K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2019

Đáp án A

Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã triển khai xu hướng “hướng về châu Á” trên cơ sở một nền kinh tế phát triển nhằm tạo ra một đường lối ngoại giao độc lập, tranh thủ khoảng trống về quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực để củng cố ảnh hưởng của mình và khôi phục lại các thị trường truyền thống.

Đáp án A: Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á không phải nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” của Nhẩ Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX

Đề thi đánh giá năng lực

31 tháng 1 2017

Đáp án B

Từ năm 1973 - 1991, Nhật Bản thực hiện chinh sách đối ngoại mới. Thể hiện qua “Học thuyết Phu-cư-đa” (1977) và “Học thuyết Kai-phu” (1991). Nội dung chủ yếu của các học thuyết này là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

5 tháng 9 2018

Đáp án A

Hiện nay Việt Nam là nước nhận được viện trợ ODA lớn nhất từ Nhật Bản với khoảng trên 1,5 tỷ USD

30 tháng 4 2017

Đáp án C
Sau chiến tranh lạnh, Mĩ đã cố gắng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối. Tuy nhiên sự trỗi dậy của Nhật Bản, cũng như các trung tâm kinh tế khác như EU, Trung Quốc…lại thúc đẩy việc hình thành một trật tự thế giới đa cực

10 tháng 3 2019

Đáp án C
Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Vì con người là công nghệ cao nhất, có khả năng sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, xây dựng kinh tế- tài chính và bảo vệ an ninh quốc phòng.  Do đó Việt Nam có thể vận dụng bài học này, ưu tiên tập trung đầu tiên vào đầu tư phát triển giáo dục con người để tạo ra nguồn lực quan trọng nhất bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước

4 tháng 1 2018

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng, kiệt quệ: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật. Ở Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% só với năm 1938; Italia tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia…Tuy nhiên đến đầu những năm 50 của thế kỉ XX các nước đều đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế đất nước được khôi phục sau chiến tranh. Nguyên nhân khách quan đưa đến hiện trạng này là do các nước này đều nhận được sự hỗ trợ từ phía Mĩ: Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Mác san, Nhật Bản nhờ vào những cuộc cải cách dân chủ của quân Đồng minh (quân Mĩ)

5 tháng 10 2017

Đáp án C
Sự đối đầu Đông- Tây giữa hai phe TBCN và XHCN đã khiến nước Đức bị biến thành khu vực tranh chấp ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ. Để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn sang phía Tây, Anh, Pháp, Mĩ đã hợp nhất các vùng chiếm đóng của mình, lập nên nước cộng hòa Liên bang Đức (9-1949), dồn sức viện trợ cho Tây Đức, biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Mĩ

22 tháng 4 2018

Đáp án A

Nếu như Mĩ, Tây Âu đầu tư rất lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học thì Nhật Bản lại lựa chọn giải pháp đi tắt, đón đầu bằng cách mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật.  Đây là chính sách phát triển khoa học – kĩ thuật nổi bật của Nhật Bản.

18 tháng 4 2018

Đáp án B

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), tình hình thế giới liên tục có sự biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã đặt ra yêu cầu thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh. Nhờ sự từ điều chỉnh kịp thời (chuyển từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang chiều sâu, áp dụng những thành tựu cuộc khoa học- kĩ thuật vào sản xuất) nên Mĩ và các nước Tây Âu đạt được sự tăng trưởng khá liên tục

24 tháng 12 2017

Đáp án B

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và các nước Tây Âu đều chịu thiệt hại nặng nề và đều nhận được viện trợ từ Mĩ. Đối với Tây Âu, Mĩ viện trợ cho Tây Âu theo kế hoạch Macsan. Đối với Nhật Bản là thực hiện các cải cách về hiến pháp, các cải cách dân chủ về lao động.

Ở giai đoạn đầu Nhật Bản và Tây Âu đều liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau nhất là từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối với Mĩ của Nhật Bản và Tây Âu lại khác nhau:

- Nhật Bản: vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Sgk trang 57). Tháng 4 – 1996, Mĩ và Nhật Bản ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

- Tây Âu: (Sgk trang 50): trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

=> Như vậy, điểm khác nhau trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Tây Âu là: Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Pháp tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ, trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế