K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2019

- Các cặp hình ảnh đối xứng: bướm lả- ong lơi; lá gió – cành chim; dày gió- dạn sương; bướm chán- ong chường; mưa Sở- mây Tần; gió tựa- hoa kể

→ Hình thức góp phần nổi bật thân phận bẽ bàng của người kì nữ, cảm giác đau đớn xót xa của nhân vật

- Tiểu đối trong khuôn khổ 1 câu thơ: khi tỉnh rượu- lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm – bốn bề trăng thâu

→ Nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật hay cái mênh mông của không gian

- Đối xứng giữa 2 câu lục bát: tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương xót thân phận của nhân vật

    + Đối lập giữa êm đềm – hiện tại đầy nghiệt ngã: phong gấm rủ là – tan tác như hoa giữa đường

    + Nêu ra nghịch cảnh: Kiều phải tiếp khách làng chơi thâu đêm suốt sáng, sự xót xa tủi nhục >< “mặc người mưa Sở mây Tần”

10 tháng 3 2018

Đoạn trích chia thành 3 phần:

- Phần 1 ( 4 câu đầu): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh, tình cảnh trớ trêu của Kiều

- Phần 2 (8 câu tiếp): tâm trạng cô đơn, chán ngán của Kiều khi phải sống ở lầu xanh

- Phần 3 (còn lại) Nguyễn Du dùng cảnh vật để diễn tả tâm trạng cô đơn, đau khổ

19 tháng 8 2017

- Hình thức lời Kiều nói với Thúy Vân. Lắng nghe kĩ sẽ thấy như Kiều đang nói với chính bản thân mình, có lúc nói với Kim Trọng

- Việc chuyển đối tượng thể hiện khả năng nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng nhân vật

- Đối thoại với Thúy Vân

    + Dùng từ “cậy” và “chịu” cùng cử chỉ “lạy” Kiều coi việc em nhận lời là một sự hi sinh của em, nên Kiều đã “lạy” lấy sự hi sinh ấy

- Thúy Kiều tâm sự, giãi bày với em để em hiểu hoàn cảnh của nàng bấy giờ

- Kiều an ủi, động viên em và nhắc tới tình nghĩa chị em, thân thiết để nhờ cậy em

→ Nguyễn Du để Kiều thể hiện bằng ngôn ngữ lí trí, Kiều đưa ra lập luận vừa có lí, vừa có tình, khẩn thiết khiến Vân không thể từ chối

- Với bản thân

Tâm trạng Kiều trải qua những giằng xé mâu thuẫn, đau đớn khi phải trao kỉ vật cho Thúy Vân

    + Từ “của chung” thể hiện mâu thuẫn, xót xa trong lòng Kiều khi nghĩ tới tình cảm với Kim Trọng

    + Kiều rơi vào tuyệt vọng, đau thương, nàng nghĩ tới cái chết vì nỗi đau xa lìa người yêu

Đối thoại với Kim Trọng trong tưởng tượng, lời tâm sự chưa nhiều mâu thuẫn

    + Khát vọng giữ tình yêu mãnh liệt trước hiện thực phũ phàng

Hai câu thơ cuối là lời gọi Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng

23 tháng 7 2017

Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết.

- Khi thuyết phục em nhận lười trao duyên, Kiều lấy cái chết làm lời ủy thác

- Sau khi trao kỉ vật, Kiều nghĩ tới cái chết

- Kiều liên tưởng bản thân mình giống với Đạm Tiên, dự cảm trước cái chết của mình

→ Tiếng nói của Kiều là tiếng nói thương thân, phận, của một người con gái tha thiết với tình yêu nhưng bị chia cắt đành “đứt gánh tương tư”

- Kiều nghĩ tới cái chết và thấy cuộc đời đầy dãy oan nghiệt.

29 tháng 4 2017

Nguyễn Du khắc họa nhân vật Kiều trong tình huống éo le, việc phải lựa chọn giữa “hiếu” với “tình”

    + Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Vân

    + Về mặt tình cảm, nàng yêu tình yêu sâu sắc, mãnh liệt

Kiều thuyết phục Vân nhận lời, trong lòng Kiều vẫn không ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn

Mâu thuẫn giữa tình cảm với lí trí chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến

- Kiều hành động thiên về bổn phận nên khi phải từ bỏ tình yêu, Kiều day dứt, đau đớn

- Thúy Kiều cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách trong sáng, đẹp đẽ của nàng.

