K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2022

tham khảo

Đọc đoạn trích “Bầy chim chìa vôi”, ta thấy một nhân vật Mon sống tình cảm, biết yêu thương và quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Qua sự việc mưa to, nước dâng cao ngoài bãi sông đã bộc lộ tính cách yêu thương động vật của Mon. Sự lo lắng của em được thể hiện rõ nhất thông qua cuộc trò chuyện với anh Mên: “Thế cái bãi cát đã ngập chưa?”, “Em sợ những com chim chìa vôi non bị chết đuối mất” và em đã mất ngủ vì lo lắng cho những chú chim. Tình yêu động vật của em cũng được bộc lộ qua việc em lấy trộm con cá của bố rồi thả nó xuống sông, rủ anh Mên mang tổ chim vào bờ. Như vậy, Mon là cậu bé sống tình cảm, có tình yêu thương sâu sắc với động vật và thế giới tự nhiên.

22 tháng 10 2022

Tham khảo 

Trong văn học , có rất nhiều bài thơ hay viết về mẹ nhưng mỗi lần đọc bài thơ "Mẹ" của nhà thơ Đỗ Trung Lai em lại vô cùng xúc động trước hình ảnh về mẹ và tình cảm của người con - nhân vật trữ tình dành cho mẹ . Ngay khổ thơ đầu , tác giả đã so sánh "mẹ" với "cau" - cau là hình ảnh loài cây quen thuộc ở mỗi làng quê gắn liền với thói quen ăn trầu của bà , của mẹ . Tác giả so sánh " Lưng mẹ còng rồi " mà " Cau thì vẫn thẳng " , "cau ngọn xanh rờn " - "mẹ đầu bạc trắng" khiến em cảm nhận được thời gian đã lấy đi thanh xuân của mẹ để vun đắp cho tuổi trẻ của con . Hai câu thơ " Một miếng cau khô / Khô gầy như mẹ " tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh ví mẹ như miếng cau khô gầy gợi hình ảnh mẹ già tóc bạc , lưng còng , sức sống héo hắt và niềm rưng rưng đau xót của người con . Lời tự vấn " Sao mẹ ta già ? " là 1 câu hỏi tu từ chứa chất bao cảm xúc lo lắng của người con về tuổi già và sự ra đi của mẹ . Bài thơ khép lại với hình ảnh " Mây bay về xa " để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh , trăn trở về tình cảm của con với mẹ : Yêu thương , nuối tiếc , xót xa . Bài thơ khiến cho em thấy yêu , kính trọng , biết ơn mẹ hơn . Em thấy mình cần phải chăm chỉ học tập hơn để mẹ vui lòng .

23 tháng 10 2022

tk

Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã để lại cho em nhiều cảm xúc sâu lắng qua bài thơ "Mẹ". Mẹ với tấm lưng nhỏ bé trái ngược với hình dáng cây cau trong vườn "Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng" làm con càng thêm đau xót. Theo dòng chảy của thời gian, cây cau ấy ngày càng lớn cao nhưng mẹ của con lại "ngày một thấp". Con nhớ những ngày thơ bé, miếng cau bổ tư vẫn mẹ vẫn móm mém nhưng hôm nay miếng cau ấy bổ thành tám miếng nhỏ mà "Mẹ còn ngại to!". Nhìn miếng cau khô quen thuộc, con lại liên tưởng đến bóng hình mẹ già đi mỗi ngày "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ". Chứng kiến mẹ thêm già yếu, con lại thấy quặn thắt, trầm mặc trong lòng mà đôi tay run run "nâng" với cả tấm lòng kính trọng. Nhưng cuối cùng, đứng trước khuôn mặt quen thuộc đang mất đi sức xuân ấy, con "không cầm được lệ". Câu hỏi tự vấn "Sao mẹ ta già?" như càng khẳng định sự bất lực, đau xót khi không thể níu kéo dòng thời gian đang trôi để níu kéo mẹ ở lại bên con mãi mãi. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ đối lập cùng biện pháp so sánh "Khô gầy như mẹ" đã khắc họa chân thực hình ảnh người mẹ. Qua đó, bài thơ đã nói lên sự vất vả, tần tảo của cuộc đời mẹ, đồng thời khẳng định tình yêu thương sâu sắc mà con dành cho mẹ.

