9 tháng 5) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã chết do cuộc chiến này (con số thương vong vẫn tiếp tục được nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng củaĐức Quốc xã (Holocaust). Trong số thương vong, 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô từ 23 tới 27 triệu người chết, trong khi theo tỷ lệ dân số là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh[3]).

Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa...

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai khối: một phía chịu ảnh hưởng của phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước đồng minh của Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch gây ảnh hưởng chính trị thông qua các viện trợ kinh tế mang tên Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước chủ nghĩa cộng sản đồng minh của Liên Xô. Hoa Kỳ liên kết đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi Liên Xô liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau Thế chiến thứ II. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã dân chủ hóa nước này. Trong khi đó, do hậu quả của nội chiến, Trung Quốc tồn tại hai nhà nước: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan.

25 tháng 3 2019

nguyên nhân là do kinh tế bị sụp đổ nên họ bắt đầu tạo ra các thế lực chia rẽ và xâm chiếm giành lấy tài nguyên để giải quyết khó khăn  chủ nghĩa phát xít bao gồm Đức Quốc Xã,  Phát Xít ý  và Đế Quốc NHật Bản đã xâm chiếm gần cả thế giới và cuối cùng bị quân đồng minh Anh, Pháp , Mỹ, Nga tấn công giành lại hòa bình thế giới. Cuộc chiến gây ra hơn 60 triệu người chết 

 Tui bít thế thui 

25 tháng 3 2019

Y đô nhí ??? 

25 tháng 3 2019

có ai giải đc ko?

24 tháng 3 2019

cs chuyện j ko

nói nghe cái này có liên quan đến bạn và.......................

24 tháng 3 2019

giúp mình với

9 tháng 12 2020

em ko bít

nhưng em ko có ý gì đâu ạ

24 tháng 3 2019

NGười bình thường là người không có ván đề

Người có vấn đề là người không bình thường 

#Rin 

24 tháng 3 2019

người bình thường không sao

người có vấn đề bị 1 thứ gì đó