31 tháng 5 2018

Khi trao duyên, Kiều hồi tưởng lại đêm thề nguyền thiêng liêng và những kỉ vật

→ Kỉ vật, kỉ niệm nào cũng phong kín và in hẳn tình nghĩa sâu nặng của Thúy Kiều

- Kiều sống trong hồi ức đẹp nên càng thấy xót nên thấy xót xa, đau đớn khi mọi thứ chia lìa

- Những kỉ niệm, kỉ vật in hằn trong tâm hồn Kiều cho thấy tình cảm Kiều dành cho Kim không phai.

7 tháng 2 2018

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả : Mảnh hồn thơ trong trẻo giữa các nhà thơ trước Cách mạng tháng Tám, có nhiều bài thơ viết về thiên nhiên.

- Giới thiệu tác phẩm : Viết năm 1939

- Khái quát : Bài thơ là tiếng lòng trong sáng, những kí ức và hình ảnh tươi đẹp về quê hương của tác giả - một người con xa quê.

2. Thân bài

Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ :

- Bài thơ có trình tự giống như một chuyến hành trình cùng ra khơi đánh cá với những người dân chài.

- Con thuyền ra khơi, hùng dũng và đẹp đẽ chinh phục thiên nhiên.

- Đoạn thơ thứ ba, tư của bài là bức tranh quê miền biển buổi sáng đón đoàn thuyền chài trở về trong an lành, bội thu và vẻ đẹp khỏe khoắn của người ngư dân.

- Khổ thơ cuối : Nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả Tế Hanh được bộc lộ một cách trực tiếp và sâu sắc

3. Kết bài

- Suy nghĩ của em về hình ảnh đẹp của quê hương tác giả được miêu tả qua bài thơ.

- Cảm nghĩ về tình yêu quê hương da diết, hồn thơ trong trẻo và tinh tế của Tế Hanh.

21 tháng 1 2018

1. Mở bài

- Giới thiệu câu chuyện không thể nào quên: “Bố của Xi-Mông”.

- Ấn tượng khái quát: câu chuyện là sự tủi hờn, khó khăn của một cậu bé từ nhỏ đã không có bố, mang tính nhân đạo sâu sắc.

2. Thân bài

- Tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện

- Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Cậu sống thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

- Cậu bé phải chịu đủ mọi lời trêu chọc từ đám bạn, khi bị ức hiếp thì chỉ biết bỏ chạy

- Xi–mông quá buồn và định tự tử

- Bác Phi–lip đã an ủi và nhận làm bố của Xi-mông.

- Từ đó, Xi–mông tự hào và đầy hãnh diện khi gặp đám bạn.

- Nêu cảm nghĩ về:

    + Hoàn cảnh sống của nhân vật:

Cuộc sống đáng thương của Xi-mông và mẹ

Môi trường sống khiến cho Xi-mông càng thêm buồn và đau khổ (Cậu đến trường và bị bọn trẻ "xua đuổi", bị đánh tơi tả)

    + Nhưng cung bậc cảm xúc của Xi-mông:

Sự tuyệt vọng, phải tìm đến cách tự tử của Xi-mông

Niềm vui và hạnh phúc vỡ òa của Xi-mông khi được bác Phi-líp nhận làm con

Sự hãnh diện, tự tin và vui vẻ trước đám bạn của Xi mông khi đã có bố

    + Sự quan tâm, sẻ chia của bác Phi-líp (Bác Phi-líp an ủi và che chở cho Xi-mông như thế nào?)

    + Cảm nhận về tinh thần nhân đạo của tác giả

3. Kết bài

- Suy nghĩ của em về câu chuyện

- Tình cảm của em dành cho nhân vật.

26 tháng 3 2017

1. Mở bài:

Nêu cảm nghĩ chung về sự hồi hộp, niềm vui và hạnh phúc khi được trở thành một học sinh THPT.

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ trước khi nhập học:

    + Nhớ lại lần đầu tới trường, hay những lần khai giảng năm học trước

    + Bước vào trường THPT có gì khác biệt: hồi hộp, tự hào(bản thân trải qua kì thi đầy thử thách, thấy mình đã lớn và trưởng thành hơn).

- Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường:

    + Miêu tả khái quát khung cảnh trường (mới lạ, rộng rãi, sạch đẹp, có nhiều bồn hoa, cây cảnh đẹp…).

    + Gặp gỡ, làm quen với thầy cô và các bạn mới (thầy cô, bạn bè đều là những người chưa quen ; cảm giác ban đầu xa lạ nhưng lại như có một sợi dây gắn kết vô hình, tạo sự gần gũi).

    + Phân chia lớp, phòng học và các bạn mới

- Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên:

    + Lời thầy Hiệu trưởng (dõng dạc, nghiêm trang, đầy giục giã).

    + Lời phát biểu cảm nghĩ của một học sinh mới (gây ra niềm đồng cảm, xúc động ra sao?).

- Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên:

    + Mới đầu còn đôi chút lạ lẫm, ngượng ngùng

    + Về sau, cả lớp hào hứng hòa nhập nhanh chóng

    + Buổi học qua nhanh nhưng để lại nhiều ấn tượng.

(chú ý miêu tả tiết học môn gì, thầy/cô giáo và bài giảng có sự hấp dẫn lôi cuốn như thế nào?)

3. Kết bài:

- Cảm giác vui vẻ, có chút gì đó khó tả.

- Trong lòng có sự tin tưởng sẽ sớm gần gũi, hòa nhập với việc học tập và tham gia phong trào của lớp, gắn bó với các bạn và môi trường học tập mới.

16 tháng 9 2019

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về người định miêu tả, nêu cảm nghĩ.

- Nêu rõ mức độ gắn bó với người thân đó.

2. Thân bài:

- Giới thiệu sơ qua về tuổi tác, công việc đã từng làm, nơi sống, … của người thân.

- Ngoại hình, dáng vẻ:

- Tinh cách

- Thói quen

- Tình cảm, cách thể hiện sự quan tâm, yêu thương với những người thân khác trong gia đình

- Ấn tượng, kỉ niệm đặc biệt của bản thân với người thân đó

3. Kết bài

Nêu cảm xúc, suy nghĩ với thân.

- Ví dụ: Dàn ý cho bài viết về bà.

1. Mở bài:

- Công việc của bố mẹ phải thường xuyên phải công tác, nên khi còn nhỏ, bố mẹ cho tôi về ở với bà nội.

- Cuộc sống tuổi thơ của tôi gắn bó bên bà, …

2. Thân bài

- Giới thiệu chi tiết: bà tôi đã gần bảy mươi tuổi.

- Dáng vẻ bề ngoài: Bà tôi lưng hơi còng, nhưng vẫn còn nhanh nhẹn; khuôn mặt rất hiền từ và một cặp mắt rất ấm áp.

- Tính cách:

    + Hiền từ, dịu dàng, không bao giờ quát mắng nặng lời.

    + Bà chăm sóc tôi rất chu đáo

- Thói quen:

    + Bà thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố.

    + Kho tàng truyện cổ tích của thì vô cùng phong phú.

    + Bà thuộc cả cuốn Truyện Kiều, nói đó là cuốn sách gối đầu giường.

    + Bà hay kể chuyện, giọng kể chuyện ấp áp, êm ru của bà bên tai đưa tôi vào những giấc ngủ êm đềm với bao nhiêu giấc mơ tốt đẹp.

- Tình cảm, cách thể hiện sự quan tâm, yêu thương với những người thân khác trong gia đình: Bà luôn lo lắng cho bố mẹ đi công tác xa; có gì cũng muốn dành dụm cho con cháu; không muốn để bố mẹ biết những khó khăn ở nhà mà phải lo lắng.

- Ấn tượng, kỉ niệm đặc biệt của bản thân với người thân đó: Bà đã cho tôi một tuổi thơ thật diệu kì và đặc biệt là đã nuôi dưỡng tình yêu, niềm say mê với môn Văn của tôi.

3. Kết bài

Nêu cảm xúc, suy nghĩ về bà:

    + từ hào, luôn muốn gắn bó.

    + Giờ không còn được ở với bà nữa thì luôn nhớ thương, mong được về quê nhiều để gặp và ở bên bà.