23 tháng 10 2022

Bài thơ "Ông Đồ" của tác giả Vũ Đình Liên

     Đọc bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên em vô cùng ấn tượng với hình ảnh ông đồ - lớp nhà nho xưa. Ông đồ xuất hiện vào mỗi dịp tết đến, xuân về, bên hè phố với mực tàu, giấy đỏ để viết câu đối. Ông được mọi người trọng dụng, ngưỡng mộ "tấm tắc ngợi khen" bởi những nét chữ của ông như "phượng múa rồng bay". Từ láy "tấm tắc" và phép so sánh gợi cho ta về một đôi bàn tay tài hoa và cốt cách của ông, sự thán phục của mọi người. Thế nhưng năm tháng trôi đi, ông đồ vẫn ngồi đấy, bên hè phố khi hoa đào nở nhưng người qua đường dường như không ai  để ý đến ông. Ông đồ trở nên lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời "giấy đỏ buồn" "mực đọng trong nghiêng sầu". Nỗi buồn của ông thấm vào cả đồ vật, giấy và mực đều mang nỗi buồn của ông. Và khung cảnh cũng héo úa, tàn tạ "lá vàng rơi" "mưa bụi bay". Người buồn thì cảnh cũng buồn. Khép lại bài thơ là câu hỏi tu từ "Những người muôn năm cũ  Hồn ở đâu bây giờ?", câu hỏi tu từ này không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc, toát lên niềm thương cảm về lớp nhà Nho danh giá một thời bị lãng quên. Hình ảnh ông đồ trong bài thơ gợi nhắc ta niềm trân trọng, tự hào, giữ gìn văn hóa dân tộc.

23 tháng 10 2022

Bài thơ "Tiếng gà trưa" của tác giả Xuân Quỳnh

Bạn Tham Khảo:

Bài "Tiếng gà trưa" là tiếng nói trái tim chân thành ấy. Bằng lời thơ năm chữ giản dị gợi cảm tác giả đã đưa bạn đọc đến với những hoài niệm tuổi thơ thắm tình bà cháu hòa trong tình yêu đất nước quê hương. Đoạn thơ trên là đoạn thơ tiêu biểu của bài thơ cảm động ấy cho ta đến với âm thanh tiếng gà quê hương trong cảm nhận của người chiến sĩ trên đường hành quân. Với giọng thủ thỉ tâm tình, lời thơ gợi sự việc rất bình thường thú vị: Trên đường hành quân, lúc tạm nghỉ chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ bỗng nghe được âm thanh tiếng gà nhảy ổ “Cục... cục tác cục ta”. Đó là âm thanh thân thuộc, bình dị của làng quê, tiếng gà đã gợi trong lòng người chiến sĩ bao cảm xúc: anh cảm thấy cái nắng trưa trở nên xao động “Nghe xao động nắng trưa” thấy đôi chân như bớt phần mỏi mệt “Nghe bàn chân đỡ mỏi”, khơi dậy  kí ức tuổi thơ trong lòng người chiến sĩ  “Nghe gọi về tuổi thơ”. Với hình ảnh ngôn ngữ chân thực, giản dị, nghệ thuật điệp ngữ điệp từ  “nghe”, điệp cấu trúc câu “nghe…”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy người lính là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có tình yêu làng quê thắm thiết, sâu nặng. Anh lắng nghe tiếng gà quê hương đâu chỉ bằng thính giác mà bằng cả cảm xúc, tâm hồ tiếng gà quê hương như có sức mạnh diệu kì tiếp thêm cho người lính niềm tin, sức mạnh vượt qua khó khăn, sẵn dàng dấn thân vào cuộc chiến vì nền độc lập, tự do của tổ quốc.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!- Cụ bán rồi?- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích.

2. Tìm những chi tiết thể hiện nhân vật lão Hạc. Qua đó nêu cảm nhận của em về nhân vật.

3. Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy trong việc kể chuyện.

0
22 tháng 10 2022

cho bạn công thức viết bài văn nêu cảm nhận về bài thớ 4 hoặc 5 chữ nè =):

Lưu ý :phải đảm bảo đủ y/c hình thức 3 phần của 1 đoạn văn và sử dụng ngôi kể thứ nhất nha!

+Mở đoạn :

-Gth về tác giả và tác phẩm 

-nêu được ấn tượng,cảm xúc CHUNG NHẤT sau khi đọc 

+Thân đoạn :

-nêu được các biện pháp tu từ và nghệ thuật 

-phân tích các biện pháp nghệ thuật ,tu từ xen kẽ với nội dung , hình ảnh hay  hình tượng của khổ 

-nói được cảm xúc của mình và kể rõ đc nội dung bài thơ 

chú ý :viết từ nghệ thuất ĐẾN nội dung =3

Kết đoạn :-khẳng định lại cmar xúc của mình 

-liên hệ bản thân và ý nghĩa của bài thơ

 hihichúc cậu học tốt !!

 

 

 

 

 

21 tháng 10 2022

là điểm khi được GV hoặc các CTV tick nha 

21 tháng 10 2022

Điểm GP là điểm tick đúng của các thầy cô giáo nè, CTVVIP nè, và 3 CTV nx :)
Điểm GP sẽ làm bạn có cái "mác" ở ngay sau tên đó :D Mác càng cao càng out trình nha >